Đau bụng khi mang thai là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên nếu bạn đang rơi vào tình trạng đau dai dẳng kèm theo chảy máu thì nên đến bệnh viện gấp. Để tránh trường hợp nguy hiểm xảy ra, chúng ta nên nắm rõ các dấu hiệu đau bụng mang thai nguy hiểm qua bài viết dưới đây. 

Phân biệt đau bụng kinh và đau bụng khi có thai

Mọi người vẫn thường hay nhầm lẫn giữa đau bụng kinh với các cơn đau khác. Vô tình khiến cho quá trình điều trị trở nên chậm chạp. Vì đa số đau bụng kinh là triệu chứng sinh lý bình thường và hết đi sau 1 ngày.

Đau bụng khi mang thai
Đau bụng khi mang thai và đau bụng kinh không giống nhau

Đau bụng kinh

Đau bụng kinh là những cơn đau âm ỉ và co thắt ở bụng dưới. Cơn đau xuất hiện 1- 2 ngày trước khi chảy máu và đỉnh điểm cơn đau đôi khi sẽ rơi vào ngày thứ 2 của chu kì kinh nguyệt. Cơn đau sẽ nhanh chóng lan rộng ra lưng dưới và đùi. Một số người bị buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi. 

Theo nghiên cứu trong chu kì kinh nguyệt, cơ thể sẽ sinh ra chất hóa học trung gian prostaglandin. Chất này liên tục co bóp để đẩy lớp niêm mạc tử cung ra khỏi cơ thể nên chị em sẽ thấy đau. Tuy nhiên khong trừ khả năng đau do mắc các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung. 

Đau bụng do mang thai

Đau bụng do mang thai xảy ra ở một cùng nhất định như bụng dưới, bên trái, bên trên. Do tử cung bị kéo dãn khiến dây chằng và cơnaang đỡ căng tức khó chịu và sinh ra cơn đau. Nếu đau ở 3 tháng đầu thai kì thì không cần phải lo lắng. Chị em chỉ cần gnhir ngơi thật tốt và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để xoa dịu các cơn đau. 

Hữu ích dành cho bạn  Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Phải làm sao?

Nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai 

Đau bụng khi mang thai là hiện tượng đau râm ran vùng bụng, kèm theo nhiều triệu chứng như mệt mỏi, đau lưng, chảy máu âm đạo. Hiện tượng này khá phổ biến, gặp ở rất nhiều phụ nữ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, sức khoẻ và đời sống. Theo các bác sĩ, đây có thể được coi là các dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo thai nhi bị sảy, có thể sinh non. Sau đây là những nguyên nhân gây bệnh nên biết: 

Đau dạ dày

Nồng độ progesterone tăng cao khi mang thai sinh ra hiện tượng đầy hơi. Hậu quả là tác động đến hệ tiêu hoá, gây táo bón, đau bụng. Do đó lúc mang thai mà rơi vào tình trạng này thì nên ăn nhiều rau xanh cùng trái cây. 

Máu dồn tử cung

Máu trong cơ thể phụ nữ mang thai tăng gấp nhiều lần bình thường, dẫn đến cảm giác áp lực trong khu vực và gây nên cơn đau. Tuy nhiên vẫn có thể điều trị bằng cách nằm nghỉ ngơi hoặc ngâm nước ấm. 

Thai làm tổ

Đau bụng khi mang thai
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai

 Khi trứng được thụ tinh gắn vào thành tử cung, cơ thể bắt đầu xuất hiện các cơn đau bụng nhẹ, kèm theo đó là ra một ít máu. Đây là triệu chứng bình thường và không có gì đáng lo ngại. 

Thai ngoài tử cung

Đau bụng do trứng thụ tinh làm tổ ngoài tử cung cực kì nguy hiểm. Các cơn đau sẽ không thể thuyên giảm dù dùng nhiều cách thì vẫn trở nên tồi tệ hơn. Trường hợp này hay gặp ở phụ nữ có ống dẫn trứng hẹp hoặc đã từng can thiệp bằng phẩu thuật. 

Hữu ích dành cho bạn  Đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?

Lúc này cơ thể người mẹ sẽ xuất hiện triệu chứng đau vai, chóng mặt, chảy máu âm đạo. Đa số những phụ nữ mang thai ngoài tử cung rất dễ sinh non và khả năng vô sinh cao. Còn thai nhi nếu được sinh ra sẽ bị dị tật, suy dinh dưỡng hoặc chậm phát triển. 

Sẩy thai

Chảy máu là dấu hiệu điển hình của việc sảy thai. Nhưng trước khi chảy máu thì cơ thể sẽ báo hiệu bằng những cơn đau bụng. Cơn đau này diễn ra ở bụng dưới, lưng, vùng chậu kèm theo đó là hiện tượng máu chảy liên tục vài ngày. 

Tiền sản giật

Đau bụng vì tiền sản giật chỉ phát triển trong nửa sau của thai kỳ. Tiền sản giật là bệnh tăng huyết áp mới khởi phát sau 20 tuần thai, phát sinh các cơn co giật toàn thân. Để biết được bệnh thường thông qua cách đo huyết áp và protein trong nước tiểu. Nếu không được chữa trị, đau bụng sẽ kéo theo cơn đau đầu dữ dội, mắt mờ, buồn nôn, khó thở, sưng phù tay chân. Nghiêm trọng hơn là ngăn chặn nguồn dinh dưỡng đế thai nhi, tăng nguy cơ rong thai. 

Các vị trí đau bụng 

Đau bụng khi mang thai xuất hiện ở nhiều vị trí, ở mọi thời điểm, kể cả đau bụng khi mang thai ở tháng thứ hai. Mỗi vị trí được xác định là có nguyên nhân khác nhau, cụ thể: 

Đau bụng dưới

Đau bụng dưới xảy ra ở giai đoạn đầu mang thai nhưng nó chỉ kéo dài khoảng 2 – 3 ngày. Tuy nhiên nếu chỉ đau một bên thì cơn đau sẽ trở nên dai dẳng, dữ dội và quắn thắt hơn bình thường. Theo các bác sĩ xác định thì trường hợp này xuất hiện ở nữ giới từng bị u xơ tử cung, u nang buồng trứng, tiền sản giật và hệ tiêu hoá yếu. 

Đau bụng khi mang thai
Có thai bị đau bụng ở nhiều vùng

Đau bụng trên 

Bình thường, mẹ bầu bị các cơn đau bụng trên hoành hành, nguyên nhân là do thai nhi lớn chèn ép tử cung. Điều này không quan trọng cho đến khi chị em cảm thấy khó thở và cần can thiệp y tế kịp thời. 

Hữu ích dành cho bạn  Bỏ túi 6 cách sử dụng đông trùng hạ thảo tươi. 

Đau bụng bên trái khi mang thai

Tình trạng đau bụng bên trái phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là ở bụng dưới. Nguyên nhân được xác định là do sự kéo dài tử cung và các áp lực từ dâu chằng. Bào thai càng lớn, dây chằng càng bị kéo mạnh hơn. 

Cách giảm đau bụng khi mang thai

Đau bụng khi mang thai đã không còn là vấn đề quan trọng vì xuất hiện ở rất nhiều phụ nữ. Nếu bụng đau ở mức độ nhẹ thì bạn có thể thực hiện các cách giảm đau bụng khi mang thai sau đây: 

cách giảm đau bụng khi mang thai
Uống nước là cách giảm đau bụng khi mang thai
  • Vận động tay chân, tập các bài tập một cách nhẹ nhàng 
  • Ngâm mình trong nước ấm khoảng 30 phút
  • Nghiêng người về phía cơn đau
  • Bổ sung nhiều nước
  • Nằm xuống và cố gắng chìm vào giấc ngủ 

Một số vấn đề cần lưu ý

Theo thông tin từ Báo Lao Động, chuyên mục sức khoẻ, tác giả Như Ý, xuất bản ngày 01/05/2022:

“Những cơn đau bụng khi mang thai có thể là hiện tượng bình thường cũng có thể tín hiệu cảnh báo những nguy cơ khôn lường đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Trong suốt 40 tuần của thai kỳ, người mẹ có thể gặp phải những cơn đau bụng khác nhau với nhiều nguyên nhân”

Hơn 80% phụ nữ hiện nay rơi vào tình trạng đau bụng đe doạ đến tính mạng của mẹ và bé. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng không nên quá lo lắng nếu cơn đau không kèm theo bất kì triệu chứng khác thường nào. Trừ các triệu chứng sau đây thì cần nhanh chóng đến bệnh viên để thăm khám: 

đau bụng khi mang thai tháng đầu
Nôn mửa
  • Đau bụng dữ dội
  • Chảy máu âm đạo
  • Đau bụng từng cơn và tăng lên mỗi ngày
  • Thường xuyên buồn nôn 
  • Đầu óc choáng váng, hay bị ngất xỉu 

Trên đây là những nguyên nhân, triệu chứng đau bụng khi mang thai mà chị em nên nắm rõ. Đừng chủ quan với cơ thể và tìm mọi cách giảm cơn đau trước khi cơ thể rơi vào tình trạng ngất xỉu. 

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Scroll to Top