Các mẹ khi mang thai thường có một nỗi lo lắng khi gặp phải tình trạng ho ngứa cổ, bởi vì không phải các loại thuốc trị ho thông dụng nào cũng có thể an toàn cho mẹ và bé. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, Huong.vn đã đưa ra một số cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu được dân gian lưu truyền và an toàn, hiệu quả ngay sau khi sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu đó là những cách gì nhé!

Triệu chứng ho ngứa cổ là gì?

Hình ảnh ho ngứa cổ
Ho ngứa cổ

Ho ngứa cổ hay còn gọi là ho khan, tạo cảm giác khó chịu trong cổ họng, kèm theo ho kéo dài cho người bệnh. Cổ họng là một trong những cơ quan phòng vệ của cơ thể trước các tác động bên ngoài và bên trong. Có nhiều bệnh ở cổ họng gây ra các triệu chứng như ngứa, ho, đau rát.

Các nguyên nhân khiến bầu bị ho khan 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng này, ho ngứa cổ có thể xuất hiện từ các vấn đề về môi trường, lây từ người này sang người khác, điều kiện thời tiết thay đổi thất thường hay sức đề kháng của mẹ bầu kém,…Nhưng cũng có một số nguyên nhân khiến bầu bị ho khan mà chúng ta không thể chủ quan, như: 

  • Virus (cúm, sởi, corona, herpes, Rubella,…), vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu, phế cầu,…) mũi và miệng là con đường trung gian để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của con người. Từ đó dẫn đến một số tổn thương cho đường hô hấp và họng. Vì thế, khi bạn có cảm giác ngứa ở cổ, ho nhiều ngày liên tục thì cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus.
  • Cảm lạnh, cảm cúm: đây được xem là nguyên nhân thường gặp gây ra triệu chứng ho ngứa cổ, biểu hiện đi kèm là cơ thể mệt mỏi, sổ mũi, ho nhiều ngày. Các tế bào bạch cầu di chuyển tới chỗ viêm để chống lại các tác nhân gây bệnh nên ngay cả sau khi bạn đã khỏi cảm lạnh, cảm cúm vẫn phải đối diện với tình trạng ho ngứa cổ
  • Trào ngược dạ dày – thực quản gây tổn thương niêm mạc hầu họng: bạn cảm thấy thật khó hiểu vì sao chỉ là một triệu chứng ho bình thường lại liên quan đến dạ dày đúng không? Khi lượng axit trong dạ dày và thực quản dư thừa dẫn đến trào ngược lên, từ đó sẽ gây ra các kích thích ở vùng họng tạo cảm giác ngứa, xuất hiện ho khan hoặc ho có đờm.
  • Các bệnh dị ứng: Người bệnh sẽ gặp phải tình trạng này khi bạn dị ứng với các chất như: phấn hoa, lông động vật,…
  • Hội chứng chảy dịch mũi sau: lượng chất nhầy dư thừa chảy xuống cổ họng gây kích ứng. Tạo cảm giác buồn nôn, đau ngứa họng, hơi thở hôi,..
  • Viêm họng, đau họng: những biểu hiện đầu tiên của căn bệnh này là ngứa họng và ho. Vì vậy, bạn cần phải có những biện pháp xử lý kịp thời, tránh dẫn đến tình trạng sưng, viêm cổ họng.
Hữu ích dành cho bạn  Tổng hợp 8+ cách tập thể dục giảm cân nhanh tại nhà

Ho ngứa cổ ở bà bầu có nguy hiểm không?

Dù là triệu chứng nào cũng vậy, nếu được điều trị kịp thời và dứt điểm thì sẽ không gây ảnh hưởng đến mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến một số tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi như sau:

  • Gây khó chịu, chán ăn: ho nhiều, đau ngứa cổ họng khiến việc ăn uống của mẹ bầu trở nên khó khăn. Từ đó dẫn đến việc không đủ chất dinh dưỡng cho thai phát triển và sức đề kháng yếu
  • Gây són tiểu: Khi mang thai vùng bàng quan và cơ đáy chậu bị chèn ép, vì thế khi ho mẹ rất dễ bị són tiểu. Dẫn đến việc mất ngủ và ảnh hưởng thời gian nghỉ ngơi của mẹ bầu.
  • Gây động thai: Việc ho mạnh kéo dài dẫn đến những cơn gò tử cung, nguy cơ động thai, dọa sinh non rất cao.
  • Nguy cơ sảy thai, dị tật bẩm sinh: Như Huong.vn đã nêu ở trên, ho ngứa cổ có thể xuất phát từ việc bạn bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Một số virus như Herpes, Rubella, Cytomegalo có thể qua máu mẹ vào thai nhi và gây ra các dị tật bẩm sinh như đầu nhỏ, điếc, đục thủy tinh thể, chậm phát triển trí tuệ,…

Vì thế, nếu bạn đang là người đang lo lắng, bứt rứt bởi triệu chứng này. Không muốn sử dụng thuốc kháng sinh ảnh hưởng đến thai nhi, đang tìm kiếm một số cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu từ các nguyên liệu thiên nhiên đơn giản vừa an toàn và hiệu quả thì hãy theo dõi những mẹo sau đây của Huong.vn

Các cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu

Hình ảnh
Cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu

Kết hợp húng quế và mật ong

Hình ảnh húng quế
Rau húng quế

Những trường hợp bầu bị ho ngứa cổ do cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm khuẩn thì húng quế có khả năng sát trùng và hạ nhiệt rất cao. Mật ong không còn xa lạ gì đối với chúng ta, mật ong là loại thuốc quý bao đời của ông cha ta. Bạn có thể đun sôi húng quế lấy nước hòa vào một thìa mật ong. Nó giúp giảm ho rõ rệt và tạo cảm giác dễ chịu cho mẹ bầu.

Hữu ích dành cho bạn  Thai 3 tuần siêu âm có thấy không, bé phát triển ra sao?

Ngậm chanh 

Chanh là một loại quả có nhiều Vitamin C chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương tế bào gây ra do axit trào ngược. Các bệnh trào ngược dạ dày, thực quản sẽ dẫn đến tình trạng ho kéo dài. Vì vậy, chanh cũng có thể là cách trị ho cho bà bầu hiệu quả.

Ăn tỏi

Mẹ bầu nào muốn tiết kiệm thời gian mà vẫn muốn cơn ho dứt điểm thì có thể ăn tỏi sống. Hợp chất sulfur trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm cực mạnh. Mẹ bầu có thể sử dụng tỏi hằng ngày, kết hợp vào các món ăn để phòng ngừa cảm cúm. Ngoài ra, tỏi còn có tác dụng tăng trọng đối với thai nhi có rủi ro thiếu cân. Tỏi cũng giúp giảm thiểu những rủi ro khác trong thai kỳ như tiền sản giật (có sự liên hệ với chứng cao huyết áp).

Uống trà ấm với mật ong

Kết hợp trà ấm với mật ong là một trong những cách trị ho cho bà bầu tuyệt vời. Trà nóng hòa thêm 2 thìa cà phê mật ong sẽ làm dịu đi cơn ho dai dẳng cho mẹ. Tạo cảm giác dễ chịu ở cổ họng bằng trà ấm.

Tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà có tính chất chống viêm, giúp giảm bớt một số nhiễm trùng đường hô hấp. Sử dụng bạc hà có thể giúp bạn giảm nghẹt mũi, ho khan, ho kéo dài liên tục.

Cỏ hương bài kết hợp với mật ong và nước cốt dừa 

Cỏ hương bài hay còn gọi là cỏ hương lau, thường được sử dụng ở dạng bột, tinh dầu,.. mẹ bầu có thể trộn một thìa cỏ hương bài cùng với mật ong hoặc nước cốt dừa uống trước khi ngủ. Sẽ giúp làm giảm tình trạng ho, và giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn không bị cơn ho gây phiền toái.

Lá tía tô

Lá tía tô có vai trò rất quan trọng trong việc trị ho hen suyễn,ho lâu ngày không khỏi. Chiết xuất từ lá tía tô có thể làm giảm đáng kể các chất trung gian gây viêm và làm giảm phản ứng dị ứng tức thì với chứng viêm đường hô hấp.

Lê chưng đường phèn

Lê là loại trái cây thanh mát, giúp nhuận phế tiêu đờm, giảm ho đặc biệt rất tốt cho đường hô hấp. Đường phèn giúp giảm đau rát cổ họng, mẹ bầu nên kết hợp hai thành phần này để trị dứt điểm cơn ho của mình nhé. 

Cam nướng

Hình ảnh quả cam
Cam nướng

Vỏ cam có công dụng trị các bệnh về đường hô hấp như: ho khan, ho đờm,.. Bạn nên chọn cam tươi, có vỏ vàng. Cắt một phần ở chóp cam sau đó thêm muối trắng bỏ vào lò vi sóng, nên sử dụng ngay khi còn nóng. Lưu ý, chỉ dùng cam nướng khi đã ăn no.

Hữu ích dành cho bạn  7+ Cách trị nám tại nhà hiệu quả đáng kể hiện nay

Nghệ tươi với mật ong

hình ảnh Nghệ tươi
Nghệ tươi và mật ong

Nghệ tươi được xem là khắc tinh của bệnh đau dạ dày, vì thế nghệ cũng đóng góp không ít trong việc tri ho ngứa cổ. Đây được xem là phương thức truyền thống của ông cha ta, bạn có thể xay nghệ tươi ra và uống, hoặc thêm vào một ít mật ong nếu cảm thấy khó uống nhé.

Hành tây với đường phèn hoặc mật ong

Cách trị ho bằng hành tây dựa trên hợp chất chống oxy hóa và lưu huỳnh có trong hành tây có khả năng tiêu viêm, chống viêm hiệu quả. Có thể hấp cách thủy hành tây với đường phèn, hoặc cắt nhỏ hành tây ngâm mật ong lấy nước uống. Mẹ bầu nên dùng thường xuyên trong ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Gừng tươi

Hình ảnh gừng tươi
Gừng tươi

Cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu bằng gừng tươi có lẽ không còn xa lạ gì với chúng ta. Gừng có tình cay nóng, vị ấm, nên khi dùng gừng tươi có thể giúp làm ấm cơ thể, giải cảm, hết ho, tiêu đờm rất hiệu quả.

Lá hẹ 

Huong.vn bật mí cho các bạn thêm một phương thức dân gian, kết hợp lá hẹ với mật ong, đường phèn hoặc trứng gà. Hẹ là một loại rau khá lành tính, và nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt trị ho rất hiệu quả. Hãy áp dụng cách này ngay nhé

Nước muối ấm 

Nước muối có tính sát khuẩn cao, có tính sát khuẩn vòm họng, giảm thiểu việc ho lâu ngày, ho đờm, ho khan. Bạn nên kết hợp với nước ấm để tạo cảm giác dễ chịu hơn.

Trà hoa cúc

Hình ảnh trà hoa cúc
Trà hoa cúc

Trà hoa cúc có đặc tính giảm viêm rất tốt, phòng ngừa các bệnh dị ứng liên quan đến thay đổi thời tiết như: ho khan, sổ mũi, đau đầu,…Ngoài ra, trà hoa cúc còn giúp ngủ ngon và giảm căng thẳng.

Những lưu ý khi bầu bị ngứa cổ

Hiệu quả điều trị của những cách trên đây phù hợp với những trường hợp ở mức độ nhẹ, chưa tiến triển nặng. Khi các mẹ bầu gặp tình trạng ho ngứa cổ, dùng các cách trên thấy triệu chứng không khỏi, hay thấy bệnh càng nặng hơn và có những dấu hiệu sau thì nên đến bệnh viện để kiểm tra tránh ảnh hưởng đến thai nhi:

  • Tức ngực
  • Ho ra máu
  • Khó thở
  • Tình trạng kéo dài hơn 3 tuần
  • Hoặc bất kỳ một tình trạng bất thường nào khác.

Phòng ngừa tình trạng ho ngứa cổ ở bà bầu

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi. Hãy có những biện pháp phòng tránh để bảo vệ chính mình

  • Vệ sinh răng miệng, vòm họng đúng cách 
  • Giữ cơ thể ấm khi trời chuyển lạnh 
  • Nên đeo khẩu trang khi ra ngoài, tránh tiếp xúc với bụi bẩn
  • Hạn chế tiếp xúc với những người đang bị cảm cúm, ho 
  • Ăn các thực phẩm mềm tránh tổn thương viêm mạc
  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể

Huong.vn đã giúp bạn tổng hợp lại tất cả những cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu. Hi vọng với những thông tin ở bài viết này, sẽ hữu ích với những ai đang bị chứng ho khan làm phiền.

Cửa hàng Sức khỏe Hương Việt Nam 

Địa chỉ: 17 Nguyễn Khoái, Đà Nẵng

Hotline: 0789277892

Google Map: https://goo.gl/maps/cAXCrofVdDshYLHX8

Website: https://huong.vn

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top