Chắc hẳn đinh lăng là một trong những loài cây quá quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là những vùng nông thôn, địa phương. Với các thành thành phần dược tính loài cây này được sử dụng khá phổ biến với nhiều phương thuốc gia truyền lâu năm. Cùng Huong.vn tìm hiểu thêm về tác dụng của cây đinh lăng nhé!
Tìm hiểu chung về đinh lăng
Cây đinh lăng là gì?
Trong dân gian cây đinh lăng được biết đến với nhiều tên gọi như là nam dương sâm, gỏi cá. Vì thành phần trong cây hoàn toàn lành tính nên mọi người có thể nhìn thấy đinh lăng trong các món ăn như gỏi cá, rau sống, thịt dê,…
Ngoài ra, đinh lăng còn được mệnh danh là “nhân sâm của người nghèo” bởi nó sở hữu các thành phần dược tính. Chính vì vậy mà dân gian thường hay sử dụng các bộ phận của đinh lăng để ngâm rượu uống hằng ngày với nhiều công dụng không thể xem thường.
Đặc điểm phân bố
Ban đầu, đinh lăng được tìm thấy ở Ấn Độ, sau này thì được trồng và sử dụng rộng rãi ở nước ta với các đặc điểm nhận dạng:
- Thuộc họ nhân sâm nên loài cây phát triển thành bụi thấp với chiều cao khoảng 5 mét và rộng đến 3 mét.
- Lá cây có màu xanh đậm, càng về ngọn thì lá cây nhạt dần, mặt nhẵn và xung quanh dạng răng cưa to.
- Hoa phát triển thành từng cụm, mang nhiều hoa nhỏ và ngắn từ 7 đến 18mm.
Thành phần
Theo nghiên cứu, các bộ phận trên cây đinh lăng đều chứa các thành phần dược tính, nhưng rễ cây chứa phần lớn các thành phần hoá học, cụ thể như:
Vỏ rễ và lá cây đinh lăng chứa các hoạt chất saponin, alcoloid, phytosterol, tinh dầu, acid hữu cơ, lysin, methionin, cystein, và nhiều thành phần Vitamin C, Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin B6,…
Tác dụng của cây đinh lăng
Cây đinh lăng có tác dụng gì? Theo các chuyên gia nhận định, đinh lăng có khả năng trị bệnh tương đương với các loài thảo dược nổi tiếng khác. Tuy nhiên công dụng của đinh lăng có tốt hay không thì còn phụ thuộc vào cơ địa và cách sử dụng của mỗi người.
Bồi bổ sức khỏe
Tác dụng của cây đinh lăng trong bồi bổ sức khoẻ có thật sự hiệu quả? Như đã nói ở trên, dược liệu đinh lăng chứa nhiều các hợp chất có lợi cho cơ thể như acid hữu cơ và Vitamin C, B1, B2, B6,…Việc sử dụng dược liệu đinh lăng thường xuyên giúp cơ thể hấp thụ các dưỡng chất cần thiết. Chính vì vậy mà nó được sử dụng khá phổ biến trong việc phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh. Có thể uống nước lá hằng ngày hoặc kết hợp lá đinh lăng nấu canh với thịt, cá để bổ sung dưỡng chất.
Kích thích ăn ngon miệng
Dinh lăng tích hợp hơn 20 thành phần acid amin hỗ trợ tiêu hoá thức ăn, kích thích sự thèm ăn. Việc uống nước lá đinh lăng thường xuyên giúp ăn ngon miệng và cơ thể tăng cân.
Thông tia sữa, lợi sữa
Bên cạnh hỗ trợ bồi bổ sức khỏe thì cây đinh lăng còn được sử dụng trong bài thuốc chữa trị tắc tia sữa, ít sữa, kích thích tuyến sữa cho phụ nữ sau sinh.
Điều trị vết thương
Công dụng lá đinh lăng có gì tốt? Vì đinh lăng có tính mát nên lá của nó được sử dụng để nấu nước uống hằng ngày nhằm mát gan, thải độc và lợi tiểu. Bên cạnh đó, lá đinh lăng còn được dùng trị các bệnh ngoài da vô cùng hiệu quả.
Với các vết thương ngoài da bị chảy máu có thể dùng lá đinh lăng giã nhuyễn để đắp lên. Nhưng chú ý rửa sạch dược liệu trước khi đắp để không bị nhiễm trùng bởi các vi khuẩn có trên lá. Bên cạnh đó, kết hợp giã nhuyễn lá đinh lăng cùng với muối giúp hỗ trợ điều trị các vùng da đang có mụn, sử dụng kiên trì để có tác dụng rõ rệt nhé!
Giảm đờm trong hen phế quản
Tuy đinh lăng có vị đắng nhưng sở hữu tính mát và chứa hàm lượng chất saponin và nhiều chất B1. Có tác dụng chống viêm và chống long đờm rất hiệu quả. Từ xa xưa, khi y học Việt Nam chưa phát triển, ở nhiều địa phương vẫn dùng cây đinh lăng làm dược liệu để trị các bệnh về ho lâu, ho có đờm,…
Một số công dụng khác của dược liệu đinh lăng
Nếu bạn đang tò mò cây đinh lăng trị bệnh gì thì thông tin dưới đây sẽ bổ ích cho bạn.
- Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng và tăng cường sự dẻo dai của cơ thể
- Điều hoà huyết áp, hỗ trợ điều hoà co bóp cơ tim
- Giải tỏa căng thẳng, hỗ trợ giấc ngủ, tránh thức giấc giữa đêm ở người lớn tuổi
- Có