Xạ đen là loài thảo dược dùng làm thuốc được lưu truyền nhiều trong dân gian. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy loại cây này sẽ giúp cơ thể ngăn chặn những bệnh lý từ nhẹ đến nguy hiểm một cách đáng kinh ngạc. Tuy nhiên vẫn chưa ai biết được hình dáng của xạ đen vì nó xuất hiện chủ yếu tại vùng nông thôn. Bài viết hôm nay của Huong.vn sẽ cho bạn biết được cây xạ đen có mấy loại và những tác dụng của nó để mọi người hiểu rõ hơn.
Cây xạ đen có mấy loại?
Cây xạ đen là gì?
Cây xạ đen là một loại thực vật dây leo, thân gỗ, mọc thành từng bụi. Lá cây mọc so le với nhau dạng hình bầu dục, đầu nhọn và mép lá có răng cưa. Hoa xạ đen màu trắng, mọc từng chùm khi cho ra quả thì quả sẽ dạng hình trứng, màu vàng khi chín.
Tên khoa học của xạ đen là Celastrus hindsii Benth et Hook, đồng thời còn có tên gọi khác là cây quả nâu, cây dây gối, cây ung thư.
Bạn có thể tìm thấy cây xạ đen ở khắp nơi, nhưng nhiều nhất là vẫn ở các khu vực miền núi như Ninh Bình, Thanh Hoá. Vì cây sống lâu năm nên có thể thu hoạch bất cứ lúc nào, nhưng tốt nhất là đợi đến lúc cây đã già.
Các loại cây xạ đen
Xạ đen có một loại duy nhất nhưng lại có nhiều cây cùng họ như cây xạ vàng, cây xạ đỏ, cây xạ trắng,…Tất cả tương đồng về hình dáng nhưng về thành phần dược tính thấp có sự chênh lệch với nhau. Tuy nhiên theo nghiên cứu thì cây xạ đen được đánh giá cao hơn cả. Do đó cần phân biệt rõ các loại với nhau, cũng như xác định đúng đâu là xạ đen thật.
Cách nhận biết xạ đen thật
Một số người không biết cây xạ đen là gì nên khi mua thường bị nhầm lẫn với cây khác, phổ biến nhất là bị lầm tưởng với cây xạ vàng. Dưới đây là bí quyết phân biệt xạ đen thật chính xác hiện nay ở cả 2 loại tươi và khô.
Cách phân biệt:
- Xạ đen tươi: Hình dạng nhỏ, thân không có lông, lúc non thì lá đen và sau đó chuyển dần sang màu xanh. Lá dày, có răng cưa ngược hoàn toàn với cây xạ vàng có lá mỏng, mép không xuất hiện răng
- Xạ đen khô: Xạ đen thật khi được sấy khô sẽ cho ra mùi thơm đặc trưng nhưng không hề giòn như xạ vàng. Nen khi bóp mà thấy quá vụn và gãy ngay lập tức thì chứng tỏ đó là lá giả
Thành phần xạ đen
Bên trong xạ đen có 3 nhóm chất quan trọng đã được các chuyên gia nghiên cứu, gồm:
Hoạt chất polyphenol | Rutin, kaempferol 3-rutinoside, axit rosmarinic, axit lithospermic và axit lithospermic B. |
Các sesquiterpene và triterpene | 15b-tetracetoxy-8b, 9a-dibenzoyloxy-b-dihydro agarofuran (celahin D), axit glucosyringic, emarginatine E, estar agarofuran sesquiterpene, 1b, 2b, 6a, loranthol, lupenone |
Nhóm dinh dưỡng khác | flavonoid, quinon, tanin, axit amin |
Dùng Xạ Đen Có Tốt Không?
Sau quá trình nghiên cứu lâu dài, cả giới Đông Y và Tây Y đều công nhận những tác dụng của cây xạ đen.
- Xạ đen chứa hoạt chất olyphenol, quinone, flavonoid chống lại sự hình thành của các khối u. Hỗ trợ ức chế các tế bào ung thư xuất hiện và phát triển. Đồng thời kết hợp với một số hoạt chất chống oxy hóa khác giảm số lượng các gốc tự do xuống
- Đối với những bệnh nhân bị cao huyết áp thì họ cây xạ đen là vị thuốc không được bỏ qua. Vì có thể ổn định huyết áp ở người bệnh
- Thanh lọc, thải độc, chống bệnh xơ gan, viêm gan
- Chống suy nhược cơ thể, giúp giấc ngủ sâu và ngo
Hướng dẫn cách dùng xạ đen bảo vệ sức khoẻ
Xạ đen thuộc loại thảo dược nên không được xem thường. Để đảm bảo an toàn thì trước khi sử dụng cần sơ chế sạch sẽ để loại bỏ tạp chất. Đồng thời nên biết rằng, không được dùng kim loại để đựng nước từ nguyên liệu. Khi chế biến thành thuốc thì chỉ nên nấu vừa đủ để sử dụng trong ngày.
