Ngủ chiếm hầu hết thời gian của trẻ sơ sinh, do đó, một chế độ ngủ hợp lý, khoa học sẽ rất tốt cho quá trình phát triển của trẻ. Nhưng nếu trẻ sơ sinh ngủ nhiều thì sao, điều đó liệu có tốt?

Có những giấc ngủ đầy đủ có thể giúp trẻ phát triển chiều cao, não bộ, thư giãn cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, ăn ngon… và nhiều lợi ích khác nữa.

Tuy vậy, nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng vì con ngủ quá nhiều và không biết như vậy có bất bình thường hay không.

Vậy trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?

Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Thời gian ngủ trung bình của trẻ sơ sinh

Để biết trẻ ngủ nhiều hay ít, bạn cần nắm được khoảng thời gian ngủ trung bình của trẻ sơ sinh theo độ tuổi. Nếu chưa biết thì bạn có thể tham khảo thống kê dưới đây:

  • Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi: ngủ đêm 8 giờ, ngủ ngày 8 giờ.
  • Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi: ngủ đêm 10 giờ, ngủ ngày 5 giờ.
  • Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi: ngủ đêm 11 giờ, ngủ ngày 3.5 giờ.
  • Trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi: ngủ đêm khoảng 11 giờ, ngủ ngày 3 giờ.
  • Trẻ sơ sinh 12 tháng tuổi: ngủ đêm 11 giờ, ngủ ngày 2.5 giờ.
Hữu ích dành cho bạn  Bé 5 tháng tuổi ăn dặm bao nhiêu là đủ?

Tất nhiên trẻ sẽ không ngủ liền mạch mà chia làm nhiều cữ ngủ, nhất là vào khoảng thời gian 3 tháng mới sinh, bởi trẻ rất nhanh đói và phải thức dậy để ăn liên tục.

Dựa vào thông tin trên và so sánh với thời gian ngủ của con là bạn có thể xác định con bạn có ngủ nhiều hơn bình thường hay không.

Vậy trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?

Thông tin phía trên chỉ có ý nghĩa tham khảo, bởi thực chất còn phụ thuộc vào cơ địa, thói quen. Đôi khi trẻ ngủ nhiều hơn hay ít hơn một chút nhưng mọi sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường thì hoàn toàn không vấn đề gì.

Nếu trẻ vẫn ăn và phát triển đều đặn thì ngủ nhiều không có vấn đề gì
Nếu trẻ vẫn ăn và phát triển đều đặn thì ngủ nhiều không có vấn đề gì

Cụ thể, trong 2 tuần đầu tiên sau khi sinh, ngoài việc ngủ đủ số giờ thì mỗi giấc ngủ của trẻ không được kéo dài quá 3 tiếng, bởi đây là lúc trẻ cần thức dậy để ăn.

Sau 2 tuần, việc trẻ ngủ thẳng giấc, nhất là vào ban đêm không gây ra vấn đề gì về sức khỏe. Các mẹ cũng không cần phải lo lắng và đánh thức trẻ nếu trẻ có giấc ngủ dài hơn bình thường, chỉ cần sau đó trẻ vẫn đòi ăn, ăn khỏe và phát triển thể chất đầy đủ là được.

Tất nhiên, theo thời gian thì bạn cũng cần tập cho bé thói quen ngủ nhiều vào ban đêm và hạn chế ngủ vào ban ngày nữa.

Khi nào trẻ ngủ nhiều và bạn nên cảm thấy lo lắng?

Ngủ nhiều chỉ tốt khi nó đi kèm với việc sinh hoạt, phát triển thể chất bình thường. Nếu bạn thấy trẻ có những biểu hiện dưới đây thì cần phải quan tâm và điều chỉnh giấc ngủ cho trẻ:

Hữu ích dành cho bạn  Trẻ sơ sinh bị táo bón: biểu hiện, nguyên nhân và cách chữa trị

Nếu trong vòng 2 tuần đầu tiên sau sinh, mỗi giấc ngủ của trẻ kéo dài quá 4 tiếng thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da.

Ngoài ra nếu giấc ngủ quá dài cũng khiến trẻ mất nước.

Giấc ngủ dài cũng khiến bữa ăn của trẻ bị dán đoạn, nếu trẻ ăn ít và liên tục ngủ thì cân nặng và sự phát triển của trẻ sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng.

Nếu trẻ ngủ li bì, khó tỉnh giấc thì bạn nên kiểm tra xem trẻ có bị bệnh, giảm thân nhiệt hay bị sốt hay không.

Nhìn chung, bạn chỉ nên lo lắng về sức khỏe của trẻ nếu trẻ có giấc ngủ dài ở giai đoạn mới sinh, kèm theo đó là các thói quen ăn uống, sinh hoạt bị đảo lộn.

Một vài lời khuyên giúp trẻ sơ sinh có giấc ngủ tốt

Dưới đây là một vài lời khuyên giúp bạn có thể tạo cho trẻ một thói quen ngủ tốt, qua đó tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển thể chất, tinh thần.

Trong 2 tháng đầu tiên, trẻ sẽ ngủ liên tục bởi khó có thể thức quá 2 tiếng. Do đó bạn cần tạo điều kiện tối đa để trẻ có thể ngủ ngay nếu có thể.

Tạo điều kiện tối đa nếu trẻ buồn ngủ
Tạo điều kiện tối đa nếu trẻ buồn ngủ

Tập cho bé thói quen ngủ đêm nhiều hơn, vào ban ngày, bạn có thể chơi với bé nhiều hơn, giữ cho nhà cửa luôn sáng để giúp bé tỉnh táo. Ngược lại, vào ban đêm hãy để bé một mình, dần dần bé sẽ có thói quen ngủ vào ban đêm và không mắc chứng khó ngủ.

Hữu ích dành cho bạn  Bộ sưu tập 48+ tranh tô màu con bướm xinh đẹp cho bé

Tập cho bé ngủ một mình, điều này khá đơn giản, khi bé có dấu hiệu buồn ngủ, hãy đặt bé xuống giường hoặc cũi ngay để bé tự ngủ. Đừng để bé ngủ khi bạn vẫn còn đang bế bé, sẽ tạo một thói quen không tốt.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Nhìn chung trẻ sơ sinh ngủ nhiều không có gì xấu, quan trọng là sinh hoạt và thói quen sau đó của trẻ như thế nào.

Chúc con bạn luôn khỏe mạnh.

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top