Theo như ghi chép trong y học cổ truyền Việt Nam, cỏ mần trầu là một dược liệu có vị ngọt, đắng và tính mát giúp thanh lọc, lợi tiểu. Dù tốt cho cơ thể nhưng ít người hiểu được cỏ mần trầu trị bệnh gì. Hiện tại thì vẫn còn một số đối tượng lạm dụng cỏ mần trầu như một bài thuốc trị bệnh cho cơ thể. Cũng chính vì điều này mà giá trị của nó được lưu giữ cho đến ngày nay. Để biết thêm thông tin về loài cây này thì hãy cùng Huong.vn tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!
Cỏ Mần Trầu Là Gì?
Cỏ mần trầu là loại cỏ dại có thân mọc thẳng đứng và phân ra nhiều nhánh cao tối đa 50cm. Lá cây mềm nhẵn, có lông, hoa thì mọc tập trung ở ngọn. Quả mần trầu ở dạng hình thuôn dài và bắt đầu ra quả vào khoảng tháng 5 – 7.
Trong dân gian, mọi người vẫn thường hay gọi mần trầu là thanh tâm thảo, cỏ bắc… và tên khoa học là Dactyloctenium aegyptium. Vì thuộc chung một họ và vẻ ngoài khá giống nhau nên vẫn thường bị mọi người nhầm lẫn với cây cỏ chân vịt.
Với đặc điểm ưa sáng, ưa ẩm, chịu được nóng nên loài cỏ này được tìm thấy nhiều nơi. Cụ thể là ở Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Lào, các nước lân cận và trong đó có Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy tại vườn nhà, ven đường, đồng ruộng. Thường được dùng để làm thức ăn cho gia súc hoặc làm thuốc chữa bệnh.
Thành phần hóa học
- Alkaloid
- Flavonoid
- Beta-sitostero
- Saponin
- Terpenoin
- Counmarin
- Glucopyranosyl
- Quinone
- Phenol
- Tanin
Trong đó flavonoid, glucopyranosyl trở thành hoạt chất quan trọng giúp lợi tiểu. Để không lãng phí một cây thuốc thiên nhiên, các cuộc nghiên cứu y học hiện đại đã tiến hành thử nghiệm và phát hiện được nhiều tác dụng của cây thanh tâm thảo qua nội dung dưới đây.
Cỏ Mần Trầu Trị Bệnh Gì?
Theo Đông y
Mần trầu sở hữu vị ngọt đắng, tính bình nên có lợi trong việc thải độc, khư phong, lợi niệu, bổ huyết. Đây cũng chính là tác dụng của cỏ mần trầu được nhiều người yêu thích.
Theo y học hiện đại
- Chống viêm, kháng viêm, hạ sốt: Cỏ mần trầu chứa hoạt chất C-glycosylflavones giúp kháng viêm hiệu quả trên đường hô hấp. Đồng thời nó còn giúp hạ sốt nhanh chóng hơn so với một số thuốc đặc trị khác. Tuy nhiên tác dụng này chỉ mới thử nghiệm trên chuột nên con người cần phải chú ý hơn khi sử dụng
- Giúp hạ huyết áp: Nhờ các chiết xuất etanolic và chloroform mà cỏ mần trầu được các bác sĩ chỉ định trong việc chống tăng huyết áp. Các chất này được đánh giá là hữu hiệu hơn chiết suất cân bằng huyết áp methanolic thường thấy
- Kháng khuẩn cao: So với một số loại dược liệu khác như ngải cứu, cây đuôi chuột, cỏ mực, nhục thung dung thì tác dụng kháng khuẩn của cỏ mần trầu không cao. Tuy nhiên nếu nhiễm khuẩn ở mức độ thấp thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng. Dược liệu mần trầu sẻ bài trừ các vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus và Salmonella choleraesuis ra khỏi cơ thể, giúp sức khỏe luôn khỏe mạnh
- Tăng cường chức năng của thận: Trong dân gian, con người thường uống nước mần trầu để trị chứng bí tiểu, tiểu buốt, tiểu ra máu và đã thành công. Dù vậy không nên uống quá nhiều sẽ khiến thận hoạt động quá mức và gây mất nước, khó chịu
- Bảo vệ gan, phục hồi tổn thương ở gan: Đây được coi là tác dụng uy tín nhất của cây cỏ mần trầu. Các chất dinh dưỡng sẽ len lỏi vào bên trong và giúp gan thanh lọc hết độc tố còn tích trữ. Về lâu về dài thì nồng độ cholesterol xấu sẽ giảm dần và sản sinh ra nhiều lượng cholesterol tốt hơn
Cỏ mần trầu làm thuốc chữa bệnh
Cỏ mần trầu trị bệnh gì? Kết hợp với những thành phần và công dụng ở trên, chúng ta phải công nhận được vai trò lấy làm thuốc chữa bệnh từ cỏ mần trầu. Hầu hết những bài thuốc này chỉ mang tính chất hỗ trợ, không thể hoàn toàn thay thế được thuốc tự nhiên. Nếu có thì cũng khá lâu, vì mần trầu thuộc thiên nhiên lành tính nên quá trình chữa bệnh sẽ bị kéo dài.
Một số bài thuốc từ cỏ mần trầu mà ai cũng biết:
- Bài thuốc ổn định huyết áp: Rửa sạch cây cỏ mần trầu rồi giã nát. Cho một ít nước sôi vào để lọc lấy nước cốt. Uống mỗi ngày 2 lần
- Thuốc tránh viêm não: Hãm trà lá mần trầu khô
- Vị thuốc trị vàng da: Sắc lấy nước 50g mần trầu tươi, 20g rễ tổ kén
- Bài thuốc trị sốt, nổi mẩn đỏ: Sắc 15g mần trầu và rễ cỏ tranh để uống
- Bài thuốc chữa co giật: Hoà muối vào nước cốt thanh tâm thảo để sử dụng
- Bài thuốc trị ghẻ lở, hạ thân nhiệt: Đun nước lá mần trầu tươi để uống
Hướng dẫn cách dùng cỏ mần trầu gội đầu
Bên cạnh tác dụng làm thuốc chữa bệnh thì mần trầu còn là dầu gội đầu tuyệt vời cho chị em gặp vấn đề về tóc. Dựa vào các bằng chứng từ thực tế, cây cỏ mần trầu có khả năng chăn chặn rụng tóc, giúp tóc bóng mượt, nhanh mọc và giúp da đầu bớt gàu.
Để sử dụng thì có 2 cách, thứ nhất là dùng nguyên chất mần trầu và thứ hai là kết hợp với một số loại thảo dược khác.
Gội đầu bằng cỏ mần trầu
- Ngắt lấy lá và thân của cây mần trầu tươi
- Rửa thật sạch và bỏ vào nồi nước để nấu lên
- Nấu đến khi nước cô đặc lại thì chắt bỏ bã và chỉ lấy nước
- Đợi nước nguội thì chia làm 3 phần, một phần lấy gội như bình thường
- Tiếp theo là hong khô tóc và chấm lấy nước để thoa lên chân tóc
- Thực hiện như vậy cho đến khi hết chén nước
Gội đầu bằng mần trầu, bồ kết và hương nhu
Nguyên liệu:
- Cả cây cỏ mần trầu
- Vỏ bưởi
- Hương nhu
Cách làm:
- Cho mần trầu vào nồi rồi đun sôi
- Vớt lấy bã, sau đó cho thêm vỏ bưởi vào và tiếp tục đun
- Để nước nguội, làm ướt tóc rồi thấm nước vào toàn bộ chân tóc
- Dùng lược chải thật nhẹ nhàng và thư giãn khoảng 15 phút
- Phần nước còn lại thì nên bảo quản thật tốt để sử dụng lại lần sau, tốt nhất là gội cách nhau 1 ngày
Các Lưu Ý Và Bảo Quản Cây Cỏ Mần Trầu
Xuất thân từ một cây mọc hoang dại nên bị nhiều vi khuẩn, tạp chất từ môi trường bám vào. Do đó trước khi sử dụng thì nên rửa thật sạch. Trong trường hợp nếu dùng cho phụ nữ mang thai, trểm, cơ địa nhạy cảm thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Đồng thời không quên bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát để nguyên liệu không bị ẩm mốc.
Hy vọng với những thông tin và hình ảnh trên đây Huong.vn sẽ giúp mọi người biết thêm được một cây thuốc mới. Nếu đã biết cỏ mần trầu trị bệnh gì thì bạn nên thận trọng hơn để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất.
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả