Mụn luôn là nỗi phiền toái của tất cả mọi người. Những nốt mụn xấu xí trên da mặt thúc giục ta phải tìm đủ mọi cách để loại bỏ chúng. Tuy nhiên không phải cứ nặn mụn một cách tuỳ ý là được. Nặn mụn tưởng chừng là việc đơn giản nhưng nếu không được nặn đúng cách thì hậu quả sẽ rất khôn lường. Nếu như bạn không muốn để lại thâm tím, rổ sẹo cho việc nặn mụn sai cách thì hãy tìm ngay cách nặn mụn tại nhà hiệu quả sau đây nhé!
Nguyên nhân nổi mụn
Lí do hình thành mụn phổ biến là do sự chuyển đổi của tuyến bã nhờn. Tuyến bã nhờn gắn liền với các nang lông, các nang lông này chính là những lỗ nhỏ đằng sau lớp biểu bì. Mỗi lỗ nhỏ có một sợi lông mọc ra, nhưng một khi tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu thì nang lông sẽ bị bịt kín, tắc ngẵn và gây ra mụn.
Đối với những nang lông nằm sát da mặt, bã nhờn cộng với bụi bẩn tích trữ quá nhiều sẽ khiến lỗ hỏng phình to và đưa ra ngoài da mặt. Hình thành nên những nốt sần trên bề mặt da mà người ta hay gọi là mụn.
Một số nguyên nhân chính gây ra mụn:
- Tắc ngẵn lỗ chân lông
- Thay đổi nội tiết tố
- Da bị nhiễm khuẩn
- Chăm sóc da sai cách
- Dùng quá nhiều mỹ phẩm
Mụn có thể có nhiều cách nặn nhưng để nặn mụn sao cho hiệu quả thì cần phải xác định đúng thời điểm thích hợp. Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên môn da liễu. Bạn nên nặn mụn vào buổi tối trước khi đi ngủ. Vì sau khi nặn, da có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi vết thương và giảm nguy cơ nhiễm trùng khi không phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
Mụn có tự khỏi không?
Vấn đề không nặn mụn có tự hết hay không thực ra thì còn tuỳ thuộc vào cơ địa mỗi người, tình trạng mụn họ đang gặp phải. Nếu đó là những loại mụn dể trị cũng như mức độ hình thành mụn của nó chưa chắc thì chỉ cần thoa kem là mụn tự khỏi.
Trường hợp bắt buộc phải nặn mụn là mụn đã có nhân trắng, cỗi mụn đã già. Cấu trúc mụn lúc này là khá chăc chắn, ghim sâu vào lỗ chân lông nên không thể tự hết được.
Hậu quả của việc không nặn mụn:
- Mụn già hình thành thâm nám
- Các dưỡng chất từ kem dưỡng trước đó sẽ không thể nào hấp thu vào da hết được
- Xuất hiện nhiều mụn hơn nữa
- Cản trở quá tình trang điểm lên cho da khiến da sần sùi
Đây là những lí do mà ta cần phải nặn mụn thường xuyên. Tuy nhiên bạn cần cân nhắc trong việc lựa chọn các cách nặn mụn hiệu quả tránh tổn thương cho da.
Những loại mụn nên nặn và không nên nặn
Mụn nên nặn
Sẽ rất nguy hiểm nếu cứ gặp bất kì mụn nào ta cũng đều nặn một cách bất chấp. Mụn cũng có những tiêu chí riêng, chỉ đến một thời điểm thích hợp thì ta mới có thể đưa chúng ra khỏi mặt được. Muốn không để lại vết thâm sẹo, cần quan sát khi có những dấu hiệu sau đây thì ta có thể tìm hiểu phương pháp nặn mụn hiệu quả được:
- Mụn không bị viêm, sưng hay đau nhức
- Mụn già, nhân mụn cứng và chuyển sang màu đên trồi trên bề mặt da
Mụn không được nặn
Nếu không muốn để lại nhiều biến chứng cho da thì hãy xem những loại mụn cần tránh sau đây nhé:
- Mụn đang bị viêm, sưng đỏ: Tuyệt đối không được nặn những loại mụn này, thậm chí phải ra sức chăm sóc và bảo vệ để nó không bị vỡ. Mụn đang trong giai đoạn viêm nhiễm nặng nến chứa rất nhiều vi khuẩn, một khi chúng bị lan ra ngoài thì mụn sẽ lây lan ra nhiều hơn.
- Mụn trứng cá bọc có kích thước khá lớn trong các loại mụn. Mụn này nhân không thể tự khô để có thể nặn được. Chỉ được xử lí bằng các cách điều trị bên trong da như uống thuốc
- Mụn ẩn: Mụn này có thể nặn nhưng nếu bạn biết cách nặn mụn. Bởi lẻ chúng là các nốt mụn khó lấy ẩn sâu dưới da. Nếu dùng các công cụ sắt nhọn như cây nặn mụn thì việc tổn thương đến da là rất cao.
Đối với những loại mụn như này, bạn đừng nên chủ quan và có thể điều trị nó bằng các phương pháp an toàn khác.
Cần làm gì trước khi nặn mụn?
Giãn nở lỗ chân lông
Làm lỗ chân lông giãn nở là bước hỗ trợ cho việc lấy mụn được dể dàng. Bước mở rộng lỗ chân lông thường dùng là xông hơi cho da mặt. Giúp da được mềm, vi khuẩn bên trong lỗ chân lông không có chỗ bám chắc chắn và bị đào thải ra bên ngoài.
Tuy nhiên bước này không được áp dụng khi vừa nặn mụn xong. Điều đó sẽ khiến lỗ chân lông bị to, gây mất thẩm mỹ cho da
Khử trùng bao tay và công cụ lấy mụn
Điều quan trọng khi nặn mụn tại nhà là không để cho mụn bị nhiễm khuẩn và làm tình trạng viêm nhiễm thêm nặng. Việc đầu tiên khi nặn mụn là làm sạch tay và các công cụ lấy mụn. Vì mọi thứ khi tác động lên mặt để có khả năng mang đến bụi bẩn, vi khuẩn rất cao.
Tay rửa sạch bằng nước rửa tay, dụng cụ lấy mụn như cây nặn mụn phải dùng cồn và nước tẩy rửa để làm sạch một cách tối ưu nhất. Muốn sử dụng lại lần tiếp theo, sau khi nặn xong bạn phải khử trùng lại lần nữa và cất giữ cẩn thận.
Vệ sinh nốt mụn sạch sẽ
Vệ sinh là khâu cực kì quan trọng, giảm được tình trạng nhiễm trùng và nâng cao quá trình điều trị vết thương sau này. Đặc biệt chú trọng làm sạch xung quanh khu vực chứa mụn, không để vi khuẩn có cơ hội tác động dẫn đến việc viêm nhiễm
Chọn dụng cụ nặn mụn phù hợp
Trước kia, nếu nhắc đến cánh nặn mụn tại nhà chắc chắn người ta sẽ nghĩ ngay đến việc lấy tay để nặn. Nhưng bây giờ, dựa vào nhu cầu lấy nhân mụn quá nhiều nên hàng loạt các dụng cụ hỗ trợ nặn mụn rất hiệu quả được sản xuất.
Nhược điểm của nặn mụn bằng tay:
- Lực quá mạnh làm da bị tổn thương, trầy xước, thâm sẹo
- Lực nhẹ không thể lấy hết nhân mụn được
- Dể nhiễm khuẩn
Do đó, lấy nhân mụn bằng dụng cụ nặn mụn sẽ dể dàng và an toàn hơn rất nhiều, một số dụng cụ nặn mụn phổ biến:
Cồn y tế | Sát trùng dụng cụ trước khi nặn |
Bông gòn | Lau máu, mủ khi nặn tránh vi khuẩn lan rộng |
Nước muối sinh lý | Sát khuẩn hiệu quả cho da sau khi nặn xong |
Cây nặn mụn | Dụng cụ chính lấy hết nhân mụn ra bên ngoài |
Cách nặn mụn tại nhà không để lại thâm sẹo
Dùng cây nặn mụn
Bước 1: Kiểm tra độ già của mụn
Cách nặn mụn tại nhà hiệu quả luôn phải kiểm tra độ già của mụn trước. Mụn không phải lúc nào cũng nặn được. Những nốt mụn đỏ, chức nhiều dịch vàng, mủ trắng một khi bị vỡ sẽ khiến tình trạng thêm nặng. Nốt mụn sưng tấy, đau nhứt và đọng lại mủ nhiều hơn vì lúc này chúng còn non.
Dấu hiệu nhận biết mụn không được nặn:
- Mụn ẩn còn nằm dưới da, chưa có nhân trồi lên
- Mụn bọc sưng to, chứa nhiều mủ
- Nốt mụn có máu tích tụ
- Mụn viêm chứa dịch vàng, máu và đau nhức khi đụng vào
Nốt mụn cần được loại bỏ phải già, nhân mụn cứng, đen, vón cục và trồi lên bề mặt da, sờ vào không gây đau nhức gì. Cố gắng lấy hết nhân mụn tránh nguy cơ mọc lại và giảm tình trạng thâm da.
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ nặn mụn
Các nặng mụn tại nhà hiệu quả bằng cây nặn mụn chắc chắn cần phải có cây nặn để lấy hết nhân mụn.
Đồng thời sử dụng một số dụng cụ làm sạch để cho quá trình nặn không để lại hậu quả về sau:
- Cồn
- Bông gòn
- Nước muối sát khuẩn
- Khăn bông sạch lâu mặt
Bước 3: Làm sạch da mặt
Tuyệt đối không được quên bước làm sạch da mặt này. Da chưa được rửa chứa rất nhiều vi khuẩn, khi nặn sẽ tạo ra lỗ hổng và chúng sẽ chớp lấy thời cơ để chui vào. Để làm sạch da, tẩy hết bụi bẩn cần thực hiện các bước sau:
- Làm sạch mặt một lượt bằng nước tẩy trang
- Đảm bảo vi khuẩn loại bỏ hoàn toàn qua sữa rửa mặt làm sạch phù hợp
- Dùn toner dưỡng ẩm và dùn khăn mềm nhúng nước ấm đắp lên da để giúp da mềm hơn, dể nặn mụn hơn.
Bước 4: Xông hơi
Đừng chủ quan trong việc xông hơi cho da. Hầu hết mọi người đều bỏ qua bước này nhưng hãy tập xông hơi nếu muốn da mặt mau khỏe mạnh và mụn mau hết.
Xông hơi cho da đơn giản là chỉ cần một nồi nước nóng đã được loại bỏ hết vi khuẩn. Sẽ hiệu quả hơn nếu bạn cho thêm chanh, sả, tía tô,…Chú ý giữ khoảng cách với mặt để tránh bỏng da và thời gian xông hơi tốt nhất là 10 phút để lỗ chân lông không bị to.
Xông hơi giúp làm mềm da, lỗ chân lông nở ra và vi khuẩn theo đó mà trôi hết ra bên ngoài. Bên cạnh đó, việc này còn giúp lấy nhân mụn ra ngoài một cách dể dàng.
Bước 5: Khử trùng tay và sát khuẩn vùng da cần nặn mụn
Tay chứa nhiều vi khuẩn. Làm sạch tay và vùng da cần nặng là điều kiện bắt buộc để tránh những trường xấu sau khi nặn mụn xong. Bạn có thể dùng các sản phẩm làm sạch như nước rửa tay, sữa rửa mặt để làm sạch chúng một cách tối ưu nhất.
Bước 6: Nặn mụn
Sau khi chắc chắn mụn đã già, cồi mụn đã chín thì có thể tiến hành nặn mụn. Cần có đủ ánh sáng để nhìn rõ mụn và tránh gây ra tổn thương cho da khi dụng cụ nặn mụn có đầu nặn khá nhọn.
Tận dụng đầu nhọn của cây nặn tạo thành lỗ nhỏ trên đầu mụn để lấy ra dể dàng.
Bước 7: Sát khuẩn nốt mụn sau khi nặn
Sau khi nặn, mụn sẽ bị sưng to, đỏ kèm theo máu. Do đó cần sát khuẩn sao cho sạch sẽ để không bị sưng viêm. Một số dung dịch sát khuẩn bạn có thể tham khảo: Cồn 70 độ, Dizigone, Betadine,….
Dùng tăm bông
Đây là một cách được sử dụng rất tốt nếu như bạn không thích dùng những dụng cụ sắt nhọn như cây nặn.
Tăm bông được làm từ tự nhiên nên sẽ không có tình trạng rỉ sét gây nhiễm trùng, hạn chế tổn thương. Tuy nhiên lực tác động của tăm bông không lớn, chỉ dành cho các loại mụn dể nặn như mụn đầu đen, mụn nhỏ, mụn cám có nhân trồi lên mặt. Do đó cần xem xét dùng cách này nếu như bạn đang gặp tình trạng mụn ẩn nằm sâu dưới da. Trước khi nặn mụn cần làm sạch sẽ theo các bước giống như cách dùng cây nặn mụn.
Các bước thực hiện:
- Ấn nhẹ nốt mụn bằng 2 cây nặn mụn. Đặt tăm bông xung quanh nốt mụn và nặn nhẹ nhàng cho đến khi mụn được lấy ra hết
- Rửa sạch mặt sau khi nặn xong
- Bôi thêm sản phẩm kháng khuẩn giảm tình trạng sưng viêm sau nặn
Dùng kim y tế
Cách này được nhiều spa, cơ sở y tế sử dụng nhưng lại có nhiều rủi ro nhất. Bởi kim châm hàng thật chất lượng thì mới dùng được. Khác với tăm bông, kim y tế có thể lấy hết mụn cứng đầu, nằm sau bên dưới như mụn ẩn, mụn cám, mụn thịt, mụn bọc,…
Cách nặn mụn tại nhà bằng kim y tế:
- Chuẩn bị kim y tế nhỏ đã được khử khuẩn, cồn và một ít bông mềm
- Sát khuẩn dụng cụ bằng cồn và đảm bảo da tay đã được rửa sạch
- Đâm kim vào nốt mụn một cách nhẹ nhàng cho đầu mụn được mở ra. Cho 2 miếng bông thấm sơ qua nước muối và ấn nhẹ 2 bên nốt mụn
- Dùng bông lau sạch nhân mụn và máu đã được nặn ra
- Cuối cùng là sát khuẩn sạch sẽ cho da
Nặn mụn tại nhà xong nên làm gì?
Một vấn đề mà ai cũng lo ngại sau khi nặn mụn xong chính là sẹo. Mất một khoảng thời gian khá dài để vết thương được hồi phục, có khi sẹo sẽ vĩnh viễn không thể khỏi được. Đó là lí do mà mọi người thường không thích nặn mụn.
Thời gian 1 tháng chính là thời điểm đẹp nhất để xử lí việc thâm sẹo. Nếu kéo dài sẽ khiến quá trình chữa trị khó khăn hơn. Để tránh nguy cơ đó, ta hãy làm ngay các việc sau đây, điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho việc phục hồi vết thương sau này.
Xoa dịu làn da
Mụn sưng đỏ vừa đau rát vừa gây mất thẩm mỹ. Việc đầu tiên mà bạn cần quan tâm là làm sao có thể xoa dịu được các nốt mụn. Trước khi dùng tất cả các cách xoa dịu vết thương thì ta phải đảm bảo mặt phải được sạch sẽ, lau khô mặt bằng bông tẩy trang hoặc khăn bông mềm
Một số cách xoa dịu làn da sau khi nặn mụn xong:
- Đắp mặt nạ se khít lỗ chân lông: ưu tiên mặt nạ từ thiên nhiên như nha đam, dưa leo, bơ,…
- Giảm sưng bằng cách chườm đá: Đá lạnh làm co lại các mạch máu, giúp da tê lại và làm chậm quá trình lưu thông máu. Việc này đem đến cảm giác dể chịu và giảm viêm hiệu quả.
Mặt nạ ngăn sẹo
Mỗi lần nặn mụn xong da rất nhạy cảm và dể bị tổn thương. Ngoài các bước chăm sóc da thông thường trên, bạn có thể đắp mặt nạ để đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương. Tuy nhiên, không nên sử dụng mặt nạ bày bán trên thị trường, chỉ cần dùng mặt nạ từ các thành phần tự nhiên lành tính và không gây ra kích ứng da.
Đắp mặt nạ thiên nhiên 1 tuần 2 lần để đem đến hiệu quả nhanh hơn:
- Mặt nạ nha đam: Thành phần dịch nhầy đằng sau lớp vỏ nha đam chính là nguyên liệu làm đẹp nổi tiếng được nhiều công ty nghiên cứu sắc đẹp sử dụng. Chiết xuất gel nha đam chứa nhiều axit amin, vitamin, khoáng chất giúp tái tạo lại lỗ hổng sau khi nặn mụn. Rửa sạch, gọt bỏ võ và đem phần nhân bên trong đi xay nhuyễn. Lấy trực tiếp phần này đắp lên mặt và rửa lại bằng nước sạch. Nha đam có tác dụng giảm thâm cực kì nhanh chóng.
- Mặt nạ nghệ tươi: Giống như nha đam, nghệ tươi được coi là nguyên liệu làm đẹp tại nhà nổi tiếng từ xưa đến nay. Vắt lấy nước cốt nghệ tươi, trộn đều với sữa tươi không đường và mật ong tạo thành hỗn hợp sền sệt. Đắp lên mặt và thư giãn tầm 15 phút để dưỡng chất ngấm hết vào da. Rửa lại mặt bằng nước ấm.
Bảo vệ da mặt
Khác với da ở những chỗ khác như lưng, đùi, bụng,…da mặt chịu tác động trực tiếp từ ánh nắng mặt trời. Đặc biệt là khi vừa nặn xong, da còn yếu, khá nhạy cảm, tia UV sẽ phá hủy đi phòng tuyến cuối cùng bảo vệ da. Khiến vết thương lau lành, nguy cơ thâm nám, sạm da là rất lớn. Hãy bảo vệ da mặt để giảm thiểu hết mức có thể các tác động khiến da tổn thương thêm.
- Nếu như mụn ít: Hãy dùng miếng dán mụn để che chắn chỗ bị tổn thương, ngăn vi khuẩn thâm nhập sâu vào bên trong
- Nếu như mụn nhiều: Hãy che chắn bằng nhiều lớp và thoa kem chống nắng tránh lại sự tác động của ánh nắng mặt trời
Chăm sóc da
Sau khi nặn mụn xong thì điều cần làm là chăm da sao cho vết thương không bị nhiễm trùng và mụn không có khả năng mọc lại. Để làm được như vậy, mọi người cần cố gắng thực hiện những điều sau:
- Không dùng tay sờ lên mặt: Tay chứa nhiều vi khuẩn, mụn sau khi lấy sẽ để lại lỗ hổng trên mặt. Nên việc thường xuyên sờ tay lên mặt sẽ khiến i khuẩn xâm nhập và vết thương lau lành hơn.
- Tránh trang điểm: Bên trong các sản phẩm làm đẹp như phấn nền, phấn đánh khối chứa một số thành phần không an toàn cho da. Nếu da khỏe mạnh thì sẽ có thể bảo vệ da không bị tổn thương. Khi da nặn xong không nên trang điểm chỉ để mặt mộc bình thường, đảm bảo vết thương không bị kích ứng bởi các thành phần làm đẹp này.
- Rửa mặt cho da: Dù có hơi rát nhưng nên rửa mặt mỗi ngày. Lựa chọn sữa rửa mặt lành tính, ít bọt, vừa làm sạch mặt vừa an toàn.
Ngày thứ nhất
- Làm theo các lưu ý như trên
- Không nên đi xông hơi và massage mặt
- Chuẩn bị khăn sạch để lau mồ hôi khi có thói quen luyện tập thể dục
Sau 3 ngày nặn mụn tại nhà
- Tuyệt đối không được tẩy da chết cho da mặt. Khiến da thêm bào mòn sau khi đã trãi qua trận nặn mụn để lại nhiều vết thương. Tẩy da chết lúc này không lấy đi lớp da bị hư tổn mà chỉ khiến mụn lây lan nhanh hơn mà thôi
- Hạn chế dùng các sản phẩm điều trị mụn để cho da có thời gian thích nghi và hồi phục
- Tránh sự tiếp xúc trực tiếp với môi trường. Bởi vì ánh nắng, bụi bẩn có thể bám vào khiến da bị bắt nắng, mụn nhiều, thâm nám thêm. Cố gắng che chắn cẩn thận và dùng kem chống nắng có chỉ số SPF 30+ trở lên
Sau 5 – 7 ngày
Trong vòng một tuần sau khi nặn mụn xong, không nên dùng các biệp pháp làm đẹp tác động mạnh lên da. Một số biện pháp làm đẹp cần tránh như bắn laser, tẩy lông, tắm trắng,…Điều đó là không cần thiết để cho da bạn có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
Qua đó, ta thấy được việc chăm sóc da là thật sự cần thiết sau khi nặn. Cố gắng giữ da trong vòng 1 tuần đầu để việc nặn mụn tại nhà không trở nên vô nghĩa.
Tác hại khi nặn mụn sai cách
Việc nặn mụn tại nhà có gây nguy hại cho da hay không? Việc nặn mụn tại nhà có tác động 2 chìu, vừa giúp lấy mụn hiệu quả, vừa để lại nhiều hệ luỵ cho da nếu như không được nặn mụn và chăm sóc đúng cách.
- Da mụn nhạy cảm khi chịu tác động của công cụ nặn mụn dể để lại sẹo rỗ
- Trên mặt có một số vùng chứa nhiều dây thần kinh. Khi nặn mụn bằng tay sức ép quá lớn khiến dây thần kinh bị tổn thương
- Vi khuẩn dể xâm nhập khi chưa có sự vệ sinh sạch sẽ đồ dùng nặn mụn gây tình trạng nhiễm trùng máu
- Tay không sạch sẽ dể dẫn đến việc mụn mới xuất hiện
- Dể dẫn đến tình trạng tăng sắc tố mà người ta hay gọi là thâm da. Vấn đề này có thể kéo dài đến vài năm
Mụn là bệnh ngoài da có thể tái phát lại nhiều lần và không bỏ qua bất kì đối tượng nào. Để điều trị bạn cần chuẩn bị sự kiên trì, tham khảo các cách điều trị khoa học và không quên cân bằng chế độ ăn uống dinh dưỡng. Chúc bạn thành công với các cách nặn mụn đã được Huong.vn giới thiệu trên đây.
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả