Lăn kim trị sẹo rỗ có hiệu quả không? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn chính xác hơn về phương pháp trị sẹo rỗ này.
Có nhiều phương pháp trị sẹo rỗ, một trong những phương pháp được nhiều người quan tâm hiện nay là lăn kim.
Vậy lăn kim trị sẹo rỗ có hiệu quả không?
Có an toàn không?
Nếu bạn vẫn chưa nắm rõ được quy trình thực hiện lăn kim trị sẹo rỗ thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.
Lăn kim trị sẹo rỗ là gì?
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sẹo rỗ, ví dụ như thủy đậu, bỏng, dị ứng, nhưng nhiều nhất là do mụn. Tuy không quá ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng lại tác động tới vẻ ngoài khá nhiều, gián tiếp khiến bạn kém tự tin trong giao tiếp.
Các tổn thương do sẹo rỗ gây ra là vĩnh viễn, do đó các phương pháp điều trị không thể đạt 100% kết quả. Tùy cơ địa và phương pháp điều trị mà bạn có thể cải thiện từ 50 – 80%, thậm chí là 90%.
Lăn kim trị sẹo rỗ còn gọi là phi kim trị sẹo rỗ, phương pháp này sử dụng các đầu kim nhỏ tác động vào vùng da có sẹo, tạo nên các tổn thương giả và kích thích cơ thể tự hình thành cơ chế làm lành vết thương, kết hợp với các tinh chất hỗ trợ làm đầy các vết sẹo rỗ.
Lăn kim trị sẹo rỗ có hiệu quả không?
Dựa vào cơ chế của lăn kim, làn da của bạn sẽ được phục hồi, thay thế bằng lớp da mới trắng sáng và đầy đặn hơn. Để hiểu rõ hơn, ta cùng điểm qua chút về ưu và nhược điểm của phương pháp này.
Ưu điểm
- Rất hiệu quả đối với sẹo mới, sẹo nhẹ
- Chi phí khá thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế người Việt
- Không quá đau đớn
- An toàn và thời gian phục hồi cũng khá nhanh
- Không chỉ trị sẹo rỗ, phương pháp lăn kim còn giúp làm sáng da, giảm thâm nám do mụn, làm mờ sẹo, trẻ hóa làn da…
- Lăn kim có thể hỗ trợ trị mụn ẩn khá tốt.
Nhược điểm
- Đối với sẹo lâu năm, sẹo nặng thì hiệu quả thấp
- Không đạt kết quả ngay sau một lần lăn kim, phải thực hiện nhiều lần đều đặn
- Sau khi lăn kim cần chăm sóc da cẩn thận, tránh nhiễm trùng hay các vấn đề da liễu liên quan
Tất nhiên là còn tùy vào tay nghề của bác sĩ và khả năng thích ứng của cơ thể. Nhưng phương pháp lăn kim hiện đang nhận được rất nhiều sự tin tưởng không phải không có lý do.
Chắc hẳn qua những thông tin trên, bạn cũng đã cân nhắc được là mình có nên sử dụng phương pháp lăn kim trị sẹo rỗ không rồi.
Quy trình lăn kim trị sẹo rỗ ra sao?
Dù quy trình lăn kim trị sẹo rỗ ở mỗi nơi có đôi chút khác nhau, nhưng nhìn chung sẽ có những bước quan trọng sau:
Bước 1. Khám tổng quát và chuẩn đoán
Ở bước này, bác sĩ sẽ khám tổng quát sức khỏe của bạn, kiểm tra tình trạng sẹo rỗ sau đó đưa ra quy trình trị liệu phù hợp.
Thông thường thì bước này bác sĩ cũng sẽ đưa ra chi phí dự kiến để bạn cân nhắc có nên trị liệu hay không.
Bước 2. Tẩy trang và ủ tê
Nếu bạn đồng ý thực hiện lăn kim trị sẹo rỗ, nhân viên chăm sóc sẽ tiến hành tẩy trang, làm sạch mặt và sử dụng sữa rửa mặt để làm dịu da mặt.
Tiếp đó, một lớp kem ủ tê sẽ được thoa lên toàn bộ khu vực da có sẹo rỗ cần điều trị. Để kem thẩm thấu và có tác dụng lên da thì bạn cần nằm chờ khoảng 30 – 45 phút.
Trong thời gian chờ đợi này, nhân viên y tế sẽ chuẩn bị dụng cụ lăn kim cần thiết.
Bước 3. Lau kem ủ tê và sát khuẩn
Sau khi kem ủ tê đa thấm, nhân viên y tế sẽ lau sạch kem trên da và tiến hành sát khuẩn, làm sạch da bằng nước muối sinh lý.
Đảm bảo da của bạn ở tình trạng sạch sẽ, an toàn nhất trước khi tiến hành lăn kim.
Bước 4. Lăn kim
Tùy tình trạng sẹo rỗ mà bác sĩ sẽ có lựa chọn loại kim lăn cũng như độ dài kim phù hợp. Độ dài kim lăn thường dao động ở mức 1.5 – 3mm.
Có 2 phương pháp lăn kim, cụ thể:
- Lăn kim tay (Dermaroller): phương pháp này sử dụng con lăn tay để tác động lên da, cần sự cẩn thận và nhiều kinh nghiệm để có thể tác động lực chuẩn xác nhất, do đó thường chỉ có bác sĩ nhiều chuyên môn mới thực hiện phương pháp này.
- Lăn kim máy: phương pháp này sử dụng bút lăn kim có cài đặt sẵn độ dài đầu kim, do đó nhân viên điều dưỡng cũng có thể thực hiện phương pháp này mà vẫn đảm bảo an toàn cho bạn.
Sau khi lăn kim, nhân viên y tế sẽ tiến hành bôi kem dưỡng hỗ trợ để thúc đẩy quá trình tái tạo da. Tuy mỗi cơ sở sẽ sử dụng loại kem hỗ trợ khác nhau.
Bước 5. Chăm sóc da tại nhà
Sau khi hoàn thành các bước lăn kim, bác sĩ sẽ cấp thuốc uống và tư vấn cụ thể cho bạn cách chăm sóc da tại nhà sao cho quá trình hồi phục diễn ra nhanh và an toàn, không gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Ngoài chế độ ăn uống, tập luyện và sinh hoạt lành mạnh, bạn còn có thể sử dụng các phương pháp tự nhiên để hỗ trợ quá trình trị sẹo rỗ như chiết xuất rau má, nha đam, vitamin e…
Lưu ý khi sử dụng phương pháp lăn kim trị sẹo rỗ
Có thể nói, nếu bạn chú ý một chút trong việc chăm sóc sau tiểu phẫu thì phương pháp lăn kim trị sẹo rỗ khá an toàn.
Dưới đây là một vài lưu ý trước, trong và sau khi thực hiện lăn kim trị sẹo rỗ, bạn nên tham khảo qua để việc điều trị có hiệu quả nhất:
- Chọn phòng khám, trung tâm uy tín, được cấp phép đầy đủ, có bác sĩ giỏi chuyên môn và đã từng thực hiện nhiều ca điều trị thành công. Đừng ngại tham khảo ý kiến của những người đi trước nhé.
- Không tiến hành lăn kim khi trên da có tồn tại các loại mụn dễ tổn thương, ví dụ như mụn bọc, mụn viêm, mụn mủ.
- Tìm hiểu kỹ về các loại thuốc và dưỡng chất được và không được sử dụng sau khi lăn kim.
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp chăm sóc da tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Chị em không nên thực hiện lăn kim khi tới kỳ “dâu rụng”.
- Thời gian này, da cần được bảo vệ kỹ càng, vậy nên tốt nhất bạn không nên ra nắng, tránh khỏi bụi. Nếu bắt buộc phải ra thì cần che chắn da mặt kỹ càng.
Trên đây là những thông tin về phương pháp lăn kim trị sẹo rỗ, hy vọng bạn đã có cái nhìn chi tiết hơn về phương pháp làm đẹp này.
Chúc bạn nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng và sự tự tin vốn có.
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả