Mang thai tháng thứ 4 bụng đã to chưa? – đây là vấn đề mà nhiều mẹ bầu rất quan tâm, cùng với đó là những sự thay đổi của mẹ và thai nhi trong tháng thứ 4 thai kỳ.

Bước vào tam cá nguyệt thứ 2, thai nhi đã hình thành và có sự phát triển vượt bậc.

Cùng với đó là sự thay đổi cả bên trong và bên ngoài cơ thể mẹ bầu, các mẹ đã có thể nhìn, nghe được con khi siêu âm.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu hình ảnh bụng bầu 4 tháng cùng với những thay đổi của thai nhi trong giai đoạn này.

Mang thai tháng thứ 4 bụng đã to chưa?

Nếu sức khỏe bình thường, khi mang thai tháng thứ 4 thì mẹ bầu sẽ tăng từ 2.5 đến 3kg.

Vào thời điểm này tử cung đã lớn để đáp ứng kích thước của thai nhi. Kích thước tử cung đã vượt ra ngoài xương chậu và lộ hẳn ra ngoài. Tất nhiên là kích thước bụng bầu còn tùy thuộc cơ địa mỗi người, các mẹ mang thai lần đầu, hoặc cơ thể gầy thường có bụng nhỏ hơn so với các mẹ mang thai lần sau hoặc có cơ thể mập.

Một điểm dễ nhận ra nữa là đường nâu (linea nigra), đây là đường chỉ xuất hiện trên bụng bầu và càng ngày càng đậm. Đường chỉ này sẽ mờ dẫn và hết sau khi bé được sinh và cai sữa mẹ.

Bụng bầu tháng thứ 4 chưa quá to nhưng đã rất dễ nhận ra, thường nhô hẳn ra phía trước.

Ngực của mẹ bầu cũng bắt đầu phát triển, có hiện tượng ra sữa non, mẹ bầu cần ghi nhớ để không lo lắng khi cơ thể thay đổi.

Tử cung lớn hơn gây chèn mạch máu, do đó mẹ bầu sẽ dễ gặp phải những cơn đau lưng khi mang thai.

Hữu ích dành cho bạn  Tại sao có thai nhưng thử que 1 vạch?

Hình ảnh bụng bầu 4 tháng:

Hình ảnh bụng bầu 4 tháng
Hình ảnh bụng bầu 4 tháng

Bụng bầu 4 tháng vẫn nhỏ có sao không?

Nhiều mẹ bầu thường lo lắng khi đã tới tháng thứ 4 mà bụng vẫn còn nhỏ, vậy điều này có nguy hiểm không?

Tùy theo cơ địa và khả năng hấp thu dinh dưỡng mà mỗi mẹ bầu sẽ có hình thể khác nhau. Điều này cũng tương tự đối với thai nhi.

Do đó, mỗi thai nhi sẽ có tốc độ phát triển và kích thước khác nhau.

Thực tế nhiều nghiên cứu cũng chứng minh việc bụng bầu to hay nhỏ không hề ảnh hưởng nhiều tới khả năng phát triển của em bé.

Nếu mẹ bầu thấy bụng bầu 4 tháng của mình nhỏ, hãy đến bệnh viện để thăm khám và xét nghiệm, như vậy sẽ có thể chắc chắn em bé có phát triển bình thường hay không.

Trên hết, hãy giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, bởi stress cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi đấy.

Sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 4

Vào tháng thứ 4, các bộ phận của thai nhi đã hình thành và phát triển nhanh, bạn đã có thể cảm nhận và nhìn thấy bé thông qua siêu âm.

Sự phát triển của thai nhi được tính theo từng tuần.

Thai nhi tuần thứ 14

Bắt đầu tam cá nguyệt thứ 2, kích thước của thai nhi mới chỉ bằng một nắm tay người lớn. Nhưng các bộ phận đã đầy đủ, thậm chí đã có tóc và lông cơ thể, dù vậy vị trí của các bộ phận vẫn chưa nằm đúng vị trí vốn có.

Lông này chỉ có tác dụng bảo vệ cơ thể một thời gian và sẽ rụng sau khi mô mỡ của thai nhi hình thành.

Thai nhi tuần thứ 15

Thai nhi lúc này đã có cân nặng trong khoảng 56 – 84gr và có chiều dài 11.5cm. Các bộ phận như tai, mắt dần chi chuyển về vị trí chính xác.

Thời điểm này, mẹ bầu sẽ rất bất ngờ khi thai nhi đã có thể cử động ngón tay, ngón chân, thậm chí là mút ngón tay.

Thai nhi tuần thứ 16

Vào tuần thứ 16, thai nhi trung bình có cân nặng khoảng 84 – 140g và dài từ 10 – 12.7cm.

Hữu ích dành cho bạn  Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối có nguy hiểm không? Phải làm sao

Tốc độ phát triển của thai nhi giai đoạn này rất nhanh, bé cử động, cựa quậy nhiều hơn.

Các bộ phận trên cơ thể đã định hình rõ ràng, nếu siêu âm bạn có thể nhìn thấy được mặt của em bé. Các giác quan của bé cũng đã nhạy cảm hơn, có thể cảm nhận được những tác động từ bên ngoài vào bụng mẹ.

Mẹ bầu đã có thể nhìn thấy con thông qua siêu âm
Mẹ bầu đã có thể nhìn thấy con thông qua siêu âm

Thai nhi tuần thứ 17

Đây là tuần cuối cùng của tháng thứ 4, thai nhi đã nặng hơn 140g và dài hơn 12.7cm.

Lớp da của bé đã bắt đầu hình thành mô mỡ nhưng còn khá mỏng, nhịp tim của thai nhi đã đập đều đặn và có kiểm soát hơn.

Các hoạt động bên trong bụng mẹ như cử động ngón chân, ngón tay, bú, nuốt đều được thực hiện có chủ đích, tần suất nhiều hơn.

Như các mẹ thấy, tuy cơ thể vẫn chưa hoàn thiện tất cả, nhưng thai nhi tháng thứ 4 đã ổn định về trí tuệ và thể chất nhiều hơn so với 3 tháng đầu mang thai.

Những thay đổi của mẹ bầu trong tháng thứ 4 thai kỳ

Ngoài sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu cũng có nhiều sự thay đổi trong thời gian mang thai tháng thứ 4.

Dưới đây là những thay đổi tiêu biểu nhất mà bạn có thể tham khảo:

Hết ốm nghén: vào tháng thứ 4, phần lớn mẹ bầu sẽ vượt qua giai đoạn ốm nghén. Đây là một tin vui đối với mẹ bầu khi không còn phải chịu đủ thử khó chịu trong tám cá nguyệt đầu tiên nữa. Hãy tranh thủ khoảng thời gian này để nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể nhé.

Bụng và ngực to hơn: các bộ phận và kích thước thai nhi đã lớn, do đó tử cung và bụng của mẹ bầu sẽ to theo để có thể đáp ứng được kích thước của bé. Ngoài ra, ngực của mẹ bầu cũng bắt đầu to ra, tuyến sữa hoạt động để chuẩn bị cho quá trình nuôi con.

Xuất hiện vết rạn da: thai nhi lớn dần và bụng to ra, điều đó cũng đồng nghĩa với việc mẹ bầu bắt đầu xuất hiện tình trạng rạn da, da khô hơn.

Hữu ích dành cho bạn  Đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?

Ăn nhiều: qua giai đoạn ốm nghén, mẹ bầu có thể ăn thoải mái hơn, kết hợp với việc cần nhiều năng lượng, dinh dưỡng để bổ sung cho thai nhi nên mẹ bầu ăn rất nhiều. Các mẹ cần lên thực đơn khoa học để có thể ăn nhiều và đủ chất mà không bị thừa cân, béo phì.

Ngủ ngáy: thời điểm này, mẹ thường gặp các vấn đề về hô hấp, nhất là nghẹt mũi. Điều này gián tiếp khiến cho mẹ bầu bị ngáy khi ngủ. Để hạn chế, các mẹ hãy nằm nghiêng khi ngủ để thấy dễ chịu, nếu được hãy chuẩn bị gối ôm bà bầu để các tư thế được thoải mái hơn.

Có nhiều thay đổi trong cơ thể mẹ bầu vào tháng thứ 4
Có nhiều thay đổi trong cơ thể mẹ bầu vào tháng thứ 4

Những lưu ý khi mang bầu tháng thứ 4

Ngoài việc chú ý đến những thay đổi của cơ thể, mẹ bầu cũng nên có thêm một vài lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày để đảm bảo cả mẹ và bé đều phát triển khỏe mạnh.

  • Thực hiện đầy đủ lịch khám thai để đảm bảo thai nhi phát triển bình thường.
  • Mẹ bầu vẫn có thể quan hệ trong tháng thứ 4, nhưng cần tránh các tư thế khó hay thô bạo.
  • Chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát, bởi lúc này bụng mẹ bầu đã bắt đầu to ra, không nên chọn quần áo bó chật gây khó chịu.
  • Hạn chế trang điểm, bởi làn da mẹ bầu rất nhạy cảm. Nếu được, hãy dùng các loại hoa quả tự nhiên như dưa leo, cà chua để đắp mặt.
  • Tập các bài thể dục nhẹ nhàng, yoga để duy trì sức khỏe và sự dẻo dai.
  • Nghỉ ngơi thư giãn, tránh làm việc nặng hay các yếu tố gây căng thẳng, stress.
  • Bổ sung vitamin C đầy đủ để tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể gặp một số khó khăn nhất định như hệ miễn dịch giảm sút, thèm ăn nhiều, phù nề, tóc yếu dễ gãy rụng, dễ chảy máu cam, chảy máu chân răng, ra khí hư… Chị em nên chuẩn bị tâm lý trước.

Trên đây là những thông tin để bạn nắm rõ hình ảnh bụng bầu 4 tháng cũng như những thay đổi của mẹ và thai nhi trong giai đoạn này.

Hãy có một kế hoạch chăm sóc an toàn, hiệu quả cho mẹ và bé nhé.

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top