Rau ngót là một loại rau thanh mát, nhiều dưỡng chất, thường xuất hiện trong các bữa ăn gia đình. Nhờ mùi vị thơm ngon, loài rau này rất được lòng nhiều người, trong đó có cả các mẹ bầu. Tuy nhiên thực hư việc bà bầu có được ăn rau ngót không vẫn còn khá nhiều tranh cãi. Bởi lẻ theo dân gian, phụ nữ mang thai ăn rau ngót rất dễ bị sảy thai. Liệu rằng điều này có đúng khi một số người lại tin rằng loại rau này rất tốt cho thai nhi. Nếu bạn còn đang phân vân thì đi tìm hiểu cùng Huong.vn nhé!
Đặc điểm của rau ngót
Rau ngót là một loại cây bụi, phiến lá mỏng, không có thấm nước. Quả bồ ngót dạng nang khô nhưng không phải là bộ phận sử dụng mà là lá và rễ. Dưới đây là một số lợi ích từ rau ngót.
Giá trị dinh dưỡng
Rau ngót là loại rau thường gặp trong các bữa ăn gia đình tại Việt Nam. Loại rau này có thể chế biến theo nhiều cách, nhưng thường là luộc hoặc nấu canh.
Rau ngót được biết tới là có nhiều dưỡng chất hơn so với các loại rau khác. Cụ thể, rau ngót có chứa nhiều vitamin C, B1, B6, magiê, kali, canxi, phốt pho… ngoài ra không thể không kể tới lượng protid (đạm) gấp đôi rau muống.
Theo nghiên cứu, 100g rau ngót có thể chứa:
- 169mg canxi
- 3g đạm
- 4g tinh bột
- 7mg sắt
- 185mg vitamin C
- 5mg phốt pho
- 6mcg carotin
- 100mcg vitamin B1
- 2g vitamin PP
- 400mcg vitamin B2
Nhìn qua cũng có thể thấy rau ngót cực kỳ giàu dưỡng chất phải không nào. Không khó hiểu khi nhiều mẹ bầu muốn ăn loại rau này đến vậy.
Tác dụng của rau ngót
So với các loại rau thông thường thì rau ngót dễ trồng, nhanh lớn, và bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn các loại rau thông thường. Trong dân gian, loài rau này được xếp vào hàng thuốc đông y có khả năng giảm cân. Hàm lượng khoáng chất và vitamin hỗ trợ cho hoạt động thể lực như vận động, tập thể dục của con người diễn ra tốt hơn. Quan trọng là bồ ngót giúp chúng ta trị sốt, chữa bệnh viêm đường tiết niệu, chống bệnh tiểu được, bảo vệ gan, lá lách và phổi.
Đối với trẻ em, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo cho trẻ ăn nhiều rau ngót hơn. Bởi lẻ rau ngót có tác dụng chống táo bón, đẩy nhanh quá trình hấp thụ canxi và hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn.
Bà bầu có được ăn rau ngót không?
Bà bầu có được ăn rau ngót không? Bà bầu nên ăn rau gì trong 3 tháng đầu?Trên thực tế, hiện nay chưa có chương trình nghiên cứu nào chứng minh việc ăn rau ngót có thể dẫn tới sẩy thai. Tuy vậy, kinh nghiệm dân gian không phải là vô lý.
Dược thư Việt Nam 2002 ghi rõ khuyến cáo:
“Không dùng papaverin cho người có thai”.
Trong khi đó, rau ngót tươi lại có chứa thành phần papaverin này, bởi vậy việc rau ngót có ảnh hưởng tới thai nhi là có thể hiểu được.
Đồng thời, một nguồn tin từ Báo Tiền Phong, chuyên mục sức khoẻ, xuất bản ngày 26/3/2017 cho biết:
“Trong rau ngót có chứa nhiều papaverin, nên ăn nhiều loại rau này có thể gây nên cơn co tử cung dẫn đến sẩy thai. Do dó, những ai có tiền sử sẩy thai, sinh non, hiếm muộn thì nên hạn chế ăn rau ngót, hay nước ép rau ngót”
Theo khuyến cáo, những bà bầu thuộc những trường hợp sau đây thì không nên ăn rau ngót:
- Bà bầu có tiền sử sinh non
- Có tiền sử sảy thai
- Mang thai thụ tinh trong ống nghiệm
- Mang thai trong 3 tháng đầu
- Bà bầu có sức khỏe yếu
Tuy không chắc chắn có ảnh hưởng, nhưng tốt nhất là chúng ta nên tránh để không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mẹ và thai nhi.
Còn lại, các mẹ bầu trong thời gian thai nhi đã lớn, sức khỏe ổn định thì vẫn có thể ăn rau ngót, nhưng vẫn kèm theo một số lưu ý:
- Rau ngót phải là thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh,
- Không ăn rau ngót tươi, phải đảm bảo ăn chín, uống sôi,
- Mỗi ngày chỉ ăn ít, tốt nhất là không vượt quá 30g.
Đảm bảo yếu tố trên, các bà bầu có thể giải cơn “thèm rau ngót” mà vẫn có thể đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và thai nhi.
Tác hại khi bà bầu ăn rau ngót?
Theo khuyến cáo thì bà bầu chỉ nên ăn rau ngót với một lượng ít, với sức khỏe đảm bảo. Bởi nếu ăn rau ngót quá nhiều, ngoài nguy cơ sảy thai thì còn tiềm ẩn những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe khác:
- Nguy cơ sẩy thai: nấu hấp thu một lượng lớn papaverin có trong rau ngót, những cơ trơn của mạch máu có thể làm hạ huyết áp, kèm theo đó là khiến tử cung co thắt, gây ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy chưa có nghiên cứu chứng minh, nhưng để an toàn, bạn không nên ăn quá nhiều rau ngót, đặc biệt là rau ngót tươi.
- Thiếu canxi: trong rau ngót có chứa chất glucocorticoid, bình thường thì chất này không gây ảnh hưởng gì tới cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn một lượng nhiều, nó có thể cản trở quá trình hấp thu vitamin D và canxi của cơ thể, qua đó làm thai nhi chậm phát triển hệ xương, bà bầu dễ mắc bệnh xương khớp.
- Gây mệt mỏi, mất ngủ: ăn quá nhiều rau ngót, đặc biệt là rau ngót tươi còn có khiến cơ thể bà bầu bị mất ngủ, ăn uống kém, khó thở.
Chúng ta có thể thấy, tuy không thực sự quá nguy hiểm, nhưng rau ngót vẫn tiềm ẩn một chút nguy cơ gây ảnh hưởng tới thai nhi. Do đó, bạn nên hạn chế ăn thực phẩm này và tìm cách bổ sung dinh dưỡng bằng các loại thực phẩm khác.
Rau ngót bầu mấy tháng ăn được?
Bà bầu có được ăn rau ngót không? Rau ngót bầu mấy tháng ăn được? Đây là câu hỏi chung của rất nhiều chị em thèm ăn rau ngót. Sau đây là đáp án chính xác:
- Phụ nữ mamg thai không nên ăn rau ngót trong vòng 3 tháng đầu. Như đã nói ở trên, loại rau này có thể tăng nguy cơ sảy thai, gây mất ngủ. Tuy nhiên có thể ăn vào tháng thứ 4, 5, 6. Tuyệt đối không được ăn vào 3 tháng cuối thai kì.
- Trường hợp thân thể người mẹ quá yếu thì không nên đụng đến bồ ngót mà thay bằng các loại rau dược giới thiệu dưới đây
Một số loại rau tốt cho phụ nữ mang thai
Rau xanh là nhóm thực phẩm dinh dưỡng tốt nhất dành cho con người. Trong nhóm này chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất hỗ trợ bổ sung năng lượng và có lợi cho sức khoẻ. Tuy nhiên các loại rau sau đây mới được đánh giá cao về hàm lượng dưỡng chất bổ sung:
Rau cải bó xôi
Cải bó xôi là thực phẩm vàng đối với phụ nữ mang thai. Rau bó xôi chứa hàm lượng vitamin dồi dào như vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin K, canxi, magie, sắt…Các chất này hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hoá, giảm cân và tăng cường thị lực. Quan trọng giúp xương và não bộ của thai nhi phát triển tốt hơn.
Bông cải xanh
Giống như một số tác dụng của cải bó xôi, bông cải xanh còn kèm theo khả năng chống loãng xương, thiếu máu và chữa chuột rút trong suốt thai kì. Bởi bông cải tập trung nhiều nguồn dinh dưỡng như acid folic, magie, phospho, vitamin K, vitamin A…
Trên đây là những loại rau mà chị em có thai cần bổ sung. Tuy nhiên cũng đừng quên tìm hiểu các vấn đề khác như bà bầu uống sữa trong 3 tháng đầu được không , bầu 6 tháng nên ăn gì, bầu nên ăn gì trong 3 tháng giữa,….
Lời khuyên khi bầu ăn rau ngót
Như đã nói ở trên, việc ăn rau ngót là bổ dưỡng nhưng không bắt buộc phải ăn bởi nó cũng tiềm ẩn những nguy cơ cho em bé. Các mẹ bầu có thể thay thế bằng các loại rau củ cũng bổ dưỡng không kém như rau chân vịt, súp lơ hay rau cải thìa. Các loại rau trên đều có chứa rất nhiều vitamin A, C, E, K, canxi, magiê, sắt, chất xơ… rất tốt cho sự phát triển thể chất và não bộ cho thai nhi.
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi bà bầu có được ăn rau ngót không. Chúc bạn biết được những thực phẩm tót để bổ sung dưỡng chất trong suốt thai kì. Hãy có một chế độ ăn uống phù hợp để đảm bảo an toàn cho em bé trong bụng nhé.
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả