Cây kim tiền thảo là một trong những dược liệu quý hiếm được xuất hiện khá phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là những vùng nông thôn. Cây thuốc này vẫn thường được con người sử dụng làm thuốc trị tiểu buốt, soi thận,…Vậy kim tiền thảo có mấy loại? Cùng Huong.vn khám phá cách nhận biết cây kim tiền thảo một cách dễ dàng dưới đây nhé!
Kim tiền thảo có mấy loại?
Dưới nhiều tác dụng chữa bệnh tuyệt vời, kim tiền thảo trở thành cây thuốc ngày càng được săn đón. Vì vậy không ít người đổ xô đi tìm hiểu cây kim tiền thảo như thế nào để sửu dụng. Sau đây là những đặc điểm của tiền thảo mà ít người biết đến.
Cách nhận biết cây kim tiền thảo
Cây kim tiền thảo còn được nghe với nhiều tên gọi khác nhau như là cây mắt trâu, cây mắt rồng, vảy rồng, đồng tiền lông,…Và đặc biệt với tên khoa học là Desmodium styracifolium.
Loài cây này thuộc thân thảo, họ đậu, dễ tìm thấy ở núi hay đồi có độ cao dưới 1000m. Nguồn gốc của cây này vốn ở khu vực Đông Nam Á và vùng Hoa Nam của Trung Quốc. Đặc biệt loài cây này thích sinh sống ở những vùng đất cát pha, nơi tập trung nhiều ánh sáng. Có thể bắt gặp chúng ở các vùng trung du nước ta như Hải Phòng, Tây Bắc, Lạng Sơn, Hà Tây, Bắc Giang,…
Về hình dáng, vì thuộc thân thảo nên cây mắt rồng bò trên mặt đất, sống thành từng bụi, sau đứng thẳng với độ cao từ 0,3 – 0,5 m. Thân cây nhám, có nhiều khía và có lông trắng. Lá cây hình giống mắt trâu, kèm lông, mặt dưới phủ lông trắng bạc, lá có gân khá rõ và cuống lá dài từ 1 đến 2cm.
Hoa của cây có màu hồng pha trắng, thường mọc thành chùm nhỏ xen kẽ với tán lá hoặc mọc ở ngọn thân cây. Cánh hoa dạng bầu và cong như thìa, có phủ lông nhưng ít hơn so với lá. Hiện nay kim tiền thảo chỉ có một loại duy nhất nhưng giá trị hoạt tính của loại này được đánh giá rất cao.
Thành phần của kim tiền thảo
Trước khi biết được kim tiền thảo có mấy loại thì chúng ta cần nắm được các thành phần dược tính dưới đây.
- Tiền thảo có tính bình, mát giúp hỗ trợ giải độc, mát gan
- Các thành phần coumarin và saponin có trong thảo dược hỗ trợ điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu,…
- Sự góp mặt của hoạt chất chính trong cây mắt rồng (tiền thảo) là Desmodium styracifolium-triterpenoid (Ds-t) với tác dụng lợi tiểu, giúp loại bỏ sỏi theo cơ chế tự nhiên, loại bỏ tác nhân gây bệnh sỏi thận.
- Theo nghiên cứu, cây mắt rồng chứa hàm lượng lớn hoạt chất flavonoid giúp loại bỏ nguyên nhân tạo sỏi như oxalat, canxi, cystin… đồng thời hỗ trợ kiềm hóa nước tiểu, hoà tan sỏi và cặn khác trên đường tiết niệu.
- Chứa hoạt chất soyasaponin khống chế hình thành sỏi canxi oxalat ở thận.
Tác dụng của kim tiền thảo
Kim tiền thảo có mấy loại? Kim tiền thảo có tác dụng gì? Trong khi nền y học Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ nhưng loại dược liệu này vẫn có mặt trong nhiều phương thuốc. Cùng tìm hiểu xem cây thuốc mắt rồng đã đem lại những hiệu quả gì trong điều trị bệnh nhé!
Trị sỏi thận
Thuốc kim tiền thảo trị sỏi thận có đúng không? Cụ thể trong thành phần thân của kim tiền thảo có chứa các hoạt chất hoá học có công dụng y học như coumarin và saponin. Đặc biệt thành phần chính là Desmodium styracifolium-triterpenoid (Ds-t) mang lại công dụng rõ rệt trong việt lợi tiểu, tăng lượng nước tiểu. Từ đó hỗ trợ bào mòn, loại bỏ sỏi thận mà không cần sự hỗ trợ của các tác nhân bên ngoài, giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
Tác dụng lợi tiểu
Kim tiền thảo có mấy loại? Loại nào thì lợi tiểu? Cùng với hoạt chất Desmodium styracifolium-triterpenoid (Ds-t) thì trong cây mắt rồng có sự góp mặt của flavonoid, coumarin và saponin. Vừa hỗ trợ giảm điều trị sỏi thận, ức chế nồng độ khoáng chất tạo sỏi, lợi tiểu. Tạo cơ chế hoà tan sỏi và cặn tạo sỏi trên đường tiết niệu
Hỗ trợ kháng khuẩn, chống viêm
Các tác nhân sau bệnh viêm tiết niệu có nguy cơ tích tụ các chất thải tạo điều kiện kết tinh sỏi thận. Việc sử dụng dược liệu mắt rồng vừa hỗ trợ loại sỏi, kháng khuẩn, chống viêm cực kì hiệu quả.
Khi người bệnh mắc sỏi thận, việc sỏi di chuyển và cọ xát gây chảy máu và nhiễm trùng. Lúc này các hoạt chất flavonoid, phenolic và nhiều hoạt chất sinh thể hiện chức năng mạnh mẽ thông qua việc loại sỏi, kháng viêm. Giúp cải thiện tình trạng đau rát, tiểu ra máu,…
Chống oxy hóa, bảo vệ thận
Trong quá trình thực hiện chức năng điều trị sỏi thận cho thấy loại cây này còn có chức năng đào thải canxi oxalat. Giúp hạn chế sự phát triển sỏi thận, tác nhân gây bệnh về thận. Đây cũng chính là nguyên nhân mà đa số các bệnh nhân bị bệnh về thận, sỏi tiết niệu đều sử dụng các bài thuốc nam.
Cách sử dụng thuốc kim tiền thảo
Một số bài thuốc kim tiền thảo đơn giản
Thuốc kim tiền thảo trị bệnh gì? Ngoài những công dụng trị bệnh phía trên thì việc kết hợp cây mắt rồng cùng nhiều dược liệu khác nhau có thể tăng công dụng của loại dược liệu này. Cùng tham khảo một số bài thuốc dân gian dưới đây nhé!
Trị viêm đường tiết niệu | Sử dụng 30 gram cây mắt rồng kết hợp cùng nước dừa, hạt mã đề 15 gram và kim ngân hoa 15 gram. Sau khi sơ chế cẩn thận, sắc lấy nước uống hằng ngày để thấy hiệu quả. |
Chữa sỏi tiết niệu | Cùng với 30 gram cây mắt rồng, đông quỳ tử 15 gram, hoạt thạch 15 gram và xuyên phá thạch 15 gram. Sơ chế và đun lấy nước uống hằng ngày. |
Giảm tiểu buốt, táo bón | Kết hợp 30 gram kim tiền thảo và xa tiền tử, ô dược, thanh bì, đào nhân và ngưu tất. Sử dụng định lượng mỗi dược liệu là 10 gram, sơ chế và sắc uống hằng ngày trị táo bón, tiểu buốt, tiểu ra máu cực kì tốt. |
Hỗ trợ điều trị tiểu đục, tiểu buốt | Sắc lấy nước từ hỗn hợp 40 gram dược thảo mắt rồng cùng tỳ giải, xa tiền thảo, trạch tả, uất kim (định lượng mỗi dược liệu là 12 gram) và kê nội kim 8 gram. Uống thường xuyên để điều trị dứt điểm. |
Một số vấn đề cần lưu ý
Việc sử dụng kim tiền thảo mang lại nhiều tác dụng lớn. Tuy nhiên việc lạm dụng hoặc phương pháp sử dụng không cụ thể, khoa học sẽ dẫn đến những hậu quả không tốt. Cùng note lại một số hạn chế để việc sử dụng dược liệu này được hiệu quả hơn nhé!
- Mặc dù cây mắt rồng trị sỏi rất hiệu quả, tuy nhiên chỉ có tác dụng đối với sỏi nhỏ hơn 1cm. Nếu tình trạng sỏi thận vượt quá giới hạn điều trị của loại thảo dược này bạn nên thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời.
- Đối với phụ nữ mang thai không nên tùy tiện sử dụng dược liệu này nếu không có sự chỉ dẫn cụ thể của y sĩ. Tránh trường hợp ảnh hưởng sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
- Người từng mắc bệnh về dạ dày không nên tự ý sử dụng dược liệu mắt rồng hoặc chỉ nên sử dụng vào lúc no
- Cây mắt rồng rất dễ tìm thấy ở các vùng địa phương nên nguy cơ nhầm lẫn với cây thóc lép vô cùng dễ dàng.
Hi vọng thông qua bài viết trên, Huong.vn đã mang đến cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về đặc điểm và biết được kim tiền thảo có mấy loại. Tuy nhiên hãy trở thành một người dùng thông minh, tránh lạm dụng dược liệu quá nhiều gây phản tác dụng và ảnh hưởng đến tình trạng bệnh nhé!
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả