Bệnh viêm đường tiết niệu khá phổ biến, gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng đa số là ở phụ nữ. Trông có vẻ đơn giản và dễ chữa trị nhưng nó lại là bệnh lý mang đến nhiều vấn đề rắc rối cho khổ chủ, đặc biệt là rất dễ bị tái phát trở lại. Do đó để tìm ra biện pháp trị viêm đường tiết niệu tại nhà khá phức tạp, quá trình này đòi hỏi sự kiên trì cùng nhiều sự kết hợp từ sinh hoạt đến chế độ ăn uống khác.

Nếu bạn đang tìm kiếm phương pháp điều trị bệnh này thì đừng bỏ qua 10 cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ tại nhà dưới đây. 

Điều cần biết về viêm đường tiết niệu ở nữ

viêm đường tiết niệu ở nữ
Viêm đường tiết niệu ở nữ

Thường thì viêm đường tiết niệu gặp nhiều ở nữ giới, do cấu tạo của cơ quan sinh dục và cơ thể tương đối nhạy cảm của nữ giới nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Thường thì viêm đường tiết niệu có thể tự khỏi nhưng để bệnh có thể trị dứt điểm trong một lần ta phải hiểu rõ về căn nguyên của bệnh và những đối tượng nào là dễ gặp phải nhất. 

Viêm đường tiết niệu nữ là gì?

Đường tiết niệu là bộ phận đảm nhận nhiệm vụ thải nước tiểu và một số tạp chất ra ngoài cơ thể. Cơ quan này bao gồm bàng quang, thận, niệu quản. Vì tiếp xúc với các chất thừa thải và độc tố nên một khi chịu sự tác động từ vi khuẩn nó dẫn đến chứng viêm nhiễm nguy hại. 

Viêm đường tiết niệu có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, chúng xuất phát chủ yếu do thói quen vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, thói quen sinh hoạt không khoa học khiến vi khuẩn sinh sôi và kí sinh lam rộng khi không được kiểm soát tốt.

Mức độ ảnh hưởng của bệnh mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng để lâu sẽ gây ra các biến chứng nặng nề hơn. Do đó đừng chủ quan khi xuất hiện triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu thì cần chú ý kĩ hơn. 

Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu

Một số dấu hiệu cho thấy đường tiết niệu của bạn đang bị rối loạn và cần quan tâm để đưa ra phác đồ điều trị kịp thời: 

Viêm đường tiết niệu ở nữ Tiểu đêm nhiều lần, đau dữ dội vùng bụng dưới và quanh thắt lưng nhất là khi đi tiểu, nước tiểu khai nồng có màu đục
Viêm nhiễm ở nam giới Thường xuyên xảy ra tình trạng buồng tiểu nhưng đi với lượng nước tiểu rất ít, dương vật thường xuyên ra nhiều dịch bất thường, đau nóng bụng dưới
Các triệu chứng ở trẻ em Quấy khóc, nóng người, đau sốt tương tự như các dạng viêm bàng quang

Cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ tại nhà

Cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ tại nhà
Cách chữa viêm đường tiết niệu

Quan hệ tình dục không có biện pháp an toàn khiến nữ giới dễ rơi vào tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu. Thế nhưng bạn cũng không nên quá lo lắng, một khi xuất hiện các hiện tượng được nói ở trên thì cũng đừng nên vội đến bác sĩ mà hãy tự làm những cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ tại nhà dưới đây.

Hữu ích dành cho bạn  Bao nhiêu tuổi thì hết kinh nguyệt? Một số dấu hiệu sắp hết kinh chị em cần biết

Điều này rất hữu ích sẽ giúp bạn ngăn chặn kịp thời một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

Trị viêm đường tiết niệu tại nhà nhờ tỏi

Trong các cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ tại nhà thì tỏi được coi là nguyên liệu không thể thiếu. Tất cả các thành phần trong tỏi đều được chứng minh về khả năng ngăn chặn tình trạng viêm như như allicin, glycogen, fitonxit.

Hướng dẫn cách làm: 

  • Nên dùng 4 tép tỏi tươi, loại nhỏ chứa nhiều dưỡng chất
  • Lột bỏ vỏ và rửa sạch
  • Ăn trực tiếp tỏi để trị bệnh

Giấm táo 

Công dụng của giấm táo tương tự như các loại thuốc kháng sinh khác nhưng nó được mệnh danh là loại thuốc kháng sinh tự nhiên nhờ hàm lượng enzyme, Kali và khoáng chất dồi dào. Nhờ vậy những loại vi khuẩn gây bệnh mới được diệt trừ. 

Để thực hiện thành công biện pháp này nên chuẩn bị đầy đủ 2 nguyên liệu chính là mật ong và giấm. Trộn đều mật ong vào giấm táo theo tỉ lệ 2:1, sau đó pha với nước ấm để uống mỗi ngày. Bên cạnh đó, có thể tận dụng giấm táo nguyên chất pha loãng với nước để rửa sạch vùng kín. 

Dùng lá trầu không 

Lá trầu
Lá trầu có thể ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn, sát khuẩn vị trí viêm. 

Không chỉ riêng về viêm đường tiết niệu, lá trầu không được coi là kẻ địch của nhiều chứng bệnh nghiêm trọng. Tính ấm nóng của trầu có thể ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn, sát khuẩn vị trí viêm. 

  • Dùng 15 lá trầu tươi đem rửa sạch và để ráo
  • Vò nát lá trầu và cho vào nồi để đun sôi
  • Chắt lấy nước cốt, để nước bớt nóng là có thể dùng để rửa âm đạo

Nha đam 

Nha đam được coi là mẹo trị viêm đường tiết niệu tại nhà hiệu quả hiện nay. Tính kháng khuẩn, chống viêm của nha đam được các chuyên gia đánh giá cao. Đôi khi tác dụng trị viêm đường tiết niệu của nha đam còn bị nghi ngờ vì trước giờ nó chỉ là nguyên liệu nổi tiếng với công dụng dưỡng trắng, trị mụn cho da. 

Để có nhiều chất dinh dưỡng, nên chọn lá nha đam lớn, nhiều thịt. Lọc lấy phần thịt bên trong đem rửa và ngâm với nước muối để loại bỏ nhựa độc gây ngứa bên trong. Đem phần thịt xay nhuyễn lấy nước cốt để uống hàng ngày. Tuy nhiên nước này có thể tổn thương đến gan đối với những đối tượng đang bị chứng nhuận tràng. 

Dùng rau mùi tây

Rau mùi tây còn được biết đến rộng rãi với tên gọi là ngò gai. Không chỉ là loại rau quen thuộc trong mỗi bữa ăn gia đình mà nó còn được biết đến là nguyên liệu chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, làm sạch hiệu quả. 

  • Chọn một nắm rau mùi tươi đem rửa sạch
  • Đun sôi với nước để lọc uống uống liên tục  trong vòng 5 ngày/tuần
  • Hạn chế dùng với người bị chứng viêm loét dạ dày. 

Mã đề 

Mã đề ngoài vai trò là một loại rau thì nó cũng được xếp vào hàng ngũ các loại thảo dược trị bệnh hiệu quả trong dân gian. Nó hoàn toàn là bài thuốc tuyệt vời giúp lợi tiểu, giải nhiệt cơ thể. 

Công thức chế biến: 

  • Chuẩn bị tranh và kim tiền thảo để kết hợp với lá mã đề
  • Rửa sạch đem nguyên liệu đun sôi lên bếp giống như nấu rau mùi tây
  • Chắt lấy nước và để dành uống liên tục trong vòng 5 ngày 

Râu ngô 

Râu ngô
Với vị ngọt tương đối lành tính của râu ngô còn trị các biến chứng và vấn đề liên quan đến thận hư, sỏi thận

Trong tất cả các nguyên liệu còn lại thì râu ngô luôn nhận được nhiều ưa chuộng hơn. Không chỉ vì mang lại hiệu quả mà nó có mùi vị dễ uống, khá ngon thích hợp dùng cho cả trẻ em và người lớn. Ngoài giải nhiệt, với vị ngọt tương đối lành tính của râu ngô còn trị các biến chứng và vấn đề liên quan đến thận hư, sỏi thận. 

  • Tốt nhất là nên dùng râu ngô loại tươi
  • Rửa sạch đem đun sôi với nước để uống
  • Uống mỗi ngày đều đặn 2 lần, cố gắng duy trì trong 1 tuần để thấy được kết quả
Hữu ích dành cho bạn  Hướng dẫn cách nấu cháo táo đỏ cực ngon và hấp dẫn

Cây diếp cá

Rau diếp cá mang một nhược điểm có mùi vị hơi tanh nồng nên rất kén chọn. Tuy nhiên không ai có thể phủ nhận tác dụng mà loại rau này mang lại, nó có nhiều chức năng quan trọng trong việc làm đẹp da và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Diếp cá chứa nhiều thành phần có lợi được sử dụng trong đông y. 

Diếp cá có nhiều cách để sử dụng, chị em có thể giã nhỏ đắp lên vùng bị viêm hoặc xay nhuyễn ép lấy nước cốt uống mỗi ngày 1 cốc. 

Dùng trà xanh 

Chúng ta không còn bàn cãi về khả năng làm đẹp, chống oxy hóa của trà xanh. Đặc tính kháng khuẩn của nó cực kỳ cao với nhiều thành phần vitamin và tanin. Nhờ vậy đây là nguyên liệu nên sử dụng trong các cách trị viêm đường tiết niệu tại nhà. Để điều chế trà xanh thì gồm có 3 cách:

  • Đun sôi lá trà chắt lấy nước uống 1 cốc mỗi ngày
  • Lấy nước trà để xông hơi
  • Rửa sạch, đun sôi để lấy nước vệ sinh vùng kín

Rau ngải cứu

Ngải cứu được lòng rất nhiều chị em, đặc biệt trong những giai đoạn nhạy cảm của cơ thể như có kinh, đau bụng. Nó thực sự là vị thuốc chữa hàng loạt các triệu chứng như viêm bàng quan, thận hư, viêm niệu đạo,…

Lá ngải cứu
Lá ngải cứu

Cách làm vô cùng đơn giản, chỉ cần chuẩn bị đủ lá ngải cứu, rễ tranh và mật ong nguyên chất. Nấu sôi ngải cứu và rễ tranh, lấy nước cốt, để lấn át mùi vị đắng nồng của nước thì chỉ cần mỗi lần uống cho thêm một muỗng mật ong và khuấy đều. 

Viêm đường tiết niệu ở nữ uống thuốc gì? 

Bên cạnh các cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ tại nhà, hiện nay cũng có rất nhiều các loại thuốc có thể ức chế biến chứng nặng nề của vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên cần chú ý cẩn thận khi gặp phải các tác dụng phụ của thuốc có thể làm tổn hại đến các cơ quan khác. 

Nguyên tắc chọn thuốc:

  • Chọn thuốc kháng sinh dựa trên nguyên nhân sinh ra bệnh
  • Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng và biểu hiện của bệnh để xác định nên uống loại nào
  • Lựa chọn dựa vào điều kiện điều trị của mỗi bệnh nhân

Sau đây là một số loại thuốc phục hồi tổn thương ở đường tiểu mà chị em có thể tham khảo:

Thuốc Sulfamid

Sulfamid là một dạng bột có màu trắng, khó tan trong nước, nó ức chế enzym tham gia sinh tổng hợp acid folic, từ đó kháng khuẩn khá tốt nhưng tác dụng phụ của nó cũng rất dễ xảy ra bao gồm những cơn buồn nôn, đái máu, tiêu chảy, nổi mụn, vàng da,…

Thuốc Sulfamid
Hình ảnh thuốc Sulfamid

Những nhóm sulfamid phổ biến hiện nay: 

  • Loại hấp thu nhanh
  • Loại hấp thụ ít
  • Loại thải chậm
  • Loại dùng tại chỗ

Vì có quá nhiều tác dụng không mong muốn nên những đối tượng sau đây cần hạn chế sử dụng: 

  • Người bị đái tháo đường 
  • Suy thận 
  • Dị ứng với các thành phần của thuốc kháng sinh Sulfamid
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai và cho con bú
  • Trẻ em dưới tuổi vị thành niên

Cephalosporin

Cephalosporin có những tác dụng tương tự như nhóm kháng sinh trên, thường xuất hiện trong các đơn thuốc kê đơn của bác sĩ. Dù vậy nó thật sự không thích hợp dùng cho các đối tượng có tiền sử bị dị ứng. 

Hữu ích dành cho bạn  7+ Cách trị nổi mề đay tại nhà giảm ngứa tức thì 

Một số tác dụng nổi bật của Cephalosporin 

  • Hay nổi mề đay, da dễ phát ban
  • Hệ tiêu hoá bị rối loạn
  • Thiếu máu
  • Nhiễm nấm ở âm đạo

Quinolon

Cơ chế hoạt động thông qua khả năng ức chế sinh tổng hợp ADN và ARN của vi khuẩn. Nhờ vậy, về khả năng diệt khuẩn của nó cực kỳ cao tuy nhiên nếu bạn mắc bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương thì nên cẩn thận nhiều hơn. Ngoài ra, cũng chú ý với nhóm các đối tượng đang điều trị bằng thuốc glucocorticoid, nghiện rượu, nữ giới đang mang thai và trẻ em dưới 18 tuổi. 

