Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sinh lý thường gặp, khi mắc phải, vùng da trên người và lòng trắng của trẻ sẽ có màu vàng.

Làm sao để bệnh vàng da ở trẻ em mau hết?

Các bậc cha mẹ luôn cảm thấy lo lắng khi trẻ sơ sinh mắc phải bệnh vàng da vàng mắt, nhưng thực tế bệnh này không quá nguy hiểm.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài chia sẻ dưới đây.

Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh

Trong máu của người có chứa bilirubin, khi các tế bào hồng cầu vỡ ra thì gan sẽ có nhiệm vụ lọc bỏ lượng bilirubin này và thải ra ngoài theo đường đi vệ sinh.

Tuy vậy gan của trẻ sơ sinh chưa hoạt động hiệu quả, khiến cho nồng độ sắc tố bilirubin trong máu tăng cao và khiến cho da mặt và mắt bé có màu vàng, dần dần vùng da vàng sẽ lan xuống cổ, ngực, có thể xuống tới chân và tay.

Bệnh vàng da sơ sinh không có gì quá nguy hiểm
Bệnh vàng da sơ sinh không có gì quá nguy hiểm

Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?

Với trẻ sinh thường, vàng da thường xuất hiện sau khi sinh khoảng 3 ngày và biến mất sau 2 tuần.

Hữu ích dành cho bạn  Bộ sưu tập 40+ bức tranh tô màu công chúa barbie

Với trẻ sinh non thì hiện tượng này xuất hiện sau 5 ngày và cần 1 đến 2 tháng mới chấm dứt.

Trẻ như thế nào có nguy cơ bị vàng da sơ sinh?

Không phải trẻ sơ sinh nào cũng có nguy cơ bị vàng da, một vài trẻ khả năng mắc phải cao hơn, tùy thuộc vào thể trạng cơ thể.

Cụ thể như sau:

  • Có anh chị em ruột từng bị vàng da
  • Trẻ sinh non
  • Trẻ không được bú đủ sữa sau khi sinh
  • Có các vết thâm tím sau khi sinh
  • Có bệnh xơ nang, nhược giáp
  • Có tình trạng rối loại di truyền nhất định
  • Có anh chị em ruột bị vàng da
  • Bị rối loạn đường ruột, nhiễm trùng
  • Bị các bệnh lý về gan, túi mật

Dựa vào những thông tin trên, bạn có thể chuẩn bị kĩ hơn để đề phòng và chữa trị chứng vàng da cho trẻ.

Cách chữa trị vàng da cho trẻ sơ sinh

Thông thường, bạn không cần phải điều trị chứng vàng da ở trẻ sơ sinh bởi chứng này sẽ tự biến mất khi đến lúc, cụ thể là khi gan của bé hoạt động hiệu quả.

Tuy vậy vẫn có các phương pháp điều trị riêng có thể giúp bạn loại bỏ chứng vàng da cho trẻ, đó là liệu pháp quang trị liệu.

Cụ thể bạn đặt bé nằm trong nôi, chỉ che mắt và không quấn khăn, sau đó chiếu ánh sáng xanh da trời “bili lights” vào bé. Ánh sáng này sẽ chuyển hóa bilirubin thành dạng kết hợp sau đó dễ dàng được thải ra qua đường nước tiểu.

Hữu ích dành cho bạn  Cách sử dụng men vi sinh optibac tốt cho phụ nữ

Ngoài ra bạn có thể cho bé ăn thường xuyên hơn, việc ăn uống và đi vệ sinh đầy đủ sẽ gián tiếp thải loại ra ngoài một lượng lớn bilirubin.

Nếu đã áp dụng các phương pháp trên mà tình trạng bé không biến chuyển thì có lẽ bạn cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám và có hướng điều trị hợp lý hơn.

Khi nào bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế?

Như đã nói ở trên, bạn cần cho trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám nếu thấy tình trạng vàng da biến chuyển nặng. Nếu thấy trẻ có các biểu hiện dưới đây, hay đưa trẻ đi thăm khám ngay nhé:

  • Vàng da ở bụng, cánh tay và chân
  • Tròng trắng mắt của bé chuyển vàng
  • Tình trạng kéo dài hơn 3 tuần
  • Bé hay quấy khóc
  • Bé có vẻ mệt mỏi
  • Bé biếng ăn, không tăng cân

Là một triệu chứng không mấy nguy hiểm, nhưng nếu đối phó không đúng cũng có thể gây biến chuyển xấu. Do đó các mẹ đừng lơ là mà hãy chủ động theo dõi sát sao để có thể phản ứng kịp thời khi có hiện tượng lạ xảy ra nhé.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã nắm rõ hơn về bênh vàng da ở trẻ sơ sinh, qua đó có cách xử lý chính xác nếu gặp phải.

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top