Từ lâu ngải cứu vốn dĩ đã được coi là cây thuốc thảo dược với nhiều công dụng dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Chúng phổ biến ở nhiều nơi, có thể mọc hoang ven đường hoặc được trồng tại vườn của nhiều nhà. Y học cổ truyền coi ngải cứu là vị thuốc thiết yếu để điều trị bệnh. Vậy cây ngải cứu trị bệnh gì? Lá ngải cứu ăn được không? Cùng Huong.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm của cây ngải cứu

cây ngải cứu
Hình ảnh cây ngải cứu

Ngải cứu là gì? 

Ngải cứu là cây thân cỏ cao dưới 1m, thuộc họ Cúc và được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như cây thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải,…Lá cây màu xanh đặc trưng dạng hình lông chim, bên dưới mặt lá được bao phủ bởi một lớp lông trắng. Hoa thuốc cứu màu vàng lục nhạt, quả bế, thuôn nhỏ. Toàn thân cây đều có mùi thơm hắc gây khó chịu cho 1 số người. 

Trong những cuốn sách cổ truyền Việt Nam, cây thuốc cứu giúp điều hòa kinh nguyệt,  giảm đau, cầm máu, an thai, sát trùng. Mặc dù là một loại thảo dược nhưng việc áp dụng sai cách sẽ gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe. 

Phân bố và cách thu hoạch 

Ở những vùng ôn đới ấm châu Âu, châu Á được cho là nguồn gốc hình thành cây thuốc cứu. Sau khi được du nhập vào Việt Nam thì nó lại được trồng nhiều trong dân gian, đặc biệt là mọc tự nhiên tại khu vực cao 800m trở lên như Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn. 

Nhờ khả năng phát triển mạnh ở nhiều nơi mà số lượng ngải cứu được thu hoạch hằng năm lên tới 1000 tấn. Thông thường thì cây được thu hoạch vào tháng 6 hằng năm, trong quá trình thu hái, người ta chỉ lấy cành và lá sau đó đem phơi khô, sao cháy, ngâm rượu hoặc ngâm mật ong. Chủ yếu là được dùng cho y học và ẩm thực. 

Cây ngải cứu trị bệnh gì?

Cây ngải cứu trị bệnh gì? 
Cây ngải cứu trị bệnh gì? 

Cây ngải cứu trị bệnh gì? Ăn ngải cứu có tốt không? Đây luôn là thắc mắc của rất nhiều người mỗi khi sử dụng loại thuốc này. Theo nghiên cứu thì nó có chứa nhiều tinh dầu, đặc biệt là các thành phần hoá học có lợi như  cholin, tetradecatrilin, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, adenin, cholin. Đây đều là những dưỡng chất có lợi mang lại nhiều tác dụng. 

Hữu ích dành cho bạn  Bột trà xanh có tác dụng gì? Sự khác nhau giữa bột trà xanh và matcha

Trị đau nhức xương khớp

Đặc trưng của thuốc cứu là tính ấm giúp thúc đẩy lưu thông khí huyết đưa máu đi khắp cơ thể. Nhờ vậy các hoạt chất giảm đau sẽ dần được xương khớp hấp thụ hỗ trợ giảm nhanh cơn đau như thoái hóa khớp, thần kinh tọa, viêm khớp dạng thấp. 

Để sử dụng hiệu quả thì bạn nên đun và lấy nước lá ngải cứu: 

  • Rửa sạch 1 nắm ngải cứu rồi giã nát lọc lấy nước cốt. Thêm vào một ít mật ong sau và sử dụng trong vòng 1-2 tuần
  • Có thể phơi khô lá ngải diệp, sắc lấy nước cốt, đến khi nước thuốc cứu chỉ còn ⅓ phần nước ban đầu. Uống ngày 3 lần trong vòng 2 tuần
  • Một cách giảm đau hiệu quả cũng khá đơn giản là chườm lá ngải cứu cùng với muối vào khu vực bị đau. Sao vàng lá thuốc, bỏ vào túi đựng, trộn thêm một năm muối hột và đắp lên da. Kiên trì thực hiện ngày 2-3 lần để mau thấy kết quả

Điều hoà kinh nguyệt 

Ngải diệp là vị cứu tinh của không biết bao nhiêu chị em phụ nữ mỗi khi đến tháng. Nó xoa dịu tình trạng đau bụng, đau lưng, giúp máu kinh ra hết và không gây tắc nghẽn bên trong đường ruột.

Có 3 cách điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc cứu:

  • Sắc lấy nước lá ngải cứu khô uống ngày hai lần liên tục trong vòng 1 tuần
  • Đun chung 500gr hương phụ và ngải diệp uống ngày 2 lần trước bữa sáng và bữa tối
  • Trộn đương quy, hương phụ, ngải diệp với giấm rồi mang phơi khô. Tán thành bột mịn nấu chung với nếp và vo thành viên uống

An thai

Phụ nữ mang thai
Ngải cứu giúp an thai

Tác dụng này cũng đang gây ra khá nhiều tranh cãi khi một số người cho rằng tính ấm của thuốc cứu không thích hợp với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên trên thực tế thì cây thuốc này sẽ hạn chế nguy cơ sảy thai cùng khả năng trị chứng vô sinh. Sau khi nhiều người áp dụng và đã thành công thì họ đã đúc kết thành 3 công thức dưới đây:

  • Thuốc trị lạnh tử cung: Tán bạch thược, đương quy, thục địa, xuyên không, hương phụ, ngải cứu, thành bột rồi pha nước uống
  • Thuốc an thai: Chỉ cần đun không lá ngải cứu với nước rồi chia nhỏ làm 3 lần uống mỗi ngày
  • Thuốc chống sảy thai: Sắc thuốc sa nhân, ngải cứu, a giao, nghệ tươi, bạch tô ngạnh, hoàng cần, tang sinh ký, đỗ trọng để lấy nước uống

Chữa lành vết thương 

Ngải cứu là gì mà lại có công dụng giúp vết thương mau lành. Các chuyên gia cho rằng thành phần dinh dưỡng của thuốc cứu có tính kháng viêm, sát khuẩn, tiêu viêm, giảm đau nên phù hợp để sơ cứu các tình huống khẩn bị rắn cắn, chảy máu. Hãy cầm máu và làm sạch vết thương để tránh nhiễm trùng bằng cách giã nát nguyên liệu và đắp trực tiếp lên vết thương hở.

Hữu ích dành cho bạn  Răng khôn là gì? Có nên nhổ răng khôn không?

Điều trị chứng biến ăn và suy nhược cơ thể

Không phải ngẫu nhiên mà ngải diệp lại được mọi người sử dụng để chế biến món ăn, đặc biệt là món gà tần thuốc bắc trứ danh. Lá ngải diệp tươi mát giúp thanh lọc, thải độc, phù hợp với nhiều đối tượng bằng việc kết hợp với gà ác, bồ câu, giò heo. Đây cũng là đáp án chính xác cho ai đang thắc mắc lá ngải cứu chữa bệnh gì. 

Công thức thực hiện: 

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm: lá ngải cứu, quả lê, kỷ tử, đương quy, gà ác, hạt sen
  • Rửa sạch tất cả nguyên liệu rồi bỏ chung vào nồi hầm 
  • Nấu đến khi sôi thì nêm nếm gia vị và tắt bếp
  • Có thể ăn liên tục 2 lần trong ngày tùy theo sở thích

Bảo vệ thận 

Ăn ngải cứu tốt cho thận
Ăn ngải cứu tốt cho thận

Nhiều người đã thử nghiệm và họ cho rằng, ăn ngải cứu liên tục trong vòng 6 tháng sẽ giúp huyết áp và nồng độ protein trong nước tiểu ở bệnh nhân bị bệnh thận IgA một cách đáng kể. Tuy nhiên điều này vẫn chưa có bằng chứng xác thực từ y học, vì vậy nên hỏi trước ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 

Đẩy lùi giun sán 

Trong cơ thể của tất cả mọi người đều có chứa giun sán nhưng chỉ khác nhau về số lượng. Loài giun này là loài có hại, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của con người. Đặc biệt là ngăn cản quá trình hấp thụ dưỡng chất vào bên trong cơ thể. 

Theo đó, bác sĩ khuyến cáo tận dụng chất thujone trong thuốc cứu để đào thải giun sán ra ngoài bằng hoạt động của nhu động ruột. 

Trị chứng dị ứng, mụn và mẩn ngứa

Nhờ có tính sát khuẩn, chống viêm nên lá ngải cứu được nhiều chị em sử dụng trong suốt quá trình làm đẹp da. Vì chủ yếu là đắp trực tiếp lên da mặt vì vậy chỉ nên dùng lá còn tươi. 

Mật ong giảm bớt vị đắng cho thuốc cứu
Mật ong giảm bớt vị đắng cho thuốc cứu
  • Cho lá ngải cứu vào nước muối ngâm 10 phút rồi rửa sạch sau đó để ráo nước
  • Lấy một nắm lá đi giã nát 
  • Sau đó đắp đều lên mặt và để yên trong vòng 15 phút 
  • Cuối cùng là dùng nước lạnh để rửa sạch lại

Không chỉ dùng cho người lớn mà có thể tận dụng để lấy nước tắm cho trẻ bị bệnh rôm sảy. 

Giúp lưu thông máu

Những bệnh nhân thường xuyên bị thiếu máu, chóng mặt  thì nên dùng ngải cứu thường xuyên. Vậy cây ngải cứu trị bệnh gì? Tại sao lại có thể trị chứng thiếu máu? Tất cả đều là nhờ khả tăng tuần hoàn máu lên não khi kết hợp với trứng của lá ngải cứu. Cách làm đơn giản mà lại kích thích được vị giác chính là làm món tráng trứng với thuốc cứu. 

  • Đập 2 quả trứng gà vào chén 
  • Rửa sạch lá ngải cứu rồi thái nhỏ để trộn với trứng gà
  • Nêm nếm gia vị và đánh đều trứng lên 
  • Bắt chảo lên bếp rồi làm nóng dầu để chiên trứng
  • Nên ăn khi còn nóng để cảm nhận được mùi thơm và ít bị đắng hơn
Hữu ích dành cho bạn  Dấu hiệu khí hư khi mang thai tuần đầu

Làm gia vị

Gà tần thuốc bắc
Gà tần thuốc bắc

Gia vị từ ngải cứu nghe có vẻ lạ nhưng lại làm tăng hương vị món ăn khá hấp dẫn. Những thành phần vốn có đã biến ngải cứu thành gia vị giàu dinh dưỡng, có thể sử dụng để nấu lẩu, nấu canh, làm gà hàm,…

Trị ho

Bài thuốc trị cảm mạo, ho, đau họng được sử dụng nhiều nhất trong dân gian chính là cây thuốc cứu. Để tăng hiệu quả thì nên kết hợp với nhiều nguyên liệu khác. 

  • Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu gồm: 500g ngải cứu, 200g lá khuynh diệp, 100g lá bưởi 
  • Bỏ chung vào nồi và đun với 2 lít nước 
  • Sôi tầm 20 phút thì tắt bếp
  • Sau đó là dùng nước nấu để xông hơi tâm 15 phút

Ngoài ra có thể kết hợp uống lá thuốc cứu để điều trị bên trong lẫn bên ngoài. 

Chống oxy hóa

Cây ngải cứu trị bệnh gì? Chất chamazulene bên trong ngải cứu hoạt động như một chất chống oxy hóa thực thụ. Chất này chủ yếu là ở lá, nhằm giúp người tiêu dùng chống bệnh ung thư, tim mạch và mất trí nhớ ở người già.

Ổn định huyết áp

Một trong những khả năng tuyệt vời mà lá thuốc cứu mang lại cho người sử dụng chính là chữa chứng hạ huyết áp. Đây giống như một phương pháp trị liệu trong y học cực kỳ hữu hiệu. Để sử dụng thì tốt nhất là nên phơi khô thuốc cứu rồi viên lại thành điếu ngải để hút. 

Các thắc mắc liên quan đến ngải cứu

Nước ngải cứu
Nước ngải cứu

Hạn chế dùng chung ngải cứu với nghệ tươi

Ngải cứu lành tính có thể kết hợp với bất kì nguyên liệu nào nhưng nghệ thì chưa chắc. Bởi lẻ đặc tính của 2 thực phẩm này được cho là tương khắc với nhau và sẽ gây ra một số rủi ro không mong muốn. Vì thế chỉ nên sử dụng chung khi có sự cho phép của các bác sĩ. 

Đối tượng không nên dùng lá ngải diệp

  • Người bị tổn thương gan như mắc bệnh viêm gan, xơ gan 
  • Phụ nữ có thai 3 tháng đầu. 
  • Bệnh nhân bị rối loạn đường ruột 

Không lạm dụng thuốc cứu thường xuyên 

Trà ngải cứu
Trà ngải cứu

Một nhóm người dùng thuốc cứu như một bài thuốc trị bệnh mỗi ngày. Nhưng đây là cách dùng hoàn toàn sai lầm. Khi được dùng quá nhiều, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng bị ngộ độc. Trong quan điểm của y học phương Tây, khi uống rượu ngải cứu, cơ thể sẽ có nguy cơ tử vong khá cao do đó tuyệt đối không được lạm dụng quá đà. 

Những thông tin trên đây là câu trả lời chính xác nhất cho bạn nào đang có thắc mắc “ cây ngải cứu trị bệnh gì”. Tuy nhiên cây thuốc thảo dược này có thể gây dị ứng, vì vậy cần thận trọng đối với cơ địa nhạy cảm. Đồng thời hãy bổ sung thường xuyên lá thuốc cứu vào bữa ăn hàng ngày để tăng cường thể lực, bổ sung năng lượng và ngăn ngừa bệnh tật. 

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top