Pha trà cây xạ đen
Trà nước xạ đen thích hợp cho việc dùng vào mỗi buổi sáng. Có thể thanh lọc, thải độc và giúp gan tránh khỏi những độc tố gây tổn thương. Hạn chế uống trà vào ban đêm để đảm bảo giấc ngủ không bị ảnh hưởng.
- Bước 1: Chuẩn bị 10g xạ đen khô và bỏ vào bình
- Bước 2: Đổ nước sôi vào tráng trà qua một lượt để làm sạch nguyên liệu và giúp nước uống trong hơn
- Bước 3: Cho nước sôi vào ấm hãm trong vòng 7 phút thì mang ra sử dụng
Trong trường hợp bạn bận quá nhiều công việc thì có thể nấu hay vì pha trà. Cách làm này vô cùng đơn giản, một lần nấu cho ra nhiều nước trà nên phù hợp để sử dụng cả ngày. Chỉ cần cho xạ đen khô vào bình, nấu lên và chắt lấy nước cốt là đã có thể sử dụng.
Lấy xạ đen làm thuốc chữa bệnh
- Thuốc lợi tiểu: Hãm lấy nước 10g xạ đen, 8g kim ngân hoa
- Thuốc tăng đề kháng: Sắc 10g xạ đen, nấm linh chi, giảo cổ lam để uống
- Thuốc thải độc gan: Nấu nước xạ đen, mật nhân, cà gai leo
- Thuốc cầm máu: Giã nát lá xạ đen và đắp lên vết thương
- Thuốc trị ung thư: Sắc lấy nước 50g xạ đen, hoàn ngọc, 10g bạch liên chi
Tác dụng phụ của xạ đen
Sau khi biết được cây xạ đen có mấy loại thì bạn nên hiểu không có một loài cây nào là an toàn tuyệt đối. Trong đó xạ đen sẽ mang đến một số tác dụng phụ nếu người dùng đang cố dùng sai cách và vượt quá liều lượng cho phép. Dù không mấy quan trọng nhưng nếu dùng trong thời gian dài thì nguy cơ tử vong khá cao. Cụ thể:
Gây ngứa ngáy khó chịu
Theo nghiên cứu từ một Viện Quân y, khi dùng quá nhiều nước xạ đen cho đối tượng bị nóng gan sẽ dẫn tới triệu chứng ngứa ngáy. Vì lúc này, độc tố sẽ bị đào thải ra bên ngoài, khi thấm qua da thì khiến da trở nên dị ứng.
Biện pháp tốt nhất để tránh điều này xảy ra để thời gian cho cơ thể thích nghi. Đồng thời hạ liều lượng xạ đen xuống. Khi cảm thấy biểu hiện ngứa đã hết thì chứng tỏ gan của bạn đang khá khỏe mạnh.
Đau bụng, tiêu chảy
Một tác dụng phụ kèm theo khi dùng xạ đen không đúng cách là đau bụng, chướng bụng, đi ngoài. Điều này là do cơ thể chưa thích ứng kịp và bạn nên dùng liều lượng ít trong giai đoạn đầu, sau đó tăng dần về sau.
Một vài cơ địa còn cảm thấy bụng cồn cào, buồn nôn mỗi khi dùng xạ đen.
Chú ý khi uống nước lá xạ đen
Đối tượng không nên sử dụng
Cây xạ đen có mấy loại? Ai không nên dùng xạ đen? Những đối tượng dưới đây cần hạn chế dùng cây xạ đen để tránh tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Xạ đen có khả năng hạ huyết áp ở người bị huyết áp cao nên hoàn toàn không có lợi cho đối tượng bị huyết áp thấp. Tác hại gây ra là tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim
- Bệnh nhân bị suy thận sẽ gặp các vấn đề rắc rối như thận hư, bí tiểu vì khi uống lá xạ đen sẽ cản trở quá trình lọc máu
- Cho đến hiện tại vẫn chưa có mối nguy hiểm nào đối với phụ nữ mang thai đang dùng xạ đen. Theo nhiều người, cây thảo dược này giúp các triệu chứng khó chịu của mẹ bầu như đau nhức xương khớp, stress. Dù vậy đây là giai đoạn khá nhạy cảm nên cần chú ý cẩn thận hơn
- Đối tượng đang bị tiêu chảy không được dùng rễ cây xạ đen
Đối tượng nên sử dụng
Sau khi đã loại bỏ những đối tượng cần hạn chế dùng cây xạ đen thì còn lại là những người có thể dùng xạ đen an toàn. Trong đó có bệnh nhân ung thư đang thực hiện xạ trị, người bị viêm gan B, men gao cao và mắc gan nhiễm mỡ.
Xạ đen là cây thảo dược chứa nhiều lợi ích quan trọng cho cơ thể. Bạn nên dùng loại cây này thường xuyên để giúp cơ thể xử lý bớt các nguy cơ mắc bệnh. Và Hương.vn hy vọng những thông tin về cây xạ đen có mấy loại ở trên sẽ giúp bạn tự tin trong việc dùng xạ đen lần đầu.
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả