Hăm tã hay còn gọi nhanh là hăm, đây là nỗi lo thường trực của nhiều bà mẹ bởi khi trẻ sơ sinh bị hăm thường gây khó chịu, quấy khóc…

Hiện tượng hăm tã xảy ra khi việc vệ sinh vùng mang tã cho bé không được thực hiện triệt để.

Mặc dù là hiện tượng không mấy nguy hiểm, nhưng nếu không biết cách điều trị hợp lý thì dễ khiến tình trạng bệnh kéo dài dai dẳng, có nguy cơ biến chứng.

Những cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh trong bài viết này sẽ giúp bạn khắc phục căn bệnh này tại nhà một cách đơn giản, an toàn.

Hăm tã là gì?

Hăm còn được gọi là phát ban tã, là hiện tượng vùng da mặc tã của trẻ có các biểu hiện của phát ban, nhưng không nguy hiểm bằng.

Thông thường các trẻ sơ sinh từ 6 – 12 tháng dễ bị hăm nhất, bởi lúc này chế độ ăn của trẻ bắt đầu thay đổi. Hăm rất dễ phát hiện, bạn có thể quan sát qua các biểu hiện sau đây:

  • Vùng da quấn tã và quanh bộ phận sinh dục bị tấy đỏ, rát kèm mùi khai, sau đó dần dần lan ra vùng mông và đùi.
  • Bé chán ăn, khó ngủ, hay quấy khóc, đặc biệt là khi đi vệ sinh.
  • Nếu bị nặng, da có thể bị loét nhẹ và chảy nước, có mủ.
Hăm là hiện tượng khu vực mặc tã của trẻ bị phát ban
Hăm là hiện tượng khu vực mặc tã của trẻ bị phát ban

Nguyên nhân gây hăm ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị hăm có khá nhiều, nhưng phần lớn là do ảnh hưởng của phân và nước tiểu khiến độ ẩm trong tã tăng cao. Những nguyên nhân chính có thể kể đến như:

  • Nước tiểu và phần bám vào da bé lâu mà không được vệ sinh
  • Độ ẩm quá cao, đôi khi là vì mẹ mặc tã cho bé khi da bé chưa được làm khô
  • Tã không mềm mại, cọ sát thường xuyên với da
  • Nhiễm khuẩn hay nấm men
  • Dị ứng với tã.
Hữu ích dành cho bạn  Chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé trai, bé gái đầy đủ, tiết kiệm

Phòng tránh hăm tã cho trẻ sơ sinh

Thay vì tìm cách chữa trị, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh việc trẻ bị hăm bằng các thói quen tốt hàng ngày. Nắm được nguyên nhân thì việc phòng tránh không có gì khó cả:

  • Thay tã thường xuyên: nguyên nhân chính gây hăm chính là vì phân và nước tiểu ứ đọng gây ẩm mốc, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Bởi vậy việc thay tã thường xuyên sẽ hạn chế tối đa việc trẻ sơ sinh bị hăm.
  • Vệ sinh vùng mặc tã: ngoài thay tã, vùng mặc tã như mông, bộ phần sinh dục cũng cần được làm sạch bằng nước ấm. Sau khi vệ sinh xong, bạn cần lau chùi cho thật khô thoáng rồi mới mặc lại tã.
  • Không nên mặc bỉm hay tã suốt ngày: việc mặc tã, đóng bỉm trong thời gian dài không chỉ gây khó chịu mà còn làm bức bí bé. Bởi vậy, sau khi bé đi vệ sinh, bạn làm sạch và cho bé thả rông một lúc cho thoải mái trước khi mặc lại tã cho bé.
  • Chọn loại bỉm tã phù hợp: nếu nhận thấy bé khó chịu khi mặc bỉm, hãy chủ động đổi loại bỉm tã khác để xem bé có thoải mái hơn không, đặc biệt lưu ý về kích cỡ để bé không cảm thấy chật chội. Việc này sẽ tránh những kích ứng không đáng có gây nên cho bé.
  • Dùng kem chống hăm: hiện nay trên thị trường có nhiều thương hiệu kem chống hăm tã khá chất lượng và được nhiều người yêu thích, tin dùng như Bepanthen, Bubchen, Sudocrem… mỗi loại sẽ có thành phần khác nhau, tùy thuộc bé thích hợp loại nào mà bạn có thể mua và sử dụng.
Hữu ích dành cho bạn  Tranh tô màu công chúa tóc mây đầy đủ nhất cho bé

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh tại nhà

Nếu không may bé sơ sinh của bạn đã bị hăm, tuy vậy tình trạng vẫn nhẹ, chưa có biểu hiện như loét chảy nước, có mủ thì có thể áp dụng những cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh dưới đây.

Nếu bị nhẹ, bạn có thể trị hăm cho trẻ ngay tại nhà
Nếu bị nhẹ, bạn có thể trị hăm cho trẻ ngay tại nhà

Tất nhiên nếu trẻ có dấu hiệu bị nặng thì bạn cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám nhé.

Trị hăm tã bằng dầu dừa

Dầu dừa mang lại khả năng trị hăm rất tuyệt vời nhờ vào khả năng kháng khuẩn, kháng nấm của mình.

Nếu bé có dấu hiệu bị hăm, bạn chỉ cần thoa một lớp mỏng dầu dừa lên vùng da đang bị phát ban, lớp dầu dừa này không chỉ làm dịu cơn ngứa của bé mà còn giúp kháng viêm, chống lây lan.

Bạn nhớ chỉ dùng dầu dừa nguyên chất, trước khi thoa cần vệ sinh tay sạch sẽ nhé.

Trị hăm tã bằng lô hội

Lô hội chứa rất nhiều vitamin E và khả năng chống viêm, bởi vậy đây là phương pháp rất tuyệt vời để trị hăm tã cho trẻ sơ sinh.

Bạn cắt mỏng lá lô hội sau đó thoa lên vùng da bị hăm của bé, để khô tự nhiên rồi mặc lại tã.

Trước khi thực hiện, bạn nhớ rửa sạch lá lô hội nhé.

Bạn cũng cần chọn lá lô hội được chăm tư nhiên, không phun thuốc nữa.

Trị hăm tã bằng giấm

Giấm có khả năng trung hòa nước tiểu rất tốt, bởi vậy bạn có thể sử dụng dung dịch này để hạn chế tác hại của nước tiểu lên da bé.

Khi pha nước ấm để vệ sinh cho bé, bạn có thể cho vào một thìa giấm trắng. Hoặc bạn có thể pha nửa chén giấm vào xô nước và dùng nước này để ngâm tã vải. Sau khi để khô thì mặc tã này cho bé, sẽ giúp thanh lọc nước tiểu, giúp bé thoải mái.

Hữu ích dành cho bạn  Bỉm babies organic có tốt không? Xuất sứ và giá cả

Trị hăm tã bằng sữa mẹ

Sữa mẹ ngoài bổ dưỡng ra còn là một phương thuốc tuyệt vời trong việc diệt khuẩn, làm sạch.

Để trị hăm cho trẻ sơ sinh, bạn nhỏ vài giọt sữa mẹ vào vùng bị hăm và để khô tự nhiên, sau đó mặc lại tã cho bé như bình thường là được.

Trị hăm tã bằng bột yến mạch

Sử dụng một thìa canh bột yến mach cho cùng vào nước tắm của bé, sau khi tắm xong thì bạn tắm lại bằng nước sạch. Hợp chất saponin có trong bột yến mạch sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn và làm dịu da bé hiệu quả.

Vài điều cần biết khi trị hăm tã ở trẻ sơ sinh

Là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, không quá nguy hiểm, lại dễ chữa trị nên bạn không cần phải quá lo lắng.

Dù vậy, nếu điều trị không đúng có thể gây ảnh hưởng xấu tới trẻ, dưới đây là những lưu ý mà bạn cần ghi nhớ:

  • Không sử dụng phấn rôm để điều trị bởi không những không chữa được mà còn tạo điều kiện phát triển cho nấm men.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm có mùi để chùi rửa cho bé bởi có thể gây kích ứng.
  • Không sử dụng khăn giấy ướt có chứa propylene glycol để làm sạch da vì nó dễ gây kích ứng và lây lan vi khuẩn.
  • Không tự ý sử dụng thuốc điều trị nấm men cho người lớn để thoa cho bé.
  • Và trên hết, nếu thấy tình trạng bé chuyển biến xầu thì phải ngay lập tức đưa bé đi thăm khám.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh hăm tã cũng như cách để bạn phòng tránh, chữa trị bệnh này.

Hãy bảo vệ con bạn bằng những thói quen tốt, an toàn hàng ngày nhé.

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top