Được các bậc thầy đông y công nhận, sâm cau đỏ dần thay thế những loại sâm khác phục vụ cho đời sống con người. Đây là một loại thảo dược rất tốt cho sức khoẻ, trị rất nhiều căn bệnh liên quan đến gan, thận, tim mạch và hệ tiêu hoá,…Bạn có thể dùng làm vị thuốc cũng có thể chế biến thành các loại nước uống tăng cường sức khoẻ như ngâm rượu, pha trà,…Tìm hiểu thêm về các thông tin dưới đây để nắm rõ cách dùng và tác dụng của sâm cau đỏ nhé!  

Tổng quan về cây sâm cau đỏ 

cây sâm cau đỏ 
Cây sâm cau đỏ 

Tất cả các loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh thì người ta thường gọi là sâm. Do đó hiện tại số lượng sâm trên thế giới rất nhiều như sâm ngọc linh, sâm đại hành, sâm đất,..Mỗi loại có một đặc điểm riêng dễ nhận biết và đem lại cho con người rất nhiều lợi ích. Riêng về giống cây sâm cau đỏ thì nó có các đặc điểm sau đây.

Nguồn gốc của sâm cau đỏ

Sâm cau đỏ hay còn gọi là ngải cau, tiên mao là một trong các loại sâm thuộc họ sâm cau. Sâm cau có nhiều loại gồm sâm cau đen, sâm cau trắng,…trong đó có một loại vỏ ngoài hoàn toàn màu đỏ nên người ta gọi là sâm cau đỏ. Khoa học đặt tên cho nó là Curculigo Orchioides Gaertn. Khi chưa được con người phát hiện, chúng thường mọc hoang tại các sườn núi Tây Bắc và ven rừng. Mãi đến khi phát hiện ra thành phần dược tính thì loại sâm này mới được con người nuôi trồng nhiều hơn. 

Đặc điểm hình thái

  • Là loài cây thân thảo sống lâu năm cao khoảng 30cm 
  • Lá hình mũi mác mọc túm lại từ thân rễ
  • Rễ dạng củ chỉ to bằng ngón tay, bên ngoài và trong lớp vỏ đều mang màu đỏ
  • Hoa sâm cau màu vàng, mọc thành cụm
Hữu ích dành cho bạn  Tổng hợp cách trị mụn cóc tại nhà lưu truyền trong dân gian

Nhận biết sâm cau đỏ, cây bồng bồng và sâm cau đen

Củ cây bồng bồng
Củ cây bồng bồng

Có 2 loại cây dễ gây nhầm lẫn nhất cho bạn khi mua sâm cau đỏ là cây bồng cùng sâm cau đen. Trước tiên là về sâm cau đen, tuy cùng một họ sâm cau nhưng 2 loại này lại có một số tác dụng riêng, và dễ nhận biết nhất là quan sát vỏ bên ngoài. Nếu vỏ củ màu nâu đen thì đó là cau đen. Tuy nhiên nếu bạn thay thế sâm cau đen cũng được vì nó có giá ngang loại đỏ và cũng chứa rất nhiều dưỡng chất. 

Ngược lại, với bề ngoài cũng màu đỏ nhưng khá trơn bóng, dạng củ hình trụ, phân thành nhiều nhánh, mềm và nhiều nước khiến bồng bồng bị nhầm tưởng là cau đỏ. Chúng ta cần phải phân biệt kỹ điều này vì bồng bồng có giá trị rẻ hơn, đồng thời nếu dùng quá nhiều sẽ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng. 

Đối tượng sử dụng

Củ sâm cau đỏ
Củ sâm cau đỏ

Giới đông y tin rằng sâm cau đỏ là loại thảo dược cực kì quan trọng, là chìa khóa bảo vệ sức khỏe. Do đó, những đối tượng dưới đây bắt buộc phải sử dụng tiên mao nếu không muốn sống lâu và khoẻ mạnh: 

  • Nam giới bị liệt dương, yếu sinh lý, tinh trùng yếu 
  • Nữ giới gặp vấn đề về chức năng tình dục và khả năng sinh sản
  • Người cao tuổi thường xuyên mắc các bệnh liên quan đến  đau nhức xương khớp, tê đầu gối, khó khăn trong việc di chuyển 
  • Những người có thể lực bình thường nhưng hay bận rộn công việc và muốn tăng sức đề kháng cho cơ thể thì nên dùng sâm thường xuyên 

Tác dụng của sâm cau đỏ đối với người dùng 

Sâm cau đỏ có tác dụng gì? Tác dụng của sâm cau đỏ được phân ra theo 2 giới rõ rệt. Theo Đông y, loại thảo dược này mang vị ấm, tính hàn giúp bổ thận tráng dương, lợi tiểu và trị dứt điểm tình trạng tay chân lạnh. Về sau, được sự hỗ trợ từ các công nghệ nghiên cứu hiện đại,các bác sĩ đã phát hiện thêm nhiều lợi ích quan trọng khác: 

Tác dụng của sâm cau đỏ
Tác dụng của sâm cau đỏ
  • Ăn sâm cau đỏ thường xuyên có thể tăng cường miễn dịch, tạo cơ hội cho cơ thể thích nghi trong mọi hoàn cảnh thay đổi 
  • Kích thích hoocmon sinh dục ở nam và nữ sản sinh nhiều hơn 
  • Tác động đến hệ thần kinh, giúp tinh thần luôn tỉnh táo, từ đó tăng hiệu quả làm việc và học tập
  • Giúp gân cốt khỏe mạnh tránh đau nhức, mỏi tay chân
  • Lưu thông khí huyết, vận chuyển máu đến các cơ quan
  • Trị chứng thận hư, tiểu buốt, tiểu rắt 
Hữu ích dành cho bạn  Cỏ mần trầu trị bệnh gì? Đặc điểm, công dụng của mần trầu

Cách chế biến tiên mao tại nhà

Có thể nói tiên mao là một trong số ít các loại sâm kết hợp được với nhiều nguyên liệu, đặc biệt là những loài thảo dược mang tính dược lý. Khi ngâm sâm cùng với chúng, nó sẽ tạo nhiều sản phẩm có càng nhiều dưỡng chất. Không quên tìm hiểu thật kỹ để chắc chắn rằng nó hoàn toàn vô hại đối với người dùng. Dưới đây là 6 cách ngâm tiên mao an toàn, hiệu quả đã được kiểm chứng mà bạn nên tham khảo. 

Ngâm với rễ đinh lăng

Không ai biết rằng, đinh lăng cũng được xếp vào hàng những loại thảo dược quý. Dù dễ dàng bắt gặp tại sân vườn của nhiều nhà nhưng họ chủ yếu lấy làm cảnh, vô tình đánh mất giá trị dinh dưỡng vốn có trong đinh lăng. 

Đầu tiên là chọn ra gốc đinh lăng và củ sâm còn tươi. Đem đi rửa sạch rồi cắt 2 loại thành lát mỏng. Sau đó bỏ hết vào bình, đổ rượu vào ngâm trong vòng 2 tháng. 

Kết hợp cùng nấm ngọc cẩu

Nấm Ngọc Cẩu cũng mang nhiều dược tính không kém cạnh bất kì loại sâm nào. Điều quan trọng là nó có mùi hương rất thơm có thể lấn át mùi thảo mộc đặc trưng của sâm cau. Sự kết hợp của cả 2 nguyên liệu tạo nên sự hài hoà, vừa ngọt vừa đắng vừa chát sẽ khiến người dùng say không lối thoát. 

Cách thực hiện tương tự như trên, chỉ cần rửa sạch sẽ rồi bỏ hết vào bình. Nếu người dùng muốn giữ được tính thẩm mỹ cho bình rượu thì có thể để nguyên củ và cây nấm. Ngoài ra bạn nên bỏ thêm một ít mật ong để loại bỏ vị đắng. 

Ngâm ba kích, sâm cau vỏ đỏ 

Ngâm rượu sâm cau với ba kích và táo mèo
Ngâm rượu sâm cau với ba kích và táo mèo

Thật thiếu sót nếu bỏ quên ba kích trong cách ngâm rượu sâm cau. Đây có lẽ là nguyên liệu lành tính dùng được cho tất cả thảo dược khác. Tuy nhiên bạn nên biết cây ba kích có mùi khá hăng nếu cơ thể không thích ứng được với mùi này thì đừng sử dụng. 

  • Chuẩn bị vài lát sâm cau khô đã được cắt mỏng rồi mang đi rửa với nước
  • Cũng làm sạch ba kích rồi để cho nó héo lại
  • Trong lúc mang ba kích đi rửa hãy loại bỏ phần lõi bên trong và chỉ lấy phần thịt, sau đó để ráo nước
  • Trộn sâm và ba kích vào bình, cho thêm rượu nếp vào
  • Đậy kín miệng bình và ủ liên tục trong vòng 2 – 3 tháng là có thể sử dụng như bình thường 
Hữu ích dành cho bạn  Tổng hợp 8 cách chữa đầy bụng, khó tiêu nhanh chóng tại nhà

Ngâm rượu chuối hột với sâm

Chuối hột rừng thật sự là một nguyên liệu rất lý tưởng dùng để ngâm rượu. Mùi vị vừa chát vừa ngọt lại giàu dinh dưỡng giúp rượu thêm thơm ngon. Cách làm vô cùng đơn giản: 

  • Chọn lấy hạt chuối tươi, rửa sạch rồi phơi khô
  • Bỏ hạt chuối lên chảo sao đến khi vàng hạt rồi rửa lại với nước
  • Cho hết vào bình và bỏ thêm sâm đã thái lát
  • Ủ kĩ trong vòng 2 tháng và đem sử dụng 

Ngâm cùng táo mèo

Táo mèo là một đặc sản vùng núi có thể ngâm riêng hoặc ngâm kết hợp cùng tiên mao. Chất lượng rượu sẽ không được ổn định, mau hư nếu bạn chọn quả non hoặc quá chín. Chú ý lấy quả vừa chính tới có vị chua chua ngọt ngọt vừa phải nhằm tăng hương vị cho rượu. 

Để giảm vị chát trong loại quả này thì ta nên thực hiện theo đúng trình sau đây:

  • Chọn táo không bị hỏng rửa thật sạch, sau đỏ chẻ đôi rồi bỏ vào hũ ngâm cùng với được tầm 1 tuần
  • Khi táo ngấm vớt lấy quả bỏ vào một bình khác
  • Tiếp tục bỏ thêm sâm cau khô và canh lượng rượu để đổ vào
  • Ủ rượu như cách thông thường, đạt đến thời gian nhất định thì mang ra sử dụng 

Ngâm tắc kè bọ cạp với sâm cau

Rượu sâm cau
Rượu sâm cau
  • Hoà một chậu nước muối có gừng
  • Sơ chế tắc kè bằng cách bỏ mắt mổ bùn rồi đem ngâm vào chậu nước đã chuẩn bị và đem phơi khô
  • Còn sâm thì mang rửa lại nhiều lần với nước để loại bỏ hết tạp chất bám bên ngoài
  • Ủ trong bình, đổ rượu, đậy chặt nắp trong khoảng 2 tháng 

Dù sâm cau đỏ là loại thảo dược rất tốt cho sức khoẻ nhưng chúng ta không nên quá lạm dụng. Việc sử dụng quá liều sẽ gây nên các cơn đau nhức, uể oải toàn thân và suy nhược cơ thể. Bên cạnh đó không quên chủ động tìm gặp bác sĩ nếu phát hiện một số biểu hiện bất thường trên cơ thể như buồn nôn, chóng mặt, đau đầu…Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn có thêm được thông tin bổ ích về các tác dụng của sâm cau đỏ. 

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top