Trẻ sơ sinh bị nấc là hiện tượng rất thường gặp, nếu như bé bị mắc phải trong thời gian ngắn thì cũng không có gì nguy hiểm. Tuy vậy nếu trẻ thường xuyên bị nấc cụt trong thời gian dài thì lại là vấn đề cần lo lắng.

Nấc cụt là hiện tượng không còn quá xa lạ, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em hay trẻ sơ sinh.

Thông thường thì nấc cụt không quá nguy hiểm và sẽ tự hết, nhưng đôi khi nấc cụt là biểu hiện của các vấn đề về sức khỏe

Bài viết sau đây sẽ gửi tới bạn những lời khuyên về nguyên nhân gây nấc cụt, cũng như một vài mẹo phòng tránh, chữa trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Lý do bé bị nấc cụt chính là do sự hoạt động không bình thường của cơ hoành và trong lúc ăn, lượng khí bé hấp thu vào đường miệng quá nhiều.

Trẻ bị nấc liên quan tới cơ hoành và lượng khí trong dạ dày
Trẻ bị nấc liên quan tới cơ hoành và lượng khí trong dạ dày

Có khá nhiều nguyên nhân gây nấc cụt cho bé trong độ tuổi sơ sinh, hầu hết đến từ quá trình ăn uống và hấp thu dinh dưỡng, cụ thể như sau:

  • Cho bé bú quá no: nếu cho bé bú quá no, dạ dày của bé sẽ giản nỡ một cách đột ngột khiến cho cơ hoành bị co thắt mạnh, bé sẽ bị nấc cụt.
  • Nuốt nhiều khí vào bụng: hiện tượng trên xảy ra khi trong quá trình bú, bé nuốt thêm một lượng không khí vào bụng. Việc này sẽ khiến bé dễ bị ợ hơi và xuất hiện tình trạng nấc cụt.
  • Trào ngược dạ dày: đôi khi, cơ vòng thực quản làm việc không hiệu quả khiến cho thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Việc này dẫn tới cơ hoành bị rung, làm bé bị nấc cụt.
  • Hệ hô hấp yếu: khi còn sơ sinh, bé có một hệ hô hấp yếu, do đó bất kì các tác động xấu nào từ môi trường như không khí ô nhiễm, khói bụi, các bệnh liên quan tới hô hấp đều có thể ảnh hưởng tới cơ hoành và làm bé nấc cụt.
  • Dị ứng: trường hợp này rất khó xác định, bởi bé có chỉ có thể dị ứng các thành phần trong sữa mẹ. Khi dị ứng ảnh hưởng tới thực quản sẽ khiến bé bị nấc cụt.
  • Thời tiết trở lạnh: đôi khi, việc nhiệt độ bên ngoài giảm cũng tác động tới cơ thể của bé, khiến cơ hoành co lại và xuất hiện nấc ở trẻ sơ sinh.
Hữu ích dành cho bạn  Tranh tô màu con gà đầy đủ nhất cho bé tập tô

Dù là nguyên nhân gì thì tạm thời vẫn không gây nguy hiểm cho bé. Nhưng nếu các bậc cha mẹ không hiểu rõ, thực hiện các mẹo chữa nấc cụt không đúng cách có thể khiến bé gặp nguy hiểm.

Những điều cần tránh khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Có rất nhiều mẹo truyền miệng giúp chữa nấc cụt, nhưng không phải giải pháp nào cũng đúng. Dưới đây là những việc các mẹ không được làm đối với trẻ sơ sinh khi bị nấc cụt.

  • Làm trẻ giật mình: việc làm trẻ giật mình đôi khi sẽ làm hết hiện tượng nấc cụt của trẻ. Nhưng điều này là cực kì không nên bởi sẽ ảnh hưởng tới tinh thần và thể chất của trẻ sơ sinh.
  • Vỗ lưng: hành động này không hề có hiệu quả trong việc chữa nấc cụt, không những vậy nếu quá mạnh tay có thể làm tổn thương bé.
  • Cho trẻ ăn đồ chua: việc ăn đồ chua giảm nấc cụt chỉ hiệu quả với người lớn. Riêng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì việc ăn các thực phẩm chua đều không tốt cho cơ thể bởi tính axit cao.
  • Kéo lưỡi: nhìn chung, tất cả các tác động liên quan tới các bộ phận nhạy cảm của bé đều không nên thực hiện.

Hãy ghi nhớ những lưu ý trên để tránh mắc phải khi con bạn bị nấc cụt nhé.

Mẹo chữa trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhanh, an toàn

Dù là hiện tượng thường gặp và sẽ hết trong thời gian ngắn, nhưng các mẹ vẫn có thể chủ động dứt cơn nấc cụt cho trẻ sơ sinh bằng những mẹo hay dưới đây:

  • Không cho bé nằm ngay sau khi bú: sau khi bú xong mà bị nấc cụt, bạn nên giữ bé ngồi thẳng. Tốt hơn hết là bế bé ở tư thế vác vai, sau đó vỗ nhẹ ở lưng giúp bé ợ hơi sau bú sẽ giúp giảm tình trạng nấc cụt.
  • Cho bé ngậm đường: đường có tác dụng rất tốt trong việc giải cơn nấc cho trẻ. Nếu trẻ đã hơn 6 tháng tuổi thì bạn có thể cho ít đường vào dưới lưỡi của bé. Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi thì bạn có thể cho ít siro vào núm vú giả hoặc tay rồi cho bé ngậm.
  • Massage lưng: không được vỗ vào lưng, nhưng massage thì có thể. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn cho bé ngồi thẳng sau đó dùng tay xoa nhẹ theo hình tròn để cơ hoành dừng co thắt.
  • Làm bé phân tâm: nếu bé bị nấc cụt, bạn có thể làm bé phân tâm bằng các món đồ chơi, hoặc ngồi chơi với bé một lúc để qua cơn nấc cụt.
Hữu ích dành cho bạn  Download 100+ tranh tập tô cho bé đơn giản 2023

Chỉ cần thực hiện các phương pháp trên, hiện tượng nấc ở trẻ sẽ nhanh chóng được giải quyết.

Cách phòng ngừa nấc cụt cho trẻ sơ sinh

Thay vì tìm cách chữa nấc cụt, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa nấc cụt để không cho nó xảy ra chỉ bằng một vài thay đổi trong việc cho bé ăn.

  • Không nên cho bé bú hoặc ăn quá no, tốt nhất là chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, trong thời gian ngắn.
  • Cho bé bú đúng tư thế thẳng đứng hoặc tương tự để đảm bảo thức ăn trôi thẳng xuống dạ dày.
  • Điều chỉnh vị trí núm vú sao cho miệng bé ngậm chặt, hạn chế không khí lọt theo thức ăn vào dạ dày.
  • Vệ sinh núm vú thường xuyên để tránh tắc sữa, giãn đoạn bữa ăn.
  • Không để bé ngủ trong khi bú bình.

Tóm lại, bạn hãy hạn chế tối đa việc không khí lọt vào dạ dày trong khi cho bé bú hay ăn.

Những phương pháp trên chỉ giúp hỗ trợ việc chữa nấc cụt trong thời gian ngắn, ít thường xuyên. Nếu con của bạn bị nấc cụt thời gian dài, liên tục thì rất có thể liên quan tới bệnh lý trong cơ thể.

Nếu trẻ liên tục bị nấc cụt trong thời gian dài thì bạn nên đưa trẻ đi khám
Nếu trẻ liên tục bị nấc cụt trong thời gian dài thì bạn nên đưa trẻ đi khám

Bạn nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám nếu có những hiện tượng sau:

  • Thường xuyên bị trào ngược dạ dày: nếu bé thường xuyên bị nấc cụt kèm theo nôn trớ, trào ngược dạ dày thì bạn nên đưa trẻ tới bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp.
  • Nếu lần nào bú hoặc ngủ bé cũng bị nấc cụt thì đây có thể là chứng nấc mạn tính, bạn cần có cách chữa trị phù hợp để không cản trở sinh hoạt hàng ngày của bé.
  • Thời gian nấc cụt của trẻ quá dài cũng là biểu hiện cho việc sức khỏe của bé có vấn đề, bạn hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám.
Hữu ích dành cho bạn  Cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Trên đây là toàn bộ thông tin mà các mẹ có lẽ sẽ cần khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt.

Hy vọng bạn đã có thêm kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề khi mắc phải.

Hy vọng qua bài viết này, bạn biết được nguyên do tại sao bé yêu nấc cụt và có cách xử trí phù hợp.

Bài viết được tham khảo từ How Can I Cure My Newborn’s Hiccups? by Healthline.com.

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top