Phụ nữ sau sinh thường gặp phải tình trạng tiểu buốt nếu không chú ý chăm sóc sức khoẻ, thậm chí điều trị sai cách. Do đó, Huong.vn đã dành bài biết này để cung cấp những thông tin hữu ích về tiểu buốt và mang đến cách trị tiểu buốt cho phụ nữ sau sinh hiệu quả.

Tiểu buốt sau sinh là gì?

Tiểu buốt sau sinh là hiện tượng vô cùng phổ biến. Nó có thể đi kèm với tình trạng bí tiểu, khiến cho các bà mẹ có cảm giác đau rát, khó chịu, châm chít mỗi khi đi tiểu và dần trở nên tự ti với chính bản thân họ.

Nguyên nhân gây tiểu buốt sau sinh

Tiểu buốt
Hình ảnh tiểu buốt ở người

Hiểu rõ nguyên nhân tiểu buốt sẽ giúp bạn tìm được cách trị tiểu buốt cho phụ nữ sau sinh hiệu quả. 

Tiểu buốt thường gặp ở các bà mẹ sau sinh. Do ở thời điểm cuối thai kỳ, đầu em bé quay xuống dưới gây áp lực và chèn lên bàng quang. 

Chứng bệnh này có thể gặp ở cả sinh thường và sinh mổ. Khi sinh thường, tầng sinh môn bị cắt, làm cho các chị em đau rát, sợ đi tiểu, dẫn đến tình trạng nhịn tiểu và tiểu buốt sau sinh. Còn phụ nữ sinh mổ phải rạch mổ ở phần tử cung để lấy bào thai, làm ảnh hưởng đến tiết niệu. Do đó họ cũng dễ bị mắc chứng tiểu buốt.

Ngoài ra, tiểu buốt còn là dấu hiệu của một số bệnh lý sau:

Do co thắt của bàng quang

Trường hợp này thường gặp ở những người đã phẫu thuật ở vùng bụng hoặc phụ nữ sau sinh. Tại vị trí phẫu thuật hình thành mô sẹo khiến các mô dính chặt với nhau. Sự dính này có thể hình thành ở bàng quang, niệu đạo hoặc tử cung, dẫn đến đau rát khi đi tiểu. Vì vậy, tình trạng tiểu buốt sau sinh có thể xảy ra.

Trong trường hợp trên, y tá hoặc bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách để tránh tình trạng này. Nếu tình trạng dính xảy ra, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi để loại bỏ chỗ dính.

Hữu ích dành cho bạn  Miệng hôi là bệnh gì? Dấu hiệu bị hôi miệng gây khó chịu

Kích ứng ở niệu đạo

Trình trạng này xảy ra trong quá trình sinh mổ, mẹ bầu sẽ được đặt ống thông tiểu. Điều này nhằm hỗ trợ mẹ bầu trong việc đi vệ sinh và tránh bàng quang không bị đầy. Ống thông tiểu sẽ được lấy ra khi thuốc gây mê hết tác dụng và khi tháo ống sẽ gây kích ứng nhẹ ở vùng niệu đạo. Người bệnh sẽ có cảm giác đau buốt và nóng rát ở vùng kín.

Nếu tình trạng kích ứng niệu đạo, tiết niệu kéo dài có thể dẫn đến tắc vòi trứng, hiến muộn, suy thận, nhiễm trùng máu..

Viêm nhiễm

viêm nhiễm thường ở phụ nữ
Phụ nữ bị viêm nhiễm

Khi sinh, người mẹ sẽ bị rạch một vết khá sâu ở tử cung để đưa con ra ngoài. Kèm theo đó là những quan niệm kiêng cữ nước từ xưa làm cho vết mổ không được vệ sinh đúng cách, dẫn đến viêm nhiễm âm đạo. Những người bị viêm nhiễm thì thường không thể tránh khỏi tình trạng tiểu buốt.

Do sa bàng quang

Sa bàng quang là tình trạng bàng quang bị lọt vào âm đạo và phình to.

Phụ nữ sau sinh sẽ không ít người không thể  tránh khỏi tình trạng này. Ngoài ra, nó có thể xảy ra ở những người: phụ nữ lớn tuổi, người bị cắt tử cung hoặc những người có nội tiết estrogen suy giảm.

Khi phụ nữ bị sa bàng quang, tiểu buốt hay thậm chí tiểu không tự chủ thì thường đau ở vùng thắt lưng và đau rát sau khi quan hệ.

Do bí tiểu

Trình trạng này thường diễn ở phụ nữ cuối thai kỳ. Trong lúc chuyển dạ, đầu em bé dần hướng xuống vùng âm đạo. Cổ bàng quang lúc này bắt đầu chịu nhiều áp lực hơn, nó trở nên nhạy cảm, dễ bị viêm nhiễm dẫn đến tình trạng bí tiểu. Khi bí tiểu kéo dài nhiều ngày sẽ gây nên khó tiểu, tiểu buốt.

Bí tiểu sau sinh ảnh hưởng như thế nào?

Buốt tiểu sau sinh gây ảnh hưởng không chỉ đến sức khoẻ mà nó còn tác động không nhỏ đến tâm lý và hoạt động hằng ngày của người phụ nữ. Chứng buốt tiểu sau sinh là một triệu chứng vô cùng nguy hiểm. Đó cũng có thể là dấu hiệu liên quan đến bàng quang hoặc âm đạo.

Tính nguy hiểm của bí tiểu sau sinh

Bí tiểu sau sinh tuy không có nguy hiểm gì lớn nhưng có ảnh hưởng không nhỏ đến các bà mẹ sau sinh. Nó tác động đến tâm lý và các hoạt động thường ngày của họ, dẫn đến tâm lý tự ti, cụ thể như: 

  • Làm mất khả năng trương lực của bàng quang.
  • Viêm nhiễm bàng quang, niệu đạo.
  • Suy giảm chức năng thận
  • Làm yếu, liệt dây thần kinh bàng quang.
Hữu ích dành cho bạn  Cách làm son gấc có màu đơn giản cho môi luôn mềm mại

Dấu hiệu nên đến gặp bác sĩ

dấu hiệu tiểu buốt thường gặp pử phụ nữ
Dấu hiệu tiểu buốt ở phụ nữ

Tiểu buốt sau sinh là hiện tượng không hiếm gặp. Bệnh này có thể hết sau một thời gian. Tuy nhiên nếu cơ thể bạn xuất hiện các triệu chứng sau thì nên nhanh chóng gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời:

  • Đau rát vùng kín
  • Tiểu buốt kèm theo máu
  • Sốt cao
  • Tiểu rắt kèm theo đau bụng
  • Nước tiểu có mùi hôi lạ
  • Dịch âm đạo tiết ra quá nhiều

Tiểu buốt sau sinh bao lâu thì hết?

Sau khi sinh, rất nhiều chị em đã thắc mắc về cách trị tiểu buốt cho phụ nữ sau sinh như thế nào để đạt hiệu quả cao? Tuy nhiên, câu trả lời phải được đưa ra trong từng trường hợp cụ thể. Thời gian của tình trạng này  thuộc vào quá trình tự chăm sóc của người mẹ.

Nếu bạn chăm sóc sức khỏe tốt và làm theo lời khuyên của bác sĩ, tình trạng đi tiểu buốt sẽ nhanh chóng biến mất. Ngược lại, nếu không quan tâm, tình trạng này sẽ kéo dài dai dẳng, gây đau nhức, thậm chí để lại nhiều hệ lụy. Ngoài ra, tùy vào tình trạng sức khỏe và nguyên nhân mà tình trạng đi tiểu buốt có thể hết nhanh hoặc lâu.

Cách trị tiểu buốt cho phụ nữ sau sinh

trị tiểu buốt cho phụ nữ
Cách trị tiểu buốt

“Cách trị tiểu buốt cho bà bầu” là vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm. Không thể phủ nhận rằng tiểu buốt ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cũng như sức khoẻ của phụ nữ. Đó là lí do họ tìm đến cách trị tiểu buốt ở phụ nữ tại nhà. 

Trị tiểu buốt ở phụ nữ bằng Tây Y:

 

Thuốc Tây Y là lựa chọn của nhiều bà bầu khi không may gặp phải tình trạng tiểu buốt. Sau đây là những loại thuốc bạn dùng chủ yếu trong quá trình điều trị:

  • Thuốc kháng sinh, chống viêm, phù nề gây áp lực bên bàng quang
  • Thuốc thúc đẩy sự co bóp của bàng quang
  • Thuốc bôi Capocaine làm tê vùng ảnh hưởng
  • Một số loại vitamin tăng cường đề kháng

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây để điều trị tiểu buốt sau sinh cho phụ nữ có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú. Vì vậy, các chị em không nên tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà. Thay vào đó, chúng ta cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ, sử dụng đúng liệu trình để chấm dứt hoàn toàn.

Hữu ích dành cho bạn  Có nên xăm môi không?Những ai không nên xăm môi

Trị tiểu buốt ở phụ nữ bằng nguyên liệu tại nhà:

 

phương pháp điều trị tiểu buốt
Phương pháp trị tiểu buốt cho bà bầu tại nhà

Để tránh tác dụng phụ của thuốc Tây đến dinh dưỡng của con từ sữa mẹ. Các mẹ bỉm sữa có thể chế biến những nguyên liệu phổ biến thành món ăn để cải thiện tình trạng tiểu buốt. Một số cách trị tiểu buốt như:

  • Bột sắn dây: Sắn dây giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan và có tác dụng tuyệt vời khi dùng điều trị buốt tiểu. Cách đơn giản là hoà sắn dây với nước ấm và có thể thêm ít đường tuỳ khẩu vị mỗi người. Mỗi ngày có thể uống 1-2ly.
  • Bí xanh: Bí xanh là thực phẩm quen thuộc của mỗi gia đình và có tác dụng đối với sức khoẻ, đặc biệt là trong quá trình điều trị tiểu buốt. Chị em có thể dùng gọt vỏ và xay cùng với 200ml nước để uống 2l/ngày. Hoặc dùng bí để nấu ăn trong bữa cơm gia đình.

Trị tiểu buốt ở phụ nữ bằng Đông Y

Đây là một trong những phương pháp được nhiều chị em ưa chuộng bởi tính an toàn. Các bài thuốc giúp bồi bổ khí huyết, cải thiện sức khoẻ và chứng tiểu buốt sau sinh ở phụ nữ. Người bệnh có thể tham khảo các liệu trình sau:

  • Liệu trình 1: 6g ngọn cam thảo, 6g mạch môn đông, 8g trúc diệp, mộc thông và sinh địa mỗi loại 4g. Đem sắc cùng 1200ml nước, đun đến khi còn 300ml thì dừng. Uống đều đặn mỗi ngày sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt.
  • Liệu trình 2: bạch thược và mã đề 8g, sinh địa, cam thảo, trạch tả 6g, trúc diệp và hoàng cầm 10g. Dùng ấm sắc cùng 1200ml nước, đun còn ¼ người bệnh chắt ra sử dụng. Dùng kiên trì mỗi ngày sẽ có kết quả nhanh chóng.
  • Liệu trình 3: hoàng kỳ và nhân sâm 12g, tang phiêu, mạch môn đông 8g, thăng ma 4g. Đem sắc cùng 100ml nước, nước cạn còn khoảng 1 bát thì dừng. Uống đều đặn mỗi ngày

Một số vấn đề cần lưu ý

Để phòng tránh chứng tiểu buốt, sau đây Huong.vn sẽ đưa ra một số lưu ý giúp cách trị tiểu buốt cho bà bầu đạt hiệu quả cao:

  • Vệ sinh âm hộ bằng nước rửa phụ khoa
  • Giữ cho vùng âm hộ luôn được khô ráo
  • Bảo vệ vết khâu tránh bị nhiễm trùng
  • Không nên nhịn tiểu do sợ đau sau sinh
  • Tập rặn tiểu theo tư thế tự nhiên
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Tập vận động từ sớm
  • Có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để nhanh chóng phục hồi sức khoẻ

Tiểu buốt là hiện tượng thường gặp trong đời sống hằng ngày, tiềm ẩn nhiều nguy cơ và biến chứng nguy hiểm. Để đảm bảo sức khoẻ không gặp vấn đề chị em cần đến bệnh viện và thăm khám cẩn thận. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp các bạn tìm ra cách trị tiểu buốt cho phụ nữ sau sinh hiệu quả. 

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top