Biện pháp phòng ngừa viêm đường tiết niệu nữ

phòng ngừa viêm đường tiết niệu nữ
Phòng ngừa viêm đường tiết niệu nữ

Để tránh những ảnh hưởng tiêu cực không nên xảy ra đối với sức khỏe cơ thể thì nên áp dụng những biện pháp phòng người đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả dưới đây. 

Không nhịn tiểu 

Tiểu đêm, đi tiểu nhiều lần khiến con người sinh ra cảm giác chán ghét, đồng thời đang bận một số công việc nào đó khiến việc đi tiểu bị trì hoãn. Điều này là hoàn toàn không nên nếu như bạn không muốn phá hư đường tiết niệu. 

Đi tiểu là hoạt động sinh lý giúp cơ thể thực hiện việc đào thải vi khuẩn, tạp chất có trong thức ăn. Do đó, nên đi tiểu mỗi khi có cảm giác buồn tiểu để ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng đường tiểu.

Dùng men vi sinh 

Men vi sinh là sản phẩm chứa hơn 200 lợi khuẩn có lợi đối với sức khoẻ và hỗ trợ thực hiện quá trình trao đổi chất, thúc đẩy chức năng hoạt động trơn tru của hệ tiêu hoá và nhiều cơ quan khác. 

Những người thường xuyên bổ sung men vi sinh sẽ chống táo bón, buồn nôn, đốt cháy mỡ thừa và thải độc vô cùng hiệu quả. 

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Không giữ vệ sinh sạch sẽ chính là những nguyên nhân gây nên hầu hết các tình trạng viêm nhiễm, nhất là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn như vùng kín. Một khi khu vực này không được tắm rửa sạch sẽ, vi khuẩn sẽ theo đó mà xâm nhập vào trong niệu đạo vào các cơ quan đường tiểu và dẫn tới nhiễm trùng.

Do đó, bạn đừng chủ quan mỗi khi vệ sinh âm đạo và hậu môn nhất là sau mỗi lần quan hệ. 

Một số biện pháp giữ gìn vệ sinh cho vùng kín: 

  • Dùng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục 
  • Vệ sinh nhẹ nhàng 

Uống nhiều nước

Nước lọc điều trị nhiễm trùng đường tiểu
Nước lọc điều trị nhiễm trùng đường tiểu

Nước là thành phần quan trọng tham gia điều trị nhiễm trùng đường tiểu, nước lọc hoàn toàn là loại nước thải độc, lọc bỏ độc tố tốt nhất hiện nay. Khi cơ thể được bổ sung đầy đủ lượng nước còn thiếu, quá trình đào thải nước tiểu ra bên ngoài sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Lúc này hạn chế được sự bu bám và kí sinh của vi khuẩn gây bệnh.

Nạp vitamin C

Vitamin C nổi tiếng là một chất chống oxy hóa với nhiều công dụng để tăng cường hệ thống miễn dịch. Khi tiếp xúc với nitrat trong nước tiểu, nó tạo thành một cặp bài trùng tiêu diệt vi khuẩn tại khu vực này. 

Theo nhiều nghiên cứu, vitamin C có thể làm giảm độ pH của nước tiểu khiến vi khuẩn không có môi trường sống thuận lợi để tồn tại. Do đó bổ sung vitamin C không phải là việc làm thừa thãi, chị em nên dùng các loại viên uống vitamin C hoặc bổ sung qua các thực phẩm giàu loại này. 

Điều cần chú ý khi trị viêm đường tiết niệu tại nhà

  • Chỉ mua các nguyên liệu điều trị sạch sẽ, không hư hỏng và tự điều chế đúng cách
  • Sử dụng khi đã được sự cho phép từ các chuyên gia
  • Kiên trì dùng trong 1 tuần thì mới có kết quả như mong đợi
  • Luôn nhớ giữ vệ sinh vùng kín mỗi ngày và chú ý trong cách ăn mặc để ngăn ngừa vi khuẩn
  • Vùng kín khá nhạy cảm, tránh dùng các dung dịch làm sạch không rõ nguồn gốc
  • Kiêng cữ trong chế độ ăn uống khi điều trị viêm đường tiết niệu, kết hợp với những bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng phù hợp

Bài viết trên đây là những thông tin liên quan đến cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ tại nhà đã được nhiều người áp dụng thành công. Dựa vào đó, bạn có thể xem xét và sử dụng biện pháp điều trị kịp thời, tuy nhiên nếu thấy tình trạng không có nhiều chuyển biến, thay đổi tốt hơn thì nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và đưa ra liệu trình xử lý kịp thời. 

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top