Đối với chị em phụ nữ việc chị “dâu” ghé thăm hàng tháng mang lại nhiều phiền phức và bất tiện. Tuy nhiên không nên chủ quan mà hãy “lắng nghe” cơ thể của mình nhiều hơn đồng thời trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết để kiểm soát sức khỏe bản thân. Ở bài viết này, Huong.vn sẽ giải đáp thắc mắc tại sao hết kinh nguyệt mà vẫn ra máu, cùng tham khảo để xem bản thân có gặp phải tình trạng này không nhé!

Tổng quan về chu kỳ kinh nguyệt

Tùy vào thể chất mỗi người phụ nữ mà họ có đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt khác nhau. Có rất nhiều lý do khiến chu kỳ kinh nguyệt của mình bất thường. Đây là một trong những nguyên nhân chính kéo theo những “bệnh tật” cho phụ nữ khi vào tuổi mãn kinh. 

Tại sao hết kinh nguyệt mà vẫn ra máu
Hiện tượng ra máu khi hết kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường

Kinh nguyệt là hiện tượng vô cùng quen thuộc đối với chị em phụ nữ. Chúng sẽ bắt đầu xuất hiện khi chị em bước chân vào tuổi dậy thì và có dấu hiệu kết thúc vào giai đoạn tiền mãn kinh.

Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên có kinh của tháng này cho đến ngày đầu tiên có kinh của tháng sau. Độ dài một chu kỳ bình thường sẽ giao động từ 2 – 7 ngày, phụ thuộc vào sức khỏe cũng như lượng máu kinh ra nhiều hay ít. Đôi khi vì gặp stress hay lo lắng dẫn đến việc chu kỳ kinh nguyệt bị hoãn và cũng không cần quá lo sợ khi bị hoãn một kỳ kinh nguyệt. 

Dấu hiệu chu kỳ kinh nguyệt bất thường

Hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và lương máu kinh ra quá nhiều thì được cho là một chu kỳ kinh nguyệt bất thường. Khi gặp phải tình trạng này, các bạn nữ nên đến cơ sở y tế để thăm khám nhằm tìm ra nguyên nhân và biện pháp chữa trị kịp thời về sức khỏe sinh sản nói riêng và toàn bộ cơ thể nói chung.

Rong kinh Tình trạng kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày nhưng không nằm trong chu kỳ kinh nguyệt. 

Có thể xuất hiện ngắt quãng khiến các bạn nữ tưởng đã kết thúc chu kỳ kinh nguyệt nhưng vẫn ra máu vào ngày hôm sau. 

Hiện tượng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Khi phát hiện khuyên các bạn nữ nên thăm khám để xác định nguyên nhân.

Cường kinh Lượng máu kinh ra nhiều một cách bất thường và kéo dài nhiều ngày ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe như mất máu, đau đầu chóng mặt, đau bụng, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi và thiếu năng lượng,…
Thiểu kinh Tình trạng lượng máu kinh ra rất ít và ngắn ngày, đa phần xuất hiện 1 đến 2 ngày khiến chị em hoang mang. 
Ra máu khi hết kinh
Kinh nguyệt bất thường

Tại sao hết kinh nguyệt mà vẫn ra máu

Tại sao hết kinh nguyệt mà vẫn ra máu? Trên thực tế có nhiều chị em phụ nữ gặp phải tình trạng máu âm đạo ra thất thường như ra máu khi đã kết thúc chu kỳ kinh nguyệt, ra máu khi quan hệ tình dục. Liệu đây có phải là những dấu hiệu bất ổn của cơ thể? Cùng mình tìm hiểu những nguyên nhân dưới đây có thể bạn đã gặp phải nhé!

Rong kinh

Trung bình một chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 2 – 7 ngày, và lượng máu kinh ra nằm trong khoảng từ 50 – 80ml. Thì đối với tình trạng số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày và lượng máu kinh trên 80ml sẽ được cho là rong kinh. 

Để đánh giá lượng máu kinh ra nhiều hay ít chị em có thể dựa vào tần suất thay băng vệ sinh của mình. Nếu phải thay băng liên tục hàng giờ và cảm giác lượng máu kinh ra liên tục, điều đó cho thấy kinh nguyệt bạn đang bất thường. 

Dấu hiệu hết kinh nguyệt
Hiện tượng rong kinh

Ngoài ra, lượng máu kinh ra nhiều vào ban đêm và và máu vón thành cục lớn cũng được cho là dấu hiệu của rong kinh. Tình trạng này kéo dài khiến chị em bị thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, xanh xao,…Nếu cứ duy sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển, gây ra nhiều bệnh về phụ khoa. 

Theo nghiên cứu, hầu hết chị em đều gặp phải trường hợp này ít nhất một lần. Tuy nhiên chị em lại lơ là không thăm khám và điều trị kịp thời, lâu dần trở thành dấu hiệu “đặc thù” ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng sinh sản.

Máu kinh cũ chưa ra hết

Hiện tượng kinh nguyệt đã hết hẳn và không cần dùng đến băng vệ sinh nữa nhưng hôm sau lại đột nhiên phát hiện máu kinh ra ở đáy quần lót. Đây chính là lượng máu kinh cũ còn sót lại, nếu không xuất hiện kèm với những dấu hiệu bất thường khác thì bạn không nên lo lắng gì nhé!

Theo nghiên cứu, sau khi kết thúc chu kỳ hành kinh thì trong tử cung vẫn còn sót lại lượng máu nhỏ. Vì lượng máu có thể rất ít nên tốc độ di chuyển ra bên ngoài tương đối chậm. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho lượng máu này xuất hiện đột ngột sau vài ngày hết kinh.

Hiện tượng máu kinh ra chậm
Máu kinh còn xót lại

Lượng máu này có thể đặc hơn, bị khô và vón hơn so với máu kinh bình thường. Đối với lượng máu kinh bình thường sẽ có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm. Thì lượng máu kinh sót lại này sẽ tối màu hơn hoặc trở nên nâu sẫm. Nguyên nhân chính là trong quá trình di chuyển ra bên ngoài, do thời gian tiếp xúc với không khí lâu khiến chúng bị oxy hoá. 

Hiện tượng này có thể xuất hiện và kéo dài 1 đến 2 ngày sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên vẫn có một số tình trạng kéo dài lên đến một hay hai tuần ở một số chị em. Điều này phụ thuộc vào khả năng co thắt tử cung và tốc độ máu kinh thoát ra ở cơ thể mỗi người. 

Tác dụng phụ thuốc tránh thai

Cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai chính là ức chế rụng trứng. Bên cạnh đó thuốc còn có tác dụng làm dày chất nhầy tử cung nhằm cản trở tinh trùng đi qua tử cung và quá trình thụ tinh không diễn ra.

Việc sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày gây ra hiện tượng rong kinh ở phụ nữ và hiện tượng này được cho là bình thường nếu diễn ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc tránh thai chị em nên tìm hiểu một cách chắc chắn. Nếu việc sử dụng không đúng hoặc sai thời điểm tình trạng rong kinh sẽ xuất hiện. 

Tác dụng phụ thuốc tránh thai
Sử dụng thuốc tránh thai

Hơn nữa, mỗi loại thuốc tránh thai sẽ có những thành phần và công dụng khác nhau và có khả năng gây kích ứng cho người sử dụng. Nguy hiểm hơn sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như nội mạc tử cung, bệnh về buồng trứng,…Và rong kinh sẽ là một trong những dấu hiệu cảnh báo.

Phụ nữ mãn kinh hoặc tiền mãn kinh

Rối loạn kinh nguyệt diễn ra mạnh mẽ là dấu hiệu khi phụ nữ sắp hết kinh nguyệt hay nói cách khác là bước chân vào độ tuổi mãn kinh. Nguyên nhân chính là do sự tăng giảm đột ngột của nồng độ estrogen. Giai đoạn này có thể ngắn hoặc dài tùy vào thể chất và đặc điểm cơ quan sinh sản mỗi người.

Những thay đổi này kéo theo sự thay đổi của kinh nguyệt như chu kỳ kinh nguyệt ngắn dài thất thường, hết chu kỳ kinh nguyệt nhưng máu kinh lại đột ngột xuất hiện, thiểu kinh hoặc máu kinh ra nhiều,… 

Phụ nữ tuổi mãn kinh
Phụ nữ tiền mãn kinh

Bệnh phụ khoa gây ra

Tại sao hết kinh nguyệt mà vẫn ra máu? Viêm nhiễm phụ khoa là một trong những bệnh phụ khoa ở phụ nữ kèm theo những dấu hiệu bất thường về kinh nguyệt. Các bệnh phụ khoa như viêm vòi trứng, u nang tử cung, viêm cổ tử cung,…sẽ không tránh rối loạn kinh nguyệt. Lúc này lượng máu kinh ra bất thường, có thể bị chậm so với chu kỳ bình thường, máu kinh ra ngắt quãng hoặc bị hoãn lại hay không xuất hiện theo chu kỳ. 

Bệnh phụ khoa ở phụ nữ
Bệnh phụ khoa gây nên

Nguyên nhân chấn thương âm đạo

Vừa hết kinh quan hệ ra máu có sao không? Hiện tượng chảy máu vùng kín sau khi quan hệ không phải là tình trạng hiếm gặp. Việc âm đạo quá khô cộng với ma sát lớn khiến “cô bé” bị tổn thương, dẫn đến việc bạn bị chảy máu sau khi quan hệ.

Việc cô bé bị khô có thể là dấu hiệu hết kinh nguyệt ở cơ thể bạn. Có thể bổ sung nhiều Vitamin và các khoáng chất để giữ ẩm cho vùng kín hoặc sử dụng chất bôi trơn khi quan hệ để tránh làm tổn thương âm đạo.  

Vừa hết kinh quan hệ ra máu có sao không
Âm đạo bị tổn thương khi quan hệ

Mắc các bệnh về buồng trứng đa năng

Mắc bệnh về buồng trứng đa năng khiến mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn kèm các vấn đề về tim mạch hay bệnh đái tháo đường. 

Bên cạnh đó, triệu chứng này ảnh hưởng đến cơ thể nhiều cách khác nhau như: kinh nguyệt không đều, chậm kinh, ra máu kinh giữa chu kỳ kinh nguyệt, mất kinh,…Từ đó khiến cơ thể rơi vào trạng thái lo lắng trầm cảm, mất ngủ và tăng cân. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân điển hình để trả lời cho câu hỏi tại sao hết kinh nguyệt mà vẫn ra máu. 

Buồng trứng đa năng
Tại sao hết kinh nguyệt mà vẫn ra máu

Làm gì khi hết kinh mà vẫn ra máu

Chế độ ăn uống hợp lý

Một chế độ ăn uống hợp lý không những giúp bạn cải thiện tình trạng mệt mỏi mà còn bổ sung dưỡng chất cho cơ thể tránh tình trạng thiếu máu, cung cấp năng lượng cho cơ thể khỏe khoắn hơn.

  • Bổ sung nhiều trái cây và rau xanh nhằm ổn định lượng đường huyết trong cơ thể, cân bằng nội tiết tố, đẹp da,…
  • Cung cấp lượng đường, chất béo và các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như: Chất béo từ dầu cá omega-3, các loại thực phẩm chứa chất sắt như thịt gia cầm, trứng, thịt nạc,…
  • Sử dụng ngũ cốc chứa thành phần glycemic giúp cân bằng nội tiết tố
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như bia rượu, cà phê, thuốc lá,…
  • Hạn chế những món ăn cay nóng, chứa nhiều tiêu, ớt,…
Xây dựng chế độ ăn hợp lý
Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể

Thăm khám định kỳ

Bên cạnh các kiến thức cơ bản về chu kỳ kinh nguyệt thì các bạn nữ nên lựa chọn những địa chỉ thăm khám sức khỏe uy tín và chất lượng. Có quy trình thăm khám rõ ràng, phát hiện và xử lý những biến chứng bất thường của kinh nguyệt, nhằm mang lại cảm giác an tâm cho bản thân.

Thăm khám định kỳ
Địa điểm thăm khám uy tín

Với những thông tin trễ đã phần nào giải đáp được thắc mắc tại sao hết kinh nguyệt mà vẫn ra máu. Bên cạnh tham khảo những nguyên nhân mà Huong.vn mang đến bạn nên lựa đến thăm khám trực tiếp tại các trung tâm y tế để kiểm để kiểm soát tình trạng sức khỏe bản thân tốt hơn nhé!

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

Hữu ích dành cho bạn  Nấm ngọc cẩu có tác dụng gì? Cách dùng và đặc điểm nhận biết

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top