Trẻ sơ sinh bị táo bón khi lượng sữa hay thức ăn mà trẻ hấp thu vào không cung cấp đủ nước và chất xơ, lúc này, mẹ bỉm sữa cần điều chỉnh cách chăm sóc để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Táo bón thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh uống sữa công thức hay lúc trẻ bắt đầu ăn dặm, ngoài ra cũng có một vài nguyên nhân khác gây nên táo bón ở trẻ sơ sinh.

Khi bị táo bón, trẻ sẽ rất khó chịu, bỏ ăn, gây ảnh hưởng nhiều khả năng phát triển thể chất, trí tuệ

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách trị táo bón ở trẻ sơ sinh sao cho an toàn, hiệu quả.

Biểu hiện trẻ sơ sinh bị táo bón

Nhìn chung, táo bón có thể hiểu là tình trạng đi ngoài khó khăn hơn bình thường, trẻ sẽ mất nhiều thời gian hơn để có thể thải phân ra ngoài. Các mẹ có thể theo dõi bằng mắt thường qua các biểu hiện sau đây:

  • Bé gặp khó khăn khi đi ngoài
  • Bé cong lưng, thắt mông và khóc mỗi lần đi ngoài.
  • Phân của bé cứng, đôi khi lẫn cả máu
  • Tần suất đi ngoài của bé quá ít hoặc quá nhiều so với bình thường
  • Thời gian mỗi lần đi ngoài của bé khá lâu, thường trên 10 phút, thậm chí vẫn chưa đi được.

Nếu bé sơ sinh có những biểu hiện trên thì rất có thể bé đang bị táo bón.

Bé đau và khóc mỗi lần đi ngoài là biểu hiện của táo bón
Bé đau và khóc mỗi lần đi ngoài là biểu hiện của táo bón

Vậy, làm sao để biết được phân và tần suất đi ngoài của bé có bình thường hay không?

Hữu ích dành cho bạn  Bỉm babies organic có tốt không? Xuất sứ và giá cả

Phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Phân của trẻ sơ sinh thay đổi theo từng tháng tuổi.

Vài ngày sau khi sinh, phân của bé vẫn có dạng sệt và màu tối. Nhưng tầm từ ngày thứ 5 trở đi thì phân của bé sẽ có màu sáng và mềm hơn bởi lúc này bé đã bú sữa được một khoảng thời gian rồi.

Phân của trẻ bú mẹ cũng khác với trẻ bú sữa công thức, cụ thể thì phân của trẻ bú mẹ sẽ mềm hơn.

Nếu bạn thấy trẻ khó đi ngoài và phân không bình thường như đã kể ở trên thì rất có thể trẻ đã bị táo bón.

Tần suất đi ngoài của trẻ sơ sinh

Về tần suất đi ngoài của trẻ sơ sinh, để xác định có bình thường hay không cần rất nhiều yếu tố, do đó thông tin dưới đây chỉ có tính chất tham khảo.

  • Từ 2 đến 6 tuần tuổi thì mỗi ngày bé đi ngoài từ 2 đến 5 lần là bình thường.
  • Dưới 6 tháng tuổi, bé được coi là bình thường khi mỗi ngày đi ngoài 1 – 2 lần.

Đôi khi, vì bé có khả năng hấp thu khá tốt, nên lượng sữa uống vào được hấp thu gần hết, dẫn tới việc bé đi ngoài rất ít, thậm chí có bé vài ngày mới đi ngoài một lần nhưng vẫn không tính là bị táo bón.

Nếu bé có số lần đi ngoài ít, nhưng vẫn tăng cân đều, đi tiểu nhiều, đi ngoài dễ dàng thì bạn có thể yên tâm là bé không bị táo bón.

Tại sao trẻ sơ sinh bị táo bón?

Có khá nhiều nguyên nhân gây táo bón cho trẻ sơ sinh, chủ yếu đến từ việc ăn uống của trẻ. Dưới đây là một vài nguyên nhân chính mà bạn có thể tham khảo để phòng tránh cho bé.

  • Sữa công thức: khác với sữa mẹ, sữa công thức có thành phần protein đa dạng, do đó có một số loại sẽ không phù hợp với trẻ, dẫn tới phân xanh, cứng và gây táo bón. Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chuyển qua một loại sữa khác phù hợp hơn với trẻ.
  • Ăn thức ăn đặc: vào thời điểm ăn dặm, việc thay đổi từ sữa qua thức ăn đặc khiến hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi. Ngoài ra các món bột, ngũ cốc thiếu chất xơ sẽ dẫn tới việc trẻ sơ sinh bị táo bón. Giải pháp là các mẹ có thể chọn các loại thức ăn nhiều chất xơ để cho bé ăn dặm, qua đó hạn chế tình trạng táo bón.
  • Thiếu nước: khi bỏ bú, chuyển từ uống sữa qua ăn dặm, hay vì lý do nào đó mà lượng nước bổ sung vào cơ thể trẻ bị thiếu hụt sẽ dẫn tới việc phân trong đường ruột bị khô cứng và dẫn tới táo bón. Bởi vậy, hãy chú ý cho bé bú đầy đủ, nếu đã trên 6 tháng tuổi thì có thể cho bé uống thêm nước để bổ sung.
  • Thiếu chất xơ: chất xơ có nhiều trong rau và trái cây, bởi vậy khi lên thực đơn ăn dặm cho trẻ, hãy bổ sung nhiều rau xanh nhiều nhất có thể, điều này sẽ giúp cho phân trẻ mềm, việc đi ngoài sẽ dễ dàng hơn.
  • Bệnh lý khác: ngoài các nguyên nhân về thực phẩm thì trẻ cũng có thể bị táo bón do mắc phải các bệnh lý như bệnh cường giáp, các vấn đề về hệ tiêu hóa hay cột sống…
Hữu ích dành cho bạn  Bé sơ sinh 6 tháng tuổi ăn được những thực phẩm gì?

Qua những nguyên nhân trên, bạn có thể dựa vào đó để có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh.

Cách chữa trị táo bón cho trẻ sơ sinh

Phòng tránh là tốt hơn cả, nhưng nếu không may em bé của bạn đang mắc phải chứng táo bón thì cũng không nên quá lo lắng, bởi hầu hết trẻ sơ sinh nào cũng sẽ mắc phải việc này.

Cần chú trọng vào chế độ ăn uống để trị táo bón cho bé
Cần chú trọng vào chế độ ăn uống để trị táo bón cho bé

Dưới đây là một vài phương pháp thiết thực giúp bạn trị táo bón ở trẻ sơ sinh hiệu quả.

  • Bổ sung nước cho trẻ: nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi, hãy cho trẻ bú nhiều hơn, qua đó tăng lượng nước bổ sung vào cơ thể, giúp phân mềm và dễ đào thải hơn. Bạn có thể cho trẻ uống thêm nước nếu trẻ đã bắt đầu ăn dặm.
  • Thay đổi loại sữa công thức: nếu nguyên nhân trẻ bị táo bón đến từ sữa công thức, hãy thay đổi sang loại sữa khác phù hợp hơn với trẻ. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có lựa chọn chính xác hơn.
  • Bổ sung chất xơ: khi bắt đầu ăn dặm, bạn cần bổ sung vào thực đơn những thực phẩm có nhiều chất xơ. Một vài loại rau rất tốt cho việc tiêu hóa như rau lang, mận, táo… sẽ giúp cho việc bé đi ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, nếu trẻ trên 6 tháng tuổi thì bạn có thể cho trẻ uống nước trái cây, cũng là một cách trị táo bón rất tốt.
  • Tư vấn bác sĩ: nếu đã thử hết các phương pháp trên mà không thấy hiệu quả, bạn nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn.
Hữu ích dành cho bạn  Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi

Hãy ghi nhớ để có giải pháp phù hợp nếu trẻ sơ sinh không may bị táo bón nhé.

Lời kết

Táo bón là chuyện không tránh khỏi ở trẻ sơ sinh, bởi vậy nắm được nguyên nhân và cách chữa trị sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề cho trẻ dễ dàng hơn.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có đủ kinh nghiệm để làm điều đó.

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top