5 tháng tuổi là thời điểm mà phụ huynh nên quan tâm đế vấn đề ăn dặm của con. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất là việc làm thiết yếu giúp bé phát triển não bộ tốt hơn. Vì bé mới tập làm quen với ăn uống nên mẹ hãy lên thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi. Dưới đây là thực đơn theo phong cách Nhật mà mẹ bầu có thể tham khảo.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật có gì nổi bật?
Tuy không quá thần thánh như đồn đại, nhưng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng cũng có những ưu điểm riêng, giúp cho trẻ thích nghi và hấp thu dinh dưỡng từ các món ăn dặm hiệu quả hơn.
- Đầu tiên, khi chế biến các món ăn dặm thì yêu cầu hạn chế sử dụng máy xay. Khi cần làm nhuyễn, các mẹ cần dùng cối giã mịn và lọc qua rây để làm mịn và lỏng thức ăn. Từ đó mà hương vị và dưỡng chất của món ăn không bị thay đổi.
- Theo các mốc thời gian mà thức ăn sẽ có sự thay đổi, từ ít đến nhiều, từ lỏng tới đặc.
- Ban đầu, bé sẽ được cho ăn riêng các loại thức ăn, mỗi thứ 1 ít, từ đó có thể biết được bé thích món nào, không thích hay dị ứng với món nào.
- Cung cấp dinh dưỡng vừa đủ, hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ 5 tháng tuổi.
Tuy là thực đơn ăn dặm theo kiểu Nhật, tuy nhiên khi chế biến, chúng ta sẽ biến tấu để sử dụng các nguyên liệu dễ kiếm tại Việt Nam như cà rốt, củ cải, bắp cải, cải bó xôi, bí đỏ, thịt gà… nên bạn có thể yên tâm về phần nguyên liệu.
Nguyên tắc lên thực đơn ăn dặm cho trẻ 5 tháng tuổi
Khi nào cho bé ăn dặm?
- Khi bé có sở thích nhai miệng nhóp nhép
- Chăm chú nhìn người lớn ăn
- Bé mau đói và đòi bú nhiều hơn bình thường
- Trẻ có thói quen ngậm đồ vật vào miệng
- Bé hay quấy khóc trong giấc ngủ, có dấu hiệu đói bụng
Những chất cần có trong thực đơn ăn dặm của bé
Lần ăn dặm đầu tiên của bé vô cùng quan trọng vì nó quyết định đến sở thích ăn dặm của các bé sau này. Vì vậy
Bữa ăn dặm là ‘bữa ăn đầu tiên’ của đứa bé. Trẻ ăn dặm sẽ được tiếp xúc với thức ăn mới ngoài sữa mẹ . Thế nên, mẹ cần tìm hiểu kỹ trước khi cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, ăn dặm lại là bữa ăn phụ. Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé đến 12 tháng tuổi. Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý là chỉ cho bé ăn ít để ‘tập cho bé ăn’ chứ không ép bé ăn. Các món ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi nên bắt đầu với bữa ăn loãng (đặc hơn sữa mẹ) và khi bé quen dần thì chuyển qua thức ăn đặc hơn.
Khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi, mẹ cần đảm bảo 4 nhóm chất dinh dưỡng sau:
- Tinh bột: gạo, mì, bún…
- Chất béo: dầu ăn, mỡ động vật, dầu ăn, bơ…
- Chất đạm: thịt, cá, cua, tôm, trứng…
- Hoa quả và rau xanh.
Bé phát triển khoẻ mạnh khi bữa ăn đủ 4 chất dinh dưỡng kể trên. Nếu bé mới tập ăn dặm, trong một bữa ăn, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn một loại thực phẩm. Để đủ dinh dưỡng, mẹ nên cho bé ăn cả nước lẫn cái. Mẹ có thể bổ sung thêm trái cây cho bé vì chứa nhiều dưỡng chất.
Ngoài ra, mẹ cũng cần cho bé ăn dặm theo nguyên tắc từ loãng đến đặc, từ mềm đến cứng, giúp hệ tiêu hóa của bé dễ dàng làm quen.
- Ăn từ ít đến nhiều: Mẹ hãy bắt đầu cho bé ăn từng chút, để bé quen dần, tránh bị rối loạn tiêu hóa.
- Ăn ngọt trước mặn sau: Mẹ cho bé tập ăn bột ăn dặm ngọt trước rồi chuyển sang bột mặn, hạn chế việc bé biếng ăn sau này.
Cách cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm
Đối với những bé phát triển sớm, chúng ta không cần phải chờ tới tháng thứ 6 mà có thể cho bé ăn dặm ngay tháng thứ 5.
- Trong 1 – 2 tuần đầu, thực đơn không quá quan trọng, bởi lúc này bé mới chỉ làm quen với thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.
- Không ép buộc bé ăn, bạn chỉ nên cho bé ăn thức ăn thật lỏng, ví dụ như cháo với tỉ lệ gạo 1:10 nước. Mỗi ngày 1 bữa với số lượng chỉ khoảng 5ml, sau đó tăng dần lên 30ml khi bé đã quen.
- Sau khoảng hơn 1 tuần, bé đã quen với việc ăn dặm, lúc này bạn đã có thể áp dụng thực đơn chính cho bé. Mỗi ngày 2 bữa với khoảng 30 – 40ml cháo kết hợp với các nhóm thực phẩm chính là tinh bột, chất đạm và vitamin, chất xơ.
- Cá bạn chỉ nên dùng các loại thịt trắng như cá lóc, cá rô, cá diêu hồng… nên ưu tiên các loại chất đạm như trứng, thịt gà…
- Về rau củ, bạn có thể cho bé ăn rất đa dạng, từ bí đỏ, cà rốt, bông cải, khoai tây, khoai lang, cải ngọt, cải bó xôi… bé đều có thể ăn được.
Dù với loại thức ăn gì, chỉ cần đáp ứng những yếu tố trên là bạn đã phần nào đảm bảo về mặt dinh dưỡng cho bé rồi.
Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng
Về thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi có rất nhiều loại, trong đó nổi bật là thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 5 tháng. Tuy nhiên chủ yếu bạn phải lựa chọn được thực phẩm yêu thích của bé, qua đó kích thích cảm giác thèm ăn của trẻ.
Dưới đây là một thực đơn ăn dặm cho trẻ 5 tháng tuổi mà các mẹ có thể tham khảo qua. Thực đơn này áp dụng cho những bé đã qua tuần tập ăn đầu tiên:
Thứ 2 và thứ 4
Sáng 10h: Cháo bí đỏ
- Nấu 10ml cháo trắng, 10g bí đỏ các mẹ hấp chín và nghiền nhuyễn, tiếp đó pha bí đỏ với 10ml nước luộc rau. Trộn vào chung với cháo và cho bé ăn.
Chiều 16h: Súp khoai tây
- 10g khoai tây hấp chín, nghiền nhuyễn sau đó hòa cùng 20ml nước luộc gà thành một hỗn hợp dạng lỏng rồi cho bé ăn.
Thứ 3 và thứ 5
Sáng 10h: Cháo cá
- 10g cá hấp chín, bỏ xương và nghiền mịn, nếu cần thì lọc qua rây. 10g rau cải luộc chín sau đó nghiền nhuyễn. Trộn cả cá và rau vào 15ml cháo trắng và cho bé ăn.
Chiều 16h: Cháo cà rốt
- 10g cà rốt bạn hấp chín, sau đó nghiền nhuyễn và lọc qua rây, sau đó hòa cùng 10ml nước luộc gà. Nấu thêm 10ml cháo trắng. Bạn có thể kết hợp 2 món hoặc cho ăn riêng từng loại đều được.
Thứ 6 và chủ nhật
Sáng 10h: Gà sốt đậu Hà Lan
10g thịt gà bạn luộc chín sau đó băm nhuyễn. 10g đậu Hà Lan bạn hấp chín và nghiền cho thật nhuyễn. Trộn cả thịt gà và đậu vào chung, hòa thêm 15ml nước luộc rau cho loãng rồi cho bé ăn.
Chiều 16h: Bánh mì và sữa chua
- Bánh mì bạn xé nhỏ, cho vào nồi nấu cho tới khi bánh mì chín nhừ. Sau khi nấu chín thì hòa sốt bánh mì đó với sữa chua và cho bé ăn.
Thứ 7
Thực đơn áp dụng cho cả ngày: Khoai tây và sữa công thức
- 15g khoai tây hấp chín, nghiền nhuyễn. 15ml sữa công thức bạn pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau khi hoàn thành thì hòa 2 món lại với nhau thành một hỗn hợp dạng lỏng và cho bé ăn.
Trên đây là một thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi cơ bản trong 1 tuần. Khi cho bé ăn, bạn cần đặc biệt quan sát biểu hiện để biết được bé thích món nào, không thích món nào, từ đó có sự thay đổi nguyên liệu sao cho phù hợp.
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả