Mụn là vấn đề mà bất kì ai cũng gặp phải, tùy thuộc vào từng cơ địa mà mụn xuất hiện nhiều hay ít. Mụn gây mất thẩm mĩ và ảnh hưởng đến tâm lí của người bệnh khá nhiều. Nhìn đơn giản nhưng mụn rất khó điều trị, lâu dài để lại thâm sẹo và rỗ lớn. Tạo áp lực tâm lí, đặc biệt là các bạn nữ vì yêu cầu về cái đẹp của chị em rất được coi trọng.

Thực tế, dù mọi người đã đầu tư và dành nhiều thời gian cho việc điều trị nhưng không thể khỏi được. Trường hợp này được cho là do xuất phát điểm ở nguồn gốc bên trong. Liệu rằng đều đó có nói lên gì về tình trạng sức khỏe của cơ thể.

Ít ai biết rằng mỗi một nốt mụn mọc trên cơ thể đều có mối quan hệ mật thiết với từng cơ quan cấu tạo bên trong như gan, dạ dày, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh,….Nó đang báo hiệu cho chúng ta về sự suy yếu của sức khỏe và cảnh báo mọi người cần có biện pháp để chữa trị sớm nhất. Sau đây là những bài học về đoán bệnh dựa trên vị trí mụn mà ta nên biết để khắc phục ngay nhé!

Mụn là gì?

Mụn là căn bệnh ngoài da thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Đây là loại bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây mất thẩm mĩ khá lớn. Mụn khó điều trị, dể để lại sẹo lồi, lõm. Nguyên nhân hình thành mụn là do tuyến bã nhờn tiết ra nhiều gây bí bết lỗ chân lông.

Mụn
Mụn là căn bệnh ngoài da thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên

Một số loại mụn phổ biến:

  • Mụn đầu đen: không gây đau rát, viêm nhiễm, dể nhận biết bằng các nốt đen trồi lên bề mặt da
  • Mụn bọc: sưng to, viêm nhiễm, chứa nhiều máu mủ và gây đau nhức
  • Mụn trứng cá: mọc thành cụm, lan rộng ra khắp mặt, nổi những mụn nhỏ li ti chứa mủ trắng
  • Mụn mủ: là mụn trứng cá bị viêm nhiễm nặng, chứa nhiều mủ, vỏ ngoài khá mỏng và dể bị vỡ
  • Mụn cám: ngược lại mụn cám là mụn trứng cá ở tình trạng nhẹ, gây mất thẩm mĩ khuôn mặt và loại khởi nguồn của các loại mụn còn lại
  • Mụn ẩn: khó nhận biết, không đau nhức khi sờ vào, mọc ẩn sau dưới da giống như những cục u nhỏ

Vị trí của các nốt mụn biểu hiện tình trạng sức khỏe

Mụn mọc ở miệng

Tuy nhìn đơn giản nhưng mụn mọc ở miệng lại là biểu hiện sự suy yếu của hệ tiêu hóa. Đối tượng có hệ tiêu hóa kém sẽ dể tích tụ nhiều chất độc hại, tiêu hóa ở ruột bị chậm, tiêu hóa không hết thức ăn khiến gan tích tụ lại nhiều độc tố.

Một số thực phẩm gây hại cho hệ tiêu hóa:

  • Thức ăn cay, nóng
  • Món chế biến nhiều dầu mỡ
  • Bánh kẹo, món chứa nhiều đường
Hữu ích dành cho bạn  Hướng dẫn cách làm lá tía tô trị nám cực kì đơn giản

Ăn uống không lành mạnh kéo dài thì số lượng mụn mọc quanh miệng càng lớn.

Trán là vùng hay có mụn

Mụn trên trán
Mụn trán cho thấy bạn đang bị suy nhược cơ thể

Nguyên nhân dẫn đến mụn ở trán:

  • Thiếu ngủ, thức khuya
  • Căng thẳng đầu óc, stress kéo dài
  • Ăn uống không lành mạnh, nạp nhiều dầu mỡ, ăn ít rau xanh.

Triệu chứng kèm theo khi mụn mọc ở trán là cơ thể bị nóng trong người, lở loét ở khóe miệng.

Mụn trán cho thấy bạn đang bị suy nhược cơ thể, hệ thần kinh đang bị căng thẳng cũng như chức năng gan bị ảnh hưởng. Do đó cần thay đổi lại sinh hoạt của bản thân, điều chỉnh lượng công viên giúp đầu óc được thư giãn.

Mụn ở 2 bên má – đoán bệnh dựa trên vị trí mụn

Mụn má là trường hợp luôn bắt gặp ở cơ thể bởi nó tiếp xúc trực tiếp với khói bẩn, bụi bặm. Bên cạnh đó, các thói quen xấu hàng ngày như rửa mặt, thường xuyên sờ tay lên mặt cũng khiến tình trạng mụn thêm trầm trọng hơn. Vì diện tích lớn nên mỗi khi mụn xuất hiện ở má lại gây ảnh hưởng đến tính thẩm mĩ.

Các biểu hiện tình trạng bệnh của cơ thể qua dấu hiệu mụn trán:

  • Gan nhiễm độc với các triệu chứng: nóng gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan B,…
  • Phổi suy yếu gây khó thở
  • Hệ bài tiết không ổn định gây đau bụng, đầy hơi, chướng bụng,…

Giữa hai đầu lông mày và huyệt ấn đường

Đây là vị trí ít người gặp nhưng tuyệt đối đừng chủ quan mà bỏ qua, điều đó sẽ khiến bạn mất đi cơ hội điều trị gan sớm hơn.

Mụn mọc ở hai đầu lông mày gây đau nhức mỗi khi nặn. Nguyên nhân có thể là do tình trạng suy nhược ở gan. Nếu có kèm theo triệu chứng căng tức, đau ngực bên trái thì nên đến bệnh viện uy tín để điều trị gan của bạn.

Mụn mũi

Mụn đầu đen xuất hiện nhiều trên mũi không gây tổn thương đến cơ thể như sưng đỏ, đau nhức, viêm nhiễm. Tuy nhiên cũng không có gì bất ngờ khi nói mụn mũi liên quan đến hệ hô hấp, đặc biệt là phổi. Mũi hít quá nhiều bụi bặm khiến phổi bị tổn thương và gây cảm giác khó thở.

Mụn trên mũi
Mụn đầu đen xuất hiện nhiều trên mũi

Một số nguyên nhân khác khiến mụn mũi hình thành:

  • Ăn nhiều thịt, đồ cay và muối
  • Nhiệt độ xung quanh môi trường thấp khiến mũi khô, tiết nhiều dầu.

Hiếm gặp nhưng mụn lại có ở môi

Mụn quanh môi được coi là cơn ác mộng của những người bị mụn. Gây khó khăn trong việc ăn uống, dể viêm nhiễm và gây đau nhức trong quá trình lấy nhân mụn.

Biểu hiện sức khỏe cơ thể:

  • Nóng trong người
  • Đau bao tử
  • Hệ tiêu hóa bất thường

Mụn có ở vùng mông, âm đạo

Không chỉ mọc trên mặt, vùng kín cũng là một trong những nơi mà mụn có thể mọc. Một loại mụn gây khó khăn không ít trong việc đi lại, ngồi xuống chính là mụn nhọt.

Mụn có ở vùng mông, âm đạo do việc vệ sinh cơ quan sinh dục của mỗi người. Vệ sinh không kĩ, vùng kín ẩm ướt, tạo cơ hội vi khuẩn kí sinh gây viêm nhiễm và các bệnh phụ khoa. Theo đông y, mụn vùng kín chứng tỏ hệ bài tiết của bạn đang không ổn và cần có biệ pháp điều trị kịp thời tránh tình trạng thêm nặng thêm.

Cằm hay xuất hiện mụn

Một số loại mụn thường gặp ở cằm là mụn bọc và mụn trứng cá. Những nốt mụn này gây đau nhức và rất khó để điều trị. Nếu chúng xuất hiện đều đặn vào các ngày chu kì hàng tháng thì sức khỏe bạn vẫn đang bình thường. Tuy nhiên không nên bỏ qua khi mụn cằm xuất hiện bất thường, lâu khỏi vì lúc này bạn có thể mắc phải các căn bệnh phụ khoa.

Hữu ích dành cho bạn  10 Cách làm trắng da mặt nhanh nhất trong 1 tuần
Mụn ở cằm
Một số loại mụn thường gặp ở cằm là mụn bọc và mụn trứng cá

Tỉ lệ nữ giới bị mụn cằm nhiều hơn nam giới bởi vấn đề của buồng trứng và tử cung là một trong những nguyên nhân quyết định mụn ở cằm có mọc hay không. Ngoài ra khả năng cao là bị các bệnh về thận như sỏi thận và các bệnh khác liên quan đến hẹ bài tiết.

Vùng thái dương cũng là nơi mụn trú ngụ

Mụn vùng thái dương nhắc nhở bạn cần quan tâm đến hệ tuần hoàn của mình, đặc biệt là túi mật. Gần chân tóc chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh bởi gầu nên vùng thái dương rất dể có mụn. Bên cạnh đó việc nạp quá nhiều thực phẩm chứa chất bảo quản khiến tình trạng mụn thêm trầm trọng hơn. Đặc biệt là những thực phẩm thức ăn nhanh, đồ hộp, ăn vặt,…trở thành gánh nặng cho túi mật

Lưng là vùng hay có mụn

Trên cơ thể có 2 khu vực mà mụn gây nên ảnh hưởng nặng nề nhất chính là mặt và lưng. Mụn lưng quá nhiều làm chị em phải e ngại trong việc ăn mặc những bộ cánh gợi cảm. Bên cạnh đó lưng rất khó vệ sinh, nên mụn lưng thường trở nặng sau một thời gian nếu không có sự trợ giúp của các mỹ phẩm, kem thuốc đặc trị.

Theo chẩn đoán của các bác sĩ da liễu, ngoài những tác động khách quan như mặc đồ không thấm mồ hôi, dùng mỹ phẩm dưỡng da, sữa tắm bị dị ứng, thì rối loạn hormone nội tiết cũng là nguyên nhân gây mụn. Sự thay đổi của hormone này gặp nhiều ở độ tuổi dậy thì và để lại nhiều vết thâm sẹo.

Mọc mụn ở tai – Đoán bệnh dựa trên vị trí mụn

Tai là vị trí ít nổi mụn nhưng một khi có mụn xuất hiện thì chứng tỏ thận cơ thể có vấn đề nghiêm trọng.

Uống quá ít nước, thận không đủ để bài tiết và thải độc, lâu ngày cơ quan bài tiết bị suy yếu có thể gây nên sỏi thận. Biểu hiện rõ ràng nhất các bệnh liên quan đến thận hư chính là thông qua tình trạng mụn ở tai. Đồng thời dưới sự tác động của việc vệ sinh sai cách, xỏ khuyên bị nhiễm trùng cũng góp phần gây nên mụn ở tai.

Mụn ở chân tay

Mụn nổi trên tay
Chân tay là những vị trí tiếp xúc nhiều với vi khuẩn nên nổi mụn

Chân tay là những vị trí tiếp xúc nhiều với vi khuẩn và bụi bẩn từ môi trường. Mụn này xuất hiện ở tất cả các đối tượng, kể cả trẻ em.

Một số bệnh lí bắt đầu từ mụn ở chân tay bạn cần nên biết: zona, bệnh thủy đậu, viêm da cơ địa, ghẻ,….Ban đầu chỉ có vài nốt mụn nhỏ, lâu dần chúng lan rộng đi khắp các vùng kahsc trên cơ thể. Có thể kéo theo triệu chứng sốt, phát ban, cơ thể khó chịu,….

Mụn ở vị trí nào là nguy hiểm nhất

Thực tế chứng minh, mụn mọc ở khắp nơi trên cơ thể và do nhiều nguyên nhân gây nên. Dù cố gắng dùng các loại kem đặc trị, mỹ phẩm dưỡng da nhưng mụn vẫn không thể hết được. Chính nguồn gốc bên trong khiến mụn trị mãi không khỏi. Mụn gắn bó chặt chẽ với sự suy yếu của các cơ quan hoạt động như gan, thận, phổi, hệ tiêu hóa,…

Vị trí mụn được xem là nguy hiểm nhất:

  • Mụn quanh miệng
  • Mụn mọc sau tai
  • Mụn xuất hiên trên lông mày

Hiệng tượng cần có sự trợ giúp của bác sĩ kịp thời:

  • Mụn sưng to kéo dài
  • Mụn mọc nhiều bất thường
  • Mụn kèm sốt, đau bụng, khó thở
Hữu ích dành cho bạn  Chế độ ăn cho người bị mụn: Nên kiêng gì và ăn gì?

Nên xử lí mụn ở các vị trí trên cơ thể như thế nào?

Miệng

Ăn rau xanh
Ăn rau xanh giảm mụn

Để khắc phục mụn ở miệng ta cần hay đổi thói quen ăn uống:

  • Ăn nhiều rau xanh, rau củ và trái cây
  • Không ăn nhiều giàu mỡ, món ăn cay
  • Chế biến món ăn đơn giản như hấp, luộc
  • Không ăn quá no vào buổi tối
  • Thường xuyên nấu ăn, hạn chế thức ăn nhanh, đồ hộp
  • Uống nhiều nước lọc, hạn chế đồ ngọt, nước uống có ga,…

Trán

Giống như mụn mọc ở miệng, mụn ở trán do chế độ sinh hoạt và ăn uống của chúng ta gây nên. Do đó, cần :

  • Sử dụng thực phẩm mát gan như dưa leo, hạt sen,…
  • Bổ sung vitamin C
  • Không dùng các chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu,…

2 bên má

Mụn ở má xuất hiện nhiều nên cần kết hợp giữa luyện tập thể thao cùng chế độ ăn uống lành mạnh:

  • Vận động cơ thể, thải độc tố qua tuyến mồ hôi
  • Không dung nạp đồ ăn khó tiêu như đồ chiên rán, dưa hấu, hành củ,…
  • Ăn nhiều sữa chua tráng miệng sau khi ăn cơm xong để làm sạch đường ruột và tiêu hóa thức ăn dể dàng

Giữa hai đầu lông mày và huyệt ấn đường

Đây là khu vực nguy hiểm nên việc điều trị mụn cũng đòi hỏi yêu cầu cao hơn.

  • Không nên vận động quá sức
  • Ngủ đủ 8 tiếng trong một ngày
  • Nạp nhiều nước để thải hết độc tố qua hệ bài tiết

Cằm

Uống nước
Uống nước trị mụn
  • Bỏ ngay thói quen chống cằm, sờ cặm, nặn mụn ở cằm
  • Ăn nhiều đồ mát để thải độc ra khỏi cơ thể
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày

Môi

  • Không bỏ bữa, ăn đúng giờ
  • Uống các thực phẩm chức năng giảm cân như men tiêu hóa

Vùng mông, âm đạo

  • Uống trà thanh nhiệt cơ thể như trà diếp cá vừa đào thải độc tố, vừa giảm cân hiệu quả
  • Thường xuyên vệ sinh bằng sản phẩm đặc chế dành riêng cho vùng kín
  • Ăn mặc thõa mái, không quá bó sát vào cơ thể
  • Hạn chế ăn cay và sử dụng gia vị như bột ớt, tiêu,…

Mũi

  • Ít dùng đường, muối
  • Uống các viên uống dầu cá bổ sung Omega 3 cho cơ thể
  • Bổ sung vitamin B, kiểm tra huyết áp thường xuyên
  • Nạp nhiều trái cây và ăn ít lại vào buổi tối trước khi đi ngủ

Vùng thái dương

  • Sữa được coi là thực phẩm nên tránh, kể cả các sản phẩm làm từ sữa như pho mai, trà sữa,…
  • Không ăn thức ăn đã lưu trữ nhiều ngày và có thời gian sử dụng lâu vì chất bảo qủan của nó cao
  • Thường xuyên vận động, bổ sung nhiều khoáng chất

Lưng

Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc là cách giảm mụn

Biện pháp tốt nhất để giảm mụn lưng:

  • Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày
  • Lựa chọ  sữa tắm phù hợp làm sạch, bạn có thể tham khảo thêm các xà phòng trị mụn lưng cũng giúp nốt mụn được thuyên giảm
  • Lựa chọ trang phục hút mồ hôi
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học

Tai

Là một trong những nơi nguy hiểm cho cơ thể, ta cần thực hiện một số nguyên tắc sau để tránh mụn xuất hiện ở khu vưc nhạy cảm này:

  • Nạp nước lọc và nước ép rau củ, không dùng bia, rượu và các chất kích thích
  • Nếu sử dụng trang sức như xỏ khuyên tai thì cần tìm đúng địa chỉ uy tín
  • Vệ sinh thường xuyên các dụng cụ tiếp xúc với tai như điện thoại, tai phone
  • Uống nhiều nước là biện pháp hiệu quả nhất vừa làm đẹp da, vừa giảm mụn ở tai.

Chân tay

  • Tắm rửa sạch sẽ, đặc biệt là vùng khó vệ sinh như kẽ ngón tay, khóe chân,…
  • Ăn nhiều thực phẩm làm mát
  • Vận động xương khớp

Các vấn đề cần lưu ý khi xử lí mụn

Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà mụn xuất hiện ở bất kì khu vực nào trên cơ thể. Bất cứ lúc nào mụn cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp trục trặc về vấn đề sức khỏe. Nhất là vùng mặt, bạn nên có sự chủ động và xử lí kịp thời tránh hậu quả nghiêm trọng về sau. Loại mụn bạn cần quan tâm nhiều nhất chính là mụn bọc. Loại mụn chứa nhiều mủ và gắn với nhiều cơ quan bên trong cơ thể

Qua những kinh nghiệm ở trên ta có thể thấy rằng, việc nhận biết tình trạng sức khỏe cơ thể có mối liên hệ mật thiết với vị trí của từng loại mụn. Mụn là tín hiệu đầu tiên báo hiệu gan, thận, phổi, tim đang gặp vấn đề nguy hiểm. Do đó đừng chủ quan, theo dõi thường xuyên, tiếp thu tư vấn của người có chuyên môn để đem đến một cơ thể khỏe mạnh.

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top