Hiện nay, táo bón là vấn đề mà rất nhiều người gặp phải, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này tại nhà bằng những phương pháp đơn giản. Hãy cùng Huong.vn tìm hiểu một số cách chữa táo bón qua bài viết sau đây nhé!!!
Đặc điểm của chứng táo bón
Táo bón là gì?
Táo bón là một căn bệnh về tiêu hoá, là trạng thái phân khô cứng, không thể đi ngoài, phải rặn mạnh, mất nhiều thời gian hoặc nhiều ngày mới đi hết và xảy ra ít hơn ba lần một tuần. Tình trạng chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và có thể khắc phục dễ dàng. Nhưng nếu để lâu có thể tạo thành táo bón mạn tính
Táo bón tuy không phải là vấn đề sức khỏe nguy hiểm nhưng nếu không có biện pháp kịp thời tình trạng này để lâu có thể dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe. Bên cạnh đó, mắc táo bón kéo dài cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến táo bón
Để có phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao thì cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân gây táo bón ở cả người lớn và trẻ em, nhưng chủ yếu vẫn là các nguyên nhân như:
- Thiếu chất xơ trong bữa ăn hàng ngày, uống không đủ nước làm phân khô
- Sử dụng quá nhiều thuốc lợi tiểu, chẳng hạn như trà và cà phê, làm tăng sự hấp thụ nước trong ruột, dẫn đến phân cứng và khô.
- Tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo hàng ngày, đặc biệt là chất béo động vật.
- Táo bón cũng có thể do không hoạt động.
- Nhịn đại tiện và bỏ qua nhu cầu đại tiện.
- Một số bệnh đường tiêu hóa như nứt hậu môn, phì đại trực tràng vô căn, khối u gây tắc nghẽn đường tiêu hóa… cũng có thể là nguyên nhân.
- Táo bón cũng có thể chỉ ra sự hiện diện của các rối loạn tiêu hóa như trĩ, suy thận, ung thư đại trực tràng, v.v.
- Do có thai.
Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ để áp dụng cách chữa táo bón phù hợp làm giảm bớt các triệu chứng, hoặc bạn cần đến bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị tích cực hơn.
Triệu chứng của táo bón
Các triệu chứng này thường sẽ hết sau một vài ngày và không gây nhiều phiền phức. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài, diễn biến lâu ngày thì cần phải có phương pháp điều trị đúng đắn.
Cụ thể như sau:
Triệu chứng | Biểu hiện |
Số lần đi ngoài ít | Với người lớn, số lần đại tiện ít hơn 3lần/tuần
Với trẻ nhỏ, ít hơn 2-3lần/tuần |
Phân rắn | Do nhu động ruột chậm làm đại tràng hấp thụ nhiều nước và chất dinh dưỡng dẫn đến phân rắn, có đường kính to hơn bình thường. Một số trường hợp có phân rắn, lổn nhổn thành từng cục giống phân dê. |
Đi tiêu không hết | Mỗi lần đi đại tiện xong cảm giác vẫn muốn đi tiếp. |
Đau, cứng bụng | Cơn đau thường tập trung ở bụng dưới phía bên trái. Có người thì đau âm ỉ, có người thì đau quặn thắt khi phải rặn. Chất cặn bã không không được thải ra ngoài gây chướng bụng, nặng bụng. |
Phân có máu, hạt lổn nhổn | Táo bón làm cho phân vón cục, khi đại tiện phải rặn mạnh, gây nứt hậu môn làm chảy máu. |
Có cảm giác mệt mỏi, buồn nôn | Chất cặn bã đọng lại ở ruột già tích tụ độc tố, làm tăng vi khuẩn gây cảm giác buồn nôn. Cơ thể mệt mỏi. |
Đối tượng dễ bị táo bón
Táo bón xảy ra phổ biến ở mọi đối tượng, từ táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cho đến táo bón khi mang thai, táo bón sau sinh và táo bón ở người lớn tuổi.
- Người lớn tuổi ít vận động, tốc độ trao đổi chất chậm hơn và co bóp cơ yếu dọc theo đường tiêu hóa.
- Phụ nữ, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh: sự thay đổi nội tiết tố và sự phát triển của thai nhi làm co thắt ruột, giảm lượng phân đi qua.
- Những người tiêu thụ ít chất xơ tiêu thụ ít nước hơn.
- Những người dùng thuốc, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm
- Người bị rối loạn hậu môn, trực tràng…
15+ Cách chữa táo bón hiệu quả ngay lập tức
1. Bổ sung chất xơ
Ăn đủ chất xơ có thể tăng cường sức khỏe tiêu hóa và hỗ trợ tích cực trong việc giảm cân. Chúng tôi khuyên bạn nên bổ sung thêm 25-30 gam chất xơ mỗi ngày.
Chất xơ được chia làm 2 loại: hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan làm mềm phân, trong khi chất xơ không hòa tan có thể góp phần đưa phân đi qua ruột kết.
Bột yến mạch, hạt lanh, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả có nhiều chất xơ và có thể giúp tránh táo bón và đó cũng là cách chữa táo bón ngay lập tức tại nhà hiệu quả.
2. Tập luyện thể dục hàng ngày
Tập thể dục không chỉ tốt cho sức khoẻ thể chất nói chung và còn tốt cho hệ tiêu hoá nói riêng, bởi nó tác động đến nhu động ruột giúp hệ tiêu hoá hoạt động mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, việc tập thể dục cũng giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh táo bón và hỗ trợ bạn đi đại tiện dễ dàng hơn.
Vì thế, bạn nên duy trì thói quen luyện tập thể dục mỗi ngày để có thể ngăn chặn và hỗ trợ quá trình điều trị táo bón.
3. Uống nhiều nước
Thiếu nước chính là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón. Chính vì vậy, việc bổ sung đủ nước cho cơ thể không chỉ giúp cải thiện chứng táo bón một cách đơn giản mà còn đem lại hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên uống thêm một ít nước có ga để giảm tình trạng táo bón. Theo một nghiên cứu cho thấy nước có ga có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị táo bón.
Tuy nhiên, bạn nên uống nước có ga ở một mức độ vừa phải để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
4. Massage cơ bụng
Bên cạnh việc tập thể dục, việc massage bụng thường xuyên cũng có tác dụng chữa táo bón hiệu quả do tác động trực tiếp đến nhu động ruột khiến nó hoạt động mạnh mẽ hơn.
Bạn chỉ cần nằm ngửa, ấn và xoa bụng theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 15 phút và lặp lại 2 lần mỗi ngày. Việc massage bụng giúp đưa phân về phía đại tràng, từ đó hệ tiêu hoá được cải thiện.
5. Bổ sung thêm trà thảo mộc
Trà ấm có thể giúp thư giãn hệ thống tiêu hóa và giảm bớt một số vấn đề về dạ dày. Sau đây là một số loại trà thảo dược bạn nên tham khảo nếu bạn bị táo bón:
- Trà gừng: hỗ trợ làm ấm cơ thể và tiêu hóa thức ăn.
- Trà bạc hà: Tinh dầu bạc hà có thể giúp nhu động ruột và làm dịu cơn đau dạ dày.
- Trà hoa cúc: hỗ trợ thư giãn các cơ tiêu hóa và có thể ngăn ruột tự di chuyển phân khi bị rối loạn.
- Trà có chứa caffein, chẳng hạn như trà đen hoặc trà xanh, sẽ có tác dụng kích thích nhu động ruột tương tự như cà phê.
6. Nước chanh kết hợp với dầu ô liu
Chanh có tính axit và dầu ô liu có nhiều chất chống oxy hóa; khi kết hợp, hai thành phần này có thể giúp tránh táo bón bằng cách thư giãn nhu động ruột.
Lấy một thìa nước cốt chanh và trộn với một thìa dầu ô liu để tạo thành hỗn hợp này. Do đó, combo này nên được thực hiện trước khi đi ngủ.
7. Sử dụng vừng đen
Vừng đen là nguyên liệu điều trị tại nhà đơn giản, tự nhiên mà không cần dùng đến thuốc Tây.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp táo bón do có chế độ ăn ít chất xơ, thiếu nước hoặc thói quen đại tiện kém. Nếu táo bón là do một vấn đề do bệnh lý khác gây ra, tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn kĩ lưỡng.
Theo y học cổ truyền, hạt mè đen có tác dụng lợi tiểu, cải thiện sức khỏe cho hệ tiêu hoá. Ngoài ra, mè đen còn chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp giảm các triệu chứng khó chịu như đầy bụng, khó tiêu.
8. Bổ sung men vi sinh.
Probiotic có trong men vi sinh giúp giảm bớt các vấn đề táo bón. Ngoài ra, nó còn có vi khuẩn Probiotic giúp hỗ trợ phục hồi vi khuẩn tốt trong đường tiêu hóa.
Ngoài việc bổ sung các loại men vi sinh có bán trên thị trường, bạn có thể ăn thêm các thực phẩm như sữa chua, kim chi, dưa cải,… để hỗ trợ tiêu hóa, chống táo bón.
9. Dùng thuốc nhuận tràng và làm mềm phân
Ngoài việc điều trị táo bón bằng thực phẩm, chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, trong một số trường hợp có thể điều trị táo bón bằng dược phẩm như thuốc nhuận tràng và thuốc làm mềm phân. So với chế độ ăn uống và tập thể dục tốt hơn, việc sử dụng thuốc được xem là cách nhanh nhất để chữa táo bón. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo không nên lạm dụng nó để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm.
10. Uống nước ép nho và cần tây
Nho là thực phẩm chứa nhiều chất xơ hòa tan, làm cho nhu động tiêu hóa mạnh mẽ hơn, giúp chữa táo bón ngay lập tức tại nhà. Cần tây có thể cung cấp sắt và các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể. Khi hai thứ này được trộn lẫn với nhau, chúng sẽ tạo ra một thức uống thơm ngon và cũng khá hiệu quả trong việc chữa táo bón ngay lập tức tại nhà.
11. Sử dụng hạt lanh
Hạt lanh bao gồm nhiều chất xơ, nhất là chất xơ không hòa tan, khó bị phân hủy khi đi qua ruột non và giúp phân mềm, dễ đi hơn. Loại hạt này cũng bao gồm một loại chất nhầy, khi kết hợp với nước sẽ tạo ra một loại gel giúp bôi trơn ruột, cho phép chúng hoạt động trơn tru hơn.
12. Sử dụng quả sung
Một sự thật ít người biết là quả sung có thể hỗ trợ chữa táo bón tại nhà cực kỳ tốt.
Với hàm lượng chất xơ cao hơn hầu hết các loại rau quả khác, quả sung có tác động mạnh mẽ đến hệ tiêu hóa, thúc đẩy phân ra khỏi đường ruột một cách trơn tru.
Ngoài ra, quả sung có nhiều chất dinh dưỡng như fructose và glucose, giúp kích thích tiêu hóa.
13. Bổ sung thêm vitamin
Một số loại vitamin như vitamin C, vitamin B1, vitamin B9 giúp làm sạch, đào thải độc tố trong đường tiêu hóa đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể. từ đó, tình trạng táo bón cũng được cải thiện đáng kể, cũng như dạ dày và nhu động ruột được hoạt động một cách trơn tru.
14. Đi vệ sinh khi cần
Để phòng ngừa táo bón và phát huy hiệu quả, bạn cũng cần phải bỏ thói quen nhịn ăn, nên “đi nặng” ngay khi có nhu cầu. Bởi vì việc đi vệ sinh chậm là một trong những nguyên nhân góp phần làm tình trạng táo bón trở nên nặng hơn. Vì vậy, bạn nên hình thành thói quen đi vệ sinh đúng giờ để cơ thể hình thành “phản xạ”. Tốt nhất là bạn nên đi vệ sinh vào buổi sáng khi mới thức dậy để đường ruột được nhẹ nhàng và thoải mái.
15. Đi đại tiện đúng tư thế
Ngoài việc đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, tuyệt đối không được trì hoãn, cố gắng cho xong việc hoặc nhịn vì sợ đau khi đi cầu, bạn cũng nên hiểu rõ về tư thế ngồi đi đại tiện đúng cách. Điều này giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn khi đi đại tiện cũng như giúp việc đưa phân ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn. Bạn có thể làm cho việc đại tiện thoải mái hơn bằng cách thêm một chiếc ghế để gác chân.
Một số lưu ý khi bị táo bón
Để cách chữa táo bón ngay lập tức đạt được hiệu quả cao, sau đây Huong.vn sẽ giúp bạn liệt kê một số lưu ý sau đây:
Không sử dụng các sản phẩm từ sữa
Sữa và sữa có đường có thể gây táo bón vì chúng chứa nhiều đường lactose và fructose, đó là hai loại đường khó tiêu hóa.
Khi tiêu hóa đường lactose và fructose, cơ thể bạn phải sản xuất một số lượng đáng kể các enzym để phân hủy chúng, tuy nhiên không phải lúc nào cơ thể cũng tạo ra đủ enzym để phân hủy lượng đường lớn này. Do đó, sữa và sữa có đường có thể gây táo bón.
Để tránh làm bệnh trầm trọng hơn, bạn nên hạn chế uống sữa hoặc các sản phẩm từ sữa trong suốt quá trình điều trị.
Các biện pháp phòng chống táo bón
Bạn có thể sử dụng các biện pháp khắc phục tại nhà sau đây để ngăn ngừa táo bón:
- Sử dụng một chế độ ăn uống cân bằng nhiều chất xơ. Trái cây, rau, các loại đậu, bánh mì và ngũ cốc là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Người bị táo bón nên tiêu thụ 25-30 gam chất xơ mỗi ngày.
- Giảm lượng thức ăn ít chất xơ như thực phẩm chế biến sẵn, các sản phẩm từ sữa và thịt.
- Uống nhiều nước.
- Tập thể dục một cách thường xuyên.
- Cố gắng giảm thiểu căng thẳng.
- Đi đại tiện ngay khi có nhu cầu.
- Cố gắng đi đại tiện thường xuyên, đặc biệt là sau bữa ăn.
Để bệnh táo bón không còn là nỗi ám ảnh, các bạn nên chủ động phòng tránh và tìm ra cách chữa táo bón hiệu quả. Huong.vn hy vọng rằng bài viết sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình điều trị chứng bệnh thường gặp này.
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả