Hôi miệng không phải là bệnh nghiêm trọng nhưng lại khiến hơi thở có mùi, cản trở quá trình giao tiếp và ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Huong.vn sẽ mách cho bạn các cách trị hôi miệng tận gốc tại nhà dứt điểm sau 1 đêm qua bài viết dưới đây.
Triệu chứng của bệnh hôi miệng
Giống như các bệnh lý thông thường khác, hôi miệng rất dễ bị phát hiện. Tình trạng này hiện nay xuất hiện tương đối nhiều, chủ yếu là do chế độ sinh hoạt và ăn uống phản khoa học. Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này, mọi người nên nghiên cứu kĩ những thông tin bên dưới để có thể phát hiện kịp thời và đưa ra phương pháp trị dứt điểm chứng hôi miệng.
Hôi miệng là gì?
Bệnh hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu, nó kéo dài dai dẳng gây ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hôi miệng và người bệnh thường khó để nhận ra bởi bản thân đã quen với mùi đó hoặc khứu giác không thể ngửi ra được. Thông thường thì mùi hôi trong khoang miệng được những người xung quanh phát hiện ra, đây cũng là lý do khiến người bệnh có cảm giác tự ti, ngại trong quá trình giao tiếp.
Dấu hiệu của bệnh hôi miệng
Để phát hiện và điều trị sớm, bản thân mỗi người cần quan sát và để ý kĩ hơn trong quá trình thay đổi của bản thân.
Dấu hiệu thường gặp của hôi miệng là cảm giác khó chịu trong khoang miệng bởi mùi hôi, ngoài ra thường thấy chua hoặc đắng miệng, tình trạng này sẽ kéo dài và dù có súc miệng thì cũng không mất đi. Mùi hôi trong miệng không cố định, nặng hoặc nhẹ theo từng thời điểm trong ngày, đặc biệt là những lúc ăn đồ ăn, uống cà phê hay hút thuốc lá. Bên cạnh đó còn kèm theo các triệu chứng như:
- Sưng chân răng, đau nhức và thường bị chảy máu.
- Răng bị sâu, lung lay.
- Răng giả bị nứt, bể gãy.
Ai thường bị hôi miệng?
- Đối tượng bị bệnh viêm xoang.
- Các triệu chứng của bệnh viêm phổi, viêm phế quản.
- Người bị đau dạ dày, trào ngược dạ dày, ung thư dạ dày
- Tắc nghẽn tá tràng.
- Suy thận giai đoạn cuối.
- Người giống một thời gian dài trong môi trường nhiễm khuẩn.
Nguyên nhân gây hôi miệng là gì?
Muốn có cách trị hôi miệng tận gốc, không để nó tái phát thì ta phải hiểu rõ được nguyên nhân gây hôi miệng, đây là yếu tố quan trọng trong việc điều trị.
Yếu tố gây hôi miệng tạm thời
Hôi miệng tạm thời là mức độ nhẹ của bệnh, hôi miệng thông quá con đường ăn uống là chính. Chỉ cần vệ sinh sạch sẽ và hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây mùi là bạn sẽ có được hơi thở thơm mát.
- Mùi hôi tạm thời do ăn các loại thực phẩm có chứa chất làm khô miệng như rượu, thuốc lá, hành, tỏi,…Khi được đưa vào miệng, chúng sẽ giải phóng amino axit chứa hợp chất sulphur. Sulphur thấm dần vào trong máu, khi đến phổi chất này sẽ giải phóng rồi bốc hơi ra ngoài.
- Tiếp theo là tình trạng hôi miệng mỗi ngày vào buổi sáng, đây là triệu chứng bình thường. Khi ngủ, miệng không sinh ra nước bọt do đó khi mới thức dậy vào sáng sớm, nước bọt trong khoang miệng rất ít làm miệng bị khô và sinh ra mùi hôi
Hôi miệng xuất phát từ bệnh lý
Hôi miệng do bệnh là trường hợp khá phổ biến. Quá trình tổn thương của các cơ quan có mối liên hệ mật thiết với khoang miệng và tác dụng khi dùng các loại thuốc điều trị làm miệng không thể nào không bị ảnh hưởng theo.
- Một số thuốc làm miệng có hơi thở khó chịu: amphetamine, chloral hydrate, các thuốc gây độc tế bào, dimethyl sulphoxide, disulfiram, nitrate và nitrite, phenothiazine.
- Chứng bệnh liên quan đến mùi hôi: trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, bệnh tiểu đường, hội chứng mùi cá ươn,…
Nhiễm vi khuẩn
Dù vệ sinh kỹ đến đâu thì ta cũng không thể nào loại bỏ hết vi khuẩn trong miệng được. Chúng thường tập trung tại các vùng ứ đọng như bề mặt lưỡi, kẽ răng…Khi có thức ăn, vi khuẩn sẽ phát hiện đối tượng, bắt đầu phân giải và làm bay màu các hợp chất sulphur.
Một số nguyên nhân khác
- Viêm nướu, viêm quanh thân răng, áp xe gây ra hôi miệng.
- Sử dụng một số loại thuốc điều trị có chứa thành phần gây mùi nặng.
- Lớp cặn lưỡi đóng quá dày do không vệ sinh sạch sẽ.
- Hôi miệng là triệu chứng thường gặp khi dùng răng giả vì mảnh vụn từ thức ăn sẽ bị mắc lại.
- Bệnh viêm tủy, viêm ổ răng khô.
Cách trị hôi miệng tận gốc tại nhà chỉ sau 1 đêm
Một trong những cách trị hôi miệng tận gốc tại nhà là tìm cách giữ cho miệng luôn thơm tho. Bên cạnh đó, phụ huynh cần tập cho con em mình những thói quen chăm sóc răng miệng ngay từ nhỏ để duy trì thói quen bảo vệ răng chắc khỏe.
Vệ sinh răng miệng mỗi ngày
Thức ăn nạp vào mỗi ngày tác động mạnh mẽ đến khoang miệng. Nếu không được vệ sinh sau ăn kỹ lưỡng sẽ hình thành các mảng bám gây hôi miệng.
Vi khuẩn trong khoang miệng sẽ nhanh chóng tìm thấy các mảnh vụn của thức ăn tại chân răng, kẽ răng và bắt đầu phân huỷ chúng. Trong suốt quá trình phân huỷ, vi khuẩn sẽ gây nên mùi hôi khó chịu.
Do đó để tiêu diệt vi khuẩn và giảm mùi hôi thì nên vệ sinh thật sạch. Tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng bằng những sản phẩm hỗ trợ như kem đánh răng, nước súc miệng,…
Hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng đúng cách:
- Súc miệng ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối (cố gắng đánh răng sau mỗi bữa ăn).
- Thay đổi bàn chải sau khi dùng được 2 đến 3 tháng để vệ sinh miệng được sạch hơn
Súc miệng hàng ngày bằng nước muối
Nhiều người thường có thói quen không uống nước sau khi ăn, đây là việc sai lầm. Bởi lẽ, uống nước sẽ giúp bạn cuốn trôi những mảng bám trên các kẽ răng. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng nước muối để súc miệng vì bên trong chứa nhiều tinh chất kháng khuẩn tốt. Súc miệng 2 lần mỗi ngày bằng nước muối giúp khử mùi hôi rất hiệu quả.
Dùng mật ong, bột quế
Mật ong khử khuẩn cộng với mùi hương dễ chịu từ quế tạo nên một bộ đôi hoàn hảo giúp hơi thở trở nên thơm mát và sảng khoái đầu óc.
Cách thực hiện:
- Trộn đều 2 muỗng cà phê bột quế với 2 muỗng cà phê mật ong vào 1 ly nước nóng.
- Để hỗn hợp nguội rồi dùng để súc miệng.
Giảm thực phẩm nặng mùi
Như đã nói ở trên, thức ăn nặng mùi là một trong những yếu tố gây ra mùi hôi tạm thời, do đó để hạn chế nguy cơ bị hôi miệng thì không nên ăn quá nhiều những loại thực phẩm này để mang lại hiệu quả tốt hơn.
Những loại thức ăn có nhiều tinh dầu như tỏi, hành, các loại thực phẩm giàu chất béo, đường sẽ để lại mùi rất lâu trong miệng. Để trị hạn chế hơi thở có mùi, bạn cần hạn chế tối đa những thực phẩm này. Nếu có sử dụng, cần phải vệ sinh kỹ càng sau khi ăn các loại thức ăn có mùi hoặc để lại mùi trong miệng.
Uống trà xanh
Trà xanh vốn nổi tiếng là nguyên liệu chứa nhiều chất chống oxy hoá. Dưới sự hỗ trợ của polyphenol có trong trà xanh, những vi khuẩn gây bệnh sẽ không có khả năng sinh sản.
Bạn nên thay thế các loại nước uống có ga bằng nước trà xanh để sử dụng hàng ngày. Bên cạnh đó nước trà nguội lại và dùng dung dịch này súc miệng sau mỗi bữa ăn.
Ngậm gừng tươi
Gừng có vị cay nồng, tình ấm, mùi thơm nên được đánh giá cao trong cách trị hôi miệng tận gốc tại nhà. Tính kháng khuẩn của gừng sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng, hơi thở của bạn cũng sẽ thơm tho hơn. Tuy nhiên vẫn có một số bạn không thể chịu được vị cay nồng của gừng nên có thể thái lát gừng thành những lát mỏng để không có mùi quá nồng. Bên cạnh cách ăn lát gừng mỗi ngày thì cũng có cách sử dụng sau đây.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chọn gừng tươi, đem rửa sạch và cạo hết vỏ.
- Đem gừng tươi xay nhuyễn và chắt lấy nước cốt.
- Bỏ nước cốt vào nồi và đun sôi cho đến khi thấy nước sủi bọt.
- Khi gừng nguội thì đảo đều trong miệng và ngậm khoảng 30 giây rồi nhổ bỏ.
Kiên trì thực hiện 1 đến 2 lần mỗi ngày thì sẽ chắc chắn ngăn chặn được các nguyên nhân gây hôi miệng rất tốt.
Ăn sữa chua
Không ai nghĩ rằng sữa chua có thể là cách trị hôi miệng tại nhà. Những thành phần lợi khuẩn bên trong sữa chua sẽ làm vi khuẩn gây mùi hôi hydrogen sulfide bị ức chế, không thể sinh trưởng.
Bên cạnh rất nhiều nghiên cứu đã nhận thấy rằng, đối tượng ăn sữa chua mỗi ngày sẽ bảo vệ được hệ tiêu hoá và đường ruột bởi nó góp phần hình thành các vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
Sử dụng chanh
Nếu loại bỏ vi khuẩn trong răng miệng mà bỏ đi chanh thì thật là thiếu sót lớn. Chanh được xem là nguyên liệu quen thuộc trong những mẹo chữa bệnh dân gian, không những chữa được bách bệnh mà loại quả này còn là thực phẩm ưa chuộng của chị em trong việc làm đẹp.
Để khử mùi hôi bằng chanh ta nên kết hợp chanh và muối với nhau. Vắt 1 quả chanh pha 1 muỗng cà phê muối để tạo thành hỗn hợp và sử dụng để chà răng trắng đều mỗi ngày.
Dùng vỏ bưởi
Bưởi là một loại trái cây giàu vitamin C có mùi vị thanh ngọt. Trong đó tinh dầu bưởi lại được nhiều người ưa chuộng với đặc tính thơm, có tác dụng khử khuẩn và khử mùi tuyệt vời. Đây cũng là lý do mà nhai vỏ bưởi sau khi ăn sẽ khử được mùi hôi miệng.
Bạn hãy rửa sạch một miếng vỏ bưởi còn xanh tươi, nhai trong vòng 5 phút và dùng nước ấm đẻ súc miệng lại.
Súc miệng với giấm táo
Giấm táo là sản phẩm lên men quen thuộc được dùng nhiều để chế biến món ăn. Hàm lượng dinh dưỡng trong loại này khá cao với các vitamin, khoáng chất, axit axetic và axit amin. Các dưỡng chất này sẽ sát trùng và lấy đi các vi khuẩn còn bu bám trong các kẽ răng.
Để giảm hôi miệng, bạn hãy pha loãng giấm với nước ấm và súc miệng 2 lần vào buổi sáng và tối.
Kết luận
Để giúp bạn tự tin và tạo được nhiều mối quan hệ hơn, chúng ta hãy cố gắng giữ răng miệng luôn được thơm tho, sạch vi khuẩn. Có thể áp dụng những cách trị hôi miệng đơn giản tại nhà như dùng chanh, mật ong, trà xanh, ngò gai,…để xử lý hôi miệng tạm thời. Tuy nhiên nếu hôi miệng do bệnh lý, chúng ta nên nhận điều trị từ bác sĩ nha khoa để trị dứt điểm.
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả