Trào ngược dạ dày thực quản là một căn bệnh ngày càng phổ biến ở Việt Nam và diễn ra ở nhiều độ tuổi khác nhau. Dạ dày và thực quản được ngăn cách bởi cơ thắt thực quản. Chúng hoạt động dưới cơ chế van một chiều, khi nuốt thức ăn cơ thực quản mở ra rồi đóng lại ngăn không cho thức ăn đi ngược trở lại. Hãy cùng Huong.vn tìm hiểu cách chữa trào ngược dạ dày bằng những nguyên liệu thiên nhiên nhé!

Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là gì? ( ảnh sưu tầm)

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng các chất dịch trong dạ dày như HCL, pepsin và thức ăn thừa trào lên vùng thực quản. Trào ngược dạ dày không chỉ gây phiền toái cho người bệnh mà còn gây nên những biến chứng nặng nề đối với sức khỏe nếu không được điều trị sớm.

Theo thống kê, có đến hơn một nửa bệnh nhân gặp phải biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến cơ thể như viêm thanh quản, các cơn ho kéo dài, loét thực quản, ung thư thực quản- dạ dày,…Tình trạng đau dạ dày thường xảy ra sau bữa ăn và không kèm các triệu chứng khác thì đó là trào ngược dạ dày.

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày

Nguyên nhân
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ( ảnh sưu tầm)

Dạ dày và thực quản được ngăn cách bởi cơ thắt thực quản. Chúng hoạt động dưới cơ chế van một chiều, khi nuốt thức ăn cơ thực quản mở ra rồi đóng lại ngăn không cho thức ăn đi ngược trở lại. Trào ngược dạ dày thường do một số nguyên nhân sau:

  • Tác dụng phụ của thuốc Tây: Có những nhóm thuốc huyết áp, aspirin,..Nếu lạm dụng sử dụng chúng quá mức sẽ gây ảnh hưởng đến cơ thực quản và niêm mạc dạ dày.
  • Ảnh hưởng bởi thói quen xấu: Thói quen sử dụng các chất kích thích, đồ uống chứa cồn, nước ngọt có gas có thể gây hại cho cơ thắt thực quản. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống không khoa học, đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị cũng khiến thực quản bị tổn thương.
  • Do các yếu tố bệnh lý: Những bệnh lý dẫn đến trào ngược dạ dày như nhiễm trùng, hẹp môn vị, phù nề bao tử, ung thư,..
  • Béo phì, căng thẳng quá mức, mang thai, vận động mạnh sau khi ăn no, lo lắng quá mức,..

Những biểu hiện của bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản

Những biểu hiện của bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản
Cách chữa trào ngược dạ dày thực quản ( ảnh sưu tầm)

Trào ngược dạ dày thường có những biểu hiện từ rất sớm. Nếu người bệnh chịu khó quan sát cơ thể thì có thể sớm nhận ra bệnh ngay lúc nó khởi phát. Tuy nhiên trên thực tế thì những người mắc phải triệu chứng trào ngược dạ dày rất chủ quan trước những dấu hiệu bất thường.

Những chủ quan này khiến cho bệnh trở nặng hơn, người bệnh thường chỉ chú ý tới chúng khi bệnh đã chuyển biến xấu kèm theo những biến chứng. Có thể kể qua một số triệu chứng thường thấy như:

  • Ợ chua, ợ hơi, ợ rát, ợ nóng
  • Buồn nôn
  • Tiết lượng lớn nước bọt
  • Đắng miệng
  • Khó thở và tức ngực

Trong trường hợp bệnh kéo dài nếu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển đến những trường hợp có triệu chứng nặng hơn như:

  • Viêm phổi: Dịch vị dạ dày bị đẩy lên trên vùng thực quản, có thể gây viêm nhiễm và tràn khí màng phổi
  • Ho khan : Acid của dạ dày tiếp xúc với vùng thanh quản gây nên tình trạng viêm nhiễm khiến cho các tế bào thanh quản bị sưng tấy dẫn đến khàn tiếng, ho khan kéo dài kèm theo các triệu chứng khó nuốt.
  • Hen suyễn : Đây là triệu chứng thường thấy của những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày ban đêm.
  • Đau bụng kéo dài: Đau bụng không rõ nguyên nhân kéo dài xuất phát từ việc tổn thương dạ dày gây trào ngược.
Hữu ích dành cho bạn  Bà bầu mang thai 3 tháng đầu có được quan hệ không?

Đối tượng dễ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Cách chữa trào ngược dạ dày
Đối tượng dễ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản ( ảnh sưu tầm)

Bất kì đối tượng nào cũng có thể bị trào ngược dạ dày thực quản, trong đó phổ biến là trẻ nhỏ và phụ nữ trong thời kì thai sản, người thừa cân béo phì. Đối với trẻ sơ sinh thường có những dấu hiệu như chán ăn, bỏ bú, nhịp thở không đều, khó chịu, thường xuyên quấy khóc. Gia đình cần theo dõi để điều trị kịp thời nếu trẻ xuất hiện cái tình trạng trên. Những người mang thai, thừa cân béo phì có đặc điểm chung là phần bụng chịu nhiều sức ép khiến việc tiêu hóa thức ăn bị hạn chế, các dịch vị dạ dày cũng dễ bị ép trào ngược qua thực quản.

Những biến chứng của trào ngược dạ dày

cách chữa trào ngược dạ dày
Những biến chứng của trào ngược dạ dày ( ảnh sưu tầm)

Những biến chứng trào ngược dạ dày thực quản thường gặp như:

  • Viêm loét thực quản: đây là một trong những biến chứng phổ biến nhất, khi này tình trạng trào ngược dạ dày xảy ra ít, niêm mạc chưa bị tổn thương nhiều. Trong giai đoạn này nếu được điều trị kịp thời có thể điều trị dứt điểm và cải thiện tình trạng bệnh một cách nhanh chóng.
  • Hẹp thực quản: Biến chứng này xảy ra là do tần suất trào ngược tăng cao, lớp miên mạc tiếp xúc nhiều lần với acid dạ dày. Quá tình này gây ra các vết lở loét, gây đau rát khi tiêu thụ thực phẩm. Các vết loét sẽ dễ dàng hình thành sẹo.
  • Các vấn đề về hô hấp: xuất hiện các triệu chứng như chảy nước mũi, ho, khò khè, khàn cổ,..

Xem thêm: Triệu chứng trào ngược dạ dày

Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày
Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản ( ảnh sưu tầm)

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng bệnh lý phổ biến khi các dịch từ dạ dày dâng lên vùng thực quản. Không chỉ gây ra những phiền toái và khó chịu trong sinh hoạt mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề đối với sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời.

Nghệ tươi

Cách chữa trào ngược dạ dày
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ tươi ( ảnh sưu tầm)

Nghệ tươi có chứa các hoạt chất curcumin có tác dụng kháng viêm, chống lại quá trình oxy hóa, hình thành một lớp màng bảo vệ cho niêm mạc dạ dày, hỗ trợ điều trị và chữa lành những vết loét sẵn có, giảm thiểu được tình trạng viêm loét dạ dày.

Kết hợp nghệ tươi với mật ong:

Nguyên liệu:

  • 100g tinh bột nghệ
  • 50g mật ong

Cách chế biến:

  • Trộn đều hỗn hợp
  • Nặn thành những viên nhỏ
  • Bảo quản ở hũ thủy tinh sạch và để ở ngăn mát tủ lạnh

Cách sử dụng:

  • Sử dụng trước bữa ăn
  • Mỗi lần sử dụng từ 2-3 viên
  • Đối với trường hợp bị nặng thì sử dụng liên tục từ 1-2 tháng
  • Đối với những trường hợp nhẹ thì sử dụng trong vòng 7-10 ngày

Lá mơ lông

Cách chữa trào ngược dạ dày
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá mơ lông ( ảnh sưu tầm)

Chúng ta thường dễ bắt gặp những cây lá mơ leo xung quanh nhà hoặc trên các hàng rào. Đây là loại lá có mặt trước màu xanh, mặt sau màu tím và có nhiều lông tơ xung quanh phiến lá và các gân.

Lá mơ có tính bình, vị mát chúng có khả năng giải độc thanh nhiệt. Những hoạt chất như vitamin C, protein, carotene,… có trong lá mơ lông còn giúp làm giảm tình trạng sưng viêm niêm mạc dạ dày một cách có hiệu quả. Người bị bệnh có thể yên tâm sử dụng lá mơ lông để điều trị bệnh trào ngược dạ dày mà không làm ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.

Nước ép từ lá mơ có khả năng điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả mà không mất quá nhiều thời gian cho những người có công việc bận rộn. Nước ép lá mơ sau khi đi vào dạ dày có khả năng làm lành các vết loét một cách hiệu quả, ngăn ngừa được sự trào ngược các dịch acid lên thực quản.

  • Lá mơ làm sạch và để ráo nước
  • Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn
  • Lọc lấy phần nước cốt
Hữu ích dành cho bạn  Hoa đu đủ đực là gì? Cách chế biến hoa đu đủ đực tại nhà

Cách sử dụng:

  • Sử dụng mỗi ngày hai lần trước lúc ăn 30 phút để những hoạt chất trong lá mơ được phát huy tốt nhất
  • Sử dụng trong vòng 2-3 tháng để tình trạng bệnh được cải thiện

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp lá mơ với trứng gà để tạo thành một món ăn dành cho những người không chịu được vị đắng của lá mơ khi ép nước hoặc ăn trực tiếp.

Lá trầu không

 cách trị trào ngược dạ dày
Lá trầu không –  cách trị trào ngược dạ dày ( ảnh sưu tầm)

Lá trầu không có khả năng cải thiện những căn bệnh liên quan đến dạ dày nhờ vào hàm lượng các chất chống oxy hóa cao. Hoạt chất Tanin có trong lá trầu không có khả năng kiếm soát lượng acid trong niêm mạc dạ dày một cách hiệu quả. Bên cạnh đó chúng còn có tác dụng trong việc chữa lành và làm dịu các vết loét.

  • Ngâm lá trầu không với nước muối loãng cho sạch bụi bẩn
  • Đem đi đun sôi với nước sạch
  • Đun trong vòng 15 phút thì tắt bếp
  • Lọc bỏ cặn lá
  • Để nguội và sử dụng

Chuối xanh

Chữa trào ngược dạ dày
Chữa trào ngược dạ dày bằng chuối xanh ( ảnh sưu tầm)

Chuối xanh là loại thức phẩm có tính bình, vị chát. Ngoài những khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, nhuận tràng chúng còn có khả năng làm dịu các triệu chứng đau dạ dày. Hỗ trợ điều trị tình trạng viêm và sưng.

Vị chát của chuối xanh còn có khả năng điều trị các triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày và một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa khác nhưng: ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu,.. Trong chuối xanh chứa lượng lớn các chất xơ, vitamin và những khoáng chất có tác dụng kích thích sự phát triển lớp màng nhầy của niêm mạc làm cho thành bảo vệ niêm mạc trở nên dày hơn làm giảm tình trạng viêm loét.

  • Chuẩn bị một quả chuối xanh
  • Loại bỏ phần vỏ xanh của chuối
  • Thái chuối thành từng lát mỏng
  • Ngâm chuối cùng nước muối pha loãng trong 30 phút để loại bỏ nhựa và vị chát của chuối
  • Vớt chuối xanh ra ngoài và rửa lại cùng nước sạch
  • Sử dụng cùng với các loại rau sống trong mỗi bữa ăn để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày.

Tinh bột nghệ

Cần chuẩn bị:

  • Tinh bột nghệ
  • Mật ong

Cách sử dụng:

Để điều trị trào ngược dạ dày bằng nghệ và mật ong bạn lấy 1 thìa tinh bột nghệ hòa cùng nước ấm và 2 thìa mật ong. Các chất oxy hóa và kháng viêm mạnh mẽ có trong mật ong vô cùng có lợi cho sức khỏe khi kết hợp cùng nghệ tươi sẽ cải thiện được tình trạng trào ngược dạ dày.

Nha đam

Mẹo chữa trào ngược dạ dày
Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam ( ảnh sưu tầm)

Nha đam không chỉ nổi tiếng trong ngành làm đẹp bằng những phương pháp thiên nhiên mà chúng cũng được ứng dụng như một phương thuốc giúp điều trị bệnh trào ngược dạ dày. Trong nha đam có chứa những dưỡng chất có lợi đối với sức khỏe, chúng có khả năng kiểm soát tốt lượng đường huyết trong máu và ngăn ngừa sự phát triển vết loét ở niêm mạc dạ dày nổi bật như vitamin E, C, B Canxi, kẽm, Kali, Natri, Anthraquinon, Glucomannan,..

Lượng lớn chất xơ có trong nha đam kích thích hoạt động co bóp của các nhu động ruột làm giảm hiệu quả những triệu chứng bệnh. Anthraquinon có trong nha đam có khả năng ngăn chặn sự hình thành và trào ngược acid dạ dày. Bên cạnh đó Glucomannan giúp cân bằng hệ tiêu hóa. Những hoạt chất kháng viêm có trong nha đem giúp ngăn chặn sự phát triển của các sắc tố giúp bảo vệ vùng niêm mạc dạ dày.

Nước dừa

Chữa trào ngược dạ dày
Chữa trào ngược dạ dày bằng nước dừa ( ảnh sưu tầm)

Nước dừa chứa acid lauric khi vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành monolauri. Monolaurin có khả năng kháng khuẩn, chống lại sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn, ký sinh trùng, giun sống… Sử dụng nước dừa hằng ngày thay nước làm loãng acid dạ dày và làm giảm trào ngược.

Hữu ích dành cho bạn  Xăm môi kiêng thịt bò bao lâu?

Lá ổi

Mẹo chữa trào ngược dạ dày
Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng lá ổi ( ảnh sưu tầm)

Lá ổi chứa lượng lớn tinh dầu và các hoạt chất có khả năng giảm lượng tiết acid trong dạ dày, làm giảm các biểu hiện đau đớn dai dẳng. Người bệnh có thể yên tâm sử dụng lá ổi để điều trị bệnh vì chúng không gây ra tác dụng phụ và vô cùng an toàn đối với sức khỏe.

Chúng là loại dược liệu có khả năng chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả. Lá ổi có vị đắng, tính ấm, khả năng tiêu nhiệt, giải độc. Để chữa đau dạ dày bằng lá ổi hiệu quả thì chúng ta có thể két hợp cùng gạo lứt hoặc mật ong. Đây đều là những phương pháp điều trị vô cùng kanhf tính và cho hiệu quả cao sau khi sử dụng.

Mật ong ngâm tỏi

Cách chữa trào ngược dạ dày
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong ngâm tỏi ( ảnh sưu tầm)

Chuẩn bị:

  • Tỏi tươi
  • Mật ong

Cách thực hiện:

  • Tỏi bóc vỏ, rửa sạch để ráo
  • Đập dập tỏi cho vào hũ
  • Rót mật ong vào hũ cho đến khi ngập phần tỏi
  • Đậy kín và bảo quản ở nơi khô ráo tỏng vòng 3 tuần rồi sử dụng
  • Sử dụng 2-3 lần/ ngày, mỗi lần sử dụng 1 tép

Câu hỏi thường gặp về trào ngược dạ dày thực quản

Câu hỏi thường gặp về trào ngược dạ dày
Câu hỏi thường gặp về trào ngược dạ dày thực quản ( ảnh sưu tầm)

Trào ngược dạ dày ngày càng trở nên phổ biến. Khi tình trạng trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng đi kèm với tần suất dày đặc hơn có thể gây ra những biểu hiện như phù nề, sưng tấy niêm mạc thực quản. Cùng tham khảo những thắc mắc thường gặp khi gặp phải vấn đề trào ngược dạ dày nhé.

Trào ngược dạ dày có gây đau đầu không?

Trào ngược dạ dày có gây ra hiện tượng đau đầu không, đây là điều mà chưa có một chứng minh nào cụ thể nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra được mối liên hệ giữa ruột và não có thể liên kết với nhau thông qua một số hệ thống thần kinh trung ương, các thần kinh hệ miễn dịch và nội tiết. Việc đó gây áp lực trực tiếp lên thành não, dẫn đến đau đầu. Do đó, nếu người bị trào ngược dạ dày có thể gây ra đau đầu và ngược lại, đau đầu cũng có thể gây ra hiện tượng đau dạ dày ruột.

Trào ngược dạ dày có gây khó thở không?

Trào ngược dạ dày có gây khó thở không
Trào ngược dạ dày có gây khó thở không? ( ảnh sưu tầm)

Khó thở là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày. Gần một nửa bệnh nhân gặp tình trạng khó thở khi mắc bệnh trào ngược dạ dày. Đa phần khi gặp phải tình trạng khó thở là lúc bệnh trở nặng. Khó thở trong một thời gian dài là một trải nghiệm tồi tệ và nguy hiểm vậy nên nếu gặp phải tình trạng này cần phải thăm khám để tránh tình trạng bệnh trở nặng và phát sinh.

Những thực phẩm nào nên tránh khi bị trào ngược dạ dày

Thực phẩm chứa nhiều chất béo

Những thực phẩm chứa nhiều chất béo như mỡ động vật, đồ chiên rán,… khiến cho hệ tiêu hóa bạn bị trì trệ và trở nên khó khăn hơn. Những thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ bị chướng bụng, tăng áp lực lên thành dạ dày và thực quản. Thời gian tiêu hóa thức ăn lâu làm chậm quá trình tiêu hóa và gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

Cà phê, thuốc lá, bia rượu

Những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản cần tránh các đồ uống có cồn, chứa các chất kích thích như cà phê, trà, đồ uống chứa cafein … những chất này khi đi vào cơ thể làm tăng giãn cơ vòng dưới thực quản cũng như tăng sự tiết acid trong dạ dày.

Thức uống chứa gas cũng nên tránh vì chúng dễ gây ra tình trạng chướng bụng và ảnh hưởng không tốt đối với cơ thắt dạ dày thực quản.

Hoa quả chứa nhiều acid

Trái cây rất tốt đối với sức khỏe và có khả năng tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày cần hạn chế ăn các loại hoa quả chứa nhiều acid như cam, quýt, chanh, bưởi,.. Bởi những loại quả này chứa nhiều vitamin C làm tăng sự tiết dịch của dạ dày.

Xem thêm: Trào ngược dạ dày nên ăn gì?

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top