Ung thư vòm họng là một căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở vùng đầu cổ, nên người bệnh thường nhầm lẫn với các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Có thể vì vậy mà chủ quan, không chịu chữa trị kịp thời khiến ung thư di căn sang khác bộ phận khác của thể. Vậy “ung thư vòm họng có chữa được không?” Hãy cùng Huong.vn tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Ung thư vòm họng là gì?

Hình ảnh ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là căn bệnh bao gồm ung thư mũi hầu (phần trên của họng, ngay sau mũi), ung thư hầu họng (phần giữa của họng) và ung thư hạ hầu (phần dưới cùng của họng). Đây là căn bệnh thường gặp trong nhóm “ung thư đầu và cổ”.

Ung thư vòm họng được chia làm 3 loại:

Ung thư mũi hầu Là loại đứng đầu trong các loại ung thư vùng đầu và cổ. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn gấp 2 đến 3 lần nữ giới 
Ung thư hầu họng  Hiện nay, loại ung thư này đang có xu hướng gia tăng, và 70% trường hợp là do virus u nhú ở người (ví dụ như HPV type 16) lây truyền qua đường tình dục khi quan hệ tình dục bằng miệng gây ra. 
Ung thư hạ hầu Đây là dạng hiếm gặp, số người mắc phải bệnh này không nhiều.

Triệu chứng của ung thư vòm họng 

Trên thực tế cho thấy, việc được phát hiện sớm là yếu tố quan trọng trong việc quyết định điều trị có thành công hay không. Vì thế, những dấu hiệu ung thư vòm họng dưới đây sẽ giúp cho mọi người nhận biết được tình trạng của bản thân sớm.

  • Đau họng kéo dài, uống thuốc không khỏi
  • Nuốt khó
  • Nghẹt mũi, chảy mũi kéo dài
  • Khàn giọng, khó nói 
  • Đau tai hoặc ù tai, khó nghe
  • Nổi hạch bất thường ở cổ 
  • Thường bị chảy máu mũi

Tuy nhiên, đây là những dấu hiệu khá giống với các triệu chứng vùng đầu cổ khác. Vì vậy, nếu gặp phải các tình trạng trên cần đi khám để có kết quả chính xác.

Nguyên nhân của bệnh ung thư vòm họng

Có một số nghiên cứu cho thấy rằng, bệnh ung thư vòm họng đều bắt nguồn từ một trong 3 yếu tố sau:

Thuốc lá

Người hút thuốc hoặc người hít phải khói thuốc sẽ làm cho một lượng hóa chất gây ung thư xâm nhập vào phổi, dẫn đến tình trạng ung thư phổi. Kéo theo vùng cổ họng dễ dàng bị ảnh hưởng và tế bào ung thư tấn công

Hữu ích dành cho bạn  8+ Cách làm detox chanh tại nhà siêu đơn giản

Rượu

Trong khi thuốc lá là chất khiến tế bào ung thư dễ dàng tấn công cổ họng, thì rượu sẽ là chất xúc tác để quá trình này được diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn. Ngoài ra, rượu làm chậm quá trình phân hủy và loại bỏ các chất độc tố ra khỏi cơ thể.

Virus HPV

Những năm gần đây, nguyên nhân gây ung thư vòm họng bắt nguồn từ virus HPV gia tăng. Các chuyên gia cho rằng, tình trạng quan hệ tình dục bằng miệng sẽ dẫn đến sự gia tăng nguy cơ mắc ung thư vùng họng liên quan đến HPV. Ung thư vòm họng HPV gây ra thường phát triển ở phần hầu họng, bao gồm amidan, đáy lưỡi, khẩu cái mềm và thành sau họng.

Ngoài 3 yếu tố như đã nêu ở trên, vẫn còn một số nguyên nhân tạo điều kiện cho căn bệnh này dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của chúng ta như:

  • Virus Epstein-Barr: Nhiễm virus Epstein-Barr là yếu tố nguy cơ gây ung thư mũi hầu.
  • Dinh dưỡng: Chế độ ăn ít vitamin A và E có thể làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng, ung thư thanh quản và ung thư họng hầu.
  • Nghề nghiệp: Một số hóa chất độc hại như amiăng, bụi gỗ, khói sơn… là tác nhân làm tăng nguy cơ phát triển thành khối u ác tính. Do đó, những người làm việc trong các ngành xây dựng, chế tác kim loại, dệt, gốm sứ, khai thác gỗ và thực phẩm sẽ có khả năng mắc bệnh này cao hơn.
  • Nhai trầu: Nhiều người Việt vẫn còn giữ thói quen nhai trầu, và họ không biết hỗn hợp của lá trầu, cau và vôi sống có liên quan chặt chẽ đến việc tăng nguy cơ bị ung thư.
  • Hội chứng Plummer-Vinson: Tình trạng hiếm gặp này, liên quan đến thiếu sắt và gây khó nuốt, làm tăng nguy cơ ung thư vùng cổ họng.

Ung thư vòm họng có chữa được không?

Hình ảnh ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng có chữa được không

Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Tuy nhiên, việc phát hiện kịp thời đóng vai trò rất quan trọng trong việc chữa trị. Khi các tế bào ung thư chưa di căn, lây lan sang các bộ phận khác thì tỷ lệ thành công sẽ hơn 90%.

Theo một nghiên cứu ở Mỹ năm 2010, tỷ lệ sống sót của người 5 năm phát hiện ung thư vòm họng ở giai đoạn 1 là 72%, phát hiện ở giai đoạn 2 là 64%, phát hiện ở giai đoạn 3 là 62% và ở giai đoạn 4 là 38%.  

Có thể thấy rằng, đến giai đoạn cuối của ung thư vòm họng, tỷ lệ ở dưới 50%, nên khi các tế bào đã bắt đầu di căn đến giai đoạn cuối thì việc trả lời cho câu hỏi ung thư vòm họng có chữa được không thật sự rất khó. 

Hiện nay, ngành Y trên thế giới đã tiến bộ vượt bậc, có những phát minh ra những vacxin chống virus rất hiệu quả. Vì vậy mà khi ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu có thể chữa trị thông qua các phương pháp như xạ trị, hóa trị. Khi chưa có sự di căn của các tế bào ung thư thì phương pháp phẫu thuật có thể hiệu quả hơn. 

Hữu ích dành cho bạn  Viêm đường tiết niệu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Phẫu thuật

Hình ảnh phẫu thuật
Phẫu thuật

Trường hợp này bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ đi khối u hoặc các hạch bạch huyết ung thư ở cổ. Sau khi phẫu thuật, có thể sử dụng các phương pháp như hóa trị hoặc xạ trị để điều trị bệnh triệt để. Đảm bảo rằng không còn tế bào ung thư nào còn sót lại

Xạ trị

Hình ảnh xạ trị
Xạ trị

Xạ trị là biện pháp điều trị sử dụng tia X năng lượng cao hoặc các loại tia khác để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Có 2 loại xạ trị mà bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ như là:

  • Xạ trị ngoài: Sử dụng máy bên ngoài cơ thể để chiếu chùm tia về phía ung thư.
  • Xạ trị trong: Sử dụng các chất phóng xạ để đặt trực tiếp vào bên trong hoặc gần các tế bào ung thư.

Hóa trị 

Hình ảnh hóa trị
Hóa trị

Hóa trị là biện pháp điều trị ung thư sử dụng thuốc viên uống hoặc thuốc tiêm truyền qua đường tĩnh mạch để ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư cũng như tiêu diệt tế bào ung thư. Hai phương pháp hóa trị và xạ trị sẽ bổ trợ cho nhau, có thể dùng hóa trị sau xạ trị và ngược lại. Bác sĩ sẽ chẩn đoán giai đoạn bệnh của bạn để đưa ra một phác đồ điều trị hợp lý nhất.

Liệu pháp trúng đích

Hình ảnh liệu pháp trúng đích
Liệu pháp trúng đích

Phương pháp này các kháng thể sẽ tiêu diệt, ngăn chặn sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư đến các cơ quan khác của cơ thể. 

Cetuximab là một loại kháng thể đơn dòng hoạt động bằng cách liên kết với một protein bề mặt tế bào ung thư làm ngăn chặn sự phát triển và phân chia của tế bào này. Nó được sử dụng trong điều trị ung thư tái phát và di căn.

Trên đây là những phương pháp điều trị ung thư vòm họng, tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng có một lộ trình điều trị như nhau. Vì thế mà người bệnh cần kết hợp với việc ăn uống, rèn luyện cơ thể.

Làm gì khi bị ung thư vòm họng

Việc bệnh ung thư vòm họng có chữa được không phù thuộc vào nhiều yếu tố như

  • Tình trạng sức khỏe của người bệnh
  • Các tế bào ung thư đang ở giai đoạn nào
  • Điều kiện kinh tế
  • Sự phối hợp của người bệnh

Vì vậy, khi phát hiện bản thân mắc căn bệnh này không được vội nản chí mà hãy:

  • Giữ tinh thần lạc quan, tích cực điều trị theo phác đồ của bác sĩ đã cho
  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp, tránh các thức ăn quá cay nóng, hoặc quá lạnh sẽ gây tổn thương vòm họng. Thay vào đó bệnh nhân nên ăn những món ăn mềm như thịt hầm, súp,..
  • Bổ sung thêm các thành phần chức năng giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể để chống chọi lại căn bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc cần có sự cho phép của các bác sĩ, tránh gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
  • Tập thể dục thể thao để cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn, tăng cường lưu thông máu.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị: Tin tưởng và thực hiện đúng theo những yêu cầu của bác sĩ. Người bệnh và gia đình nên có sự phối hợp với nhau, để việc điều trị có kết quả được tốt hơn.
Hữu ích dành cho bạn  Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì? 10+ Thực phẩm nên tránh

Nên kiêng gì khi bị bệnh ung thư vòm họng

  • Trái cây: Cam, chanh, bưởi, quýt, tắc… chứa nhiều axit, dễ gây đau rát vòm họng. Ngoài ra, các loại hoa quả có vị chua khác như dâu tây, dứa, xoài xanh… cũng không thích hợp dùng cho bệnh nhân đang điều trị ung thư.
  • Các thực phẩm khô, khó nuốt, khó tiêu như xôi, quả hạch, ngũ cốc nguyên cám… vì sẽ gây khó khăn cho quá trình nuốt và tiêu hóa thức ăn của người bệnh.
  • Thực phẩm chế biến sẵn, đồ nướng, đồ chiên rán, các loại thịt/cá xông khói… Chúng không chỉ ít giá trị dinh dưỡng mà còn chứa nhiều hoạt chất không có lợi cho quá trình điều trị bệnh.
  • Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới vùng họng, khiến người bệnh khó chịu, đau rát.
  • Thức uống chứa caffein như cà phê, cappuccino, latte…
  • Bia, rượu và các thức uống có cồn.

Hiểu rõ bản chất nguy hiểm của căn bệnh này, vì thế mà Huong.vn đã đưa ra một số biện pháp phòng tránh giúp ngăn ngừa căn bệnh này.

Cách phòng tránh ung thư vòm họng

Khi chúng ta đã nắm được những tác nhân gây bệnh, thì việc phòng tránh căn bệnh này là điều dễ dàng 

  • Nếu bạn là người đang sử dụng thuốc lá và rượu bia thì hãy dừng lại ngay
  • Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt
  • Giảm nguy cơ nhiễm HPV bằng cách như: quan hệ tình dục an toàn, tiêm ngừa HPV từ độ tuổi 9 đến 26 tuổi. 
  • Không được chủ quan các nốt u trên vòm họng 
  • Có thói quen khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ 1 lần

Những thông tin trên đây sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi bệnh ung thư vòm họng có chữa được không? Huong.vn tin rằng với những biện pháp phòng tránh ở trên, số người mắc phải căn bệnh nguy hiểm này sẽ không còn nhiều nữa. Hãy chung tay cùng bảo vệ sức khỏe của chính bản thân cũng như đang bảo vệ sức khỏe cộng đồng. 

Cửa hàng Sức khỏe Hương Việt Nam 

Địa chỉ: 17 Nguyễn Khoái, Đà Nẵng

Hotline: 0789277892

Google Map: https://goo.gl/maps/cAXCrofVdDshYLHX8

Website: https://huong.vn

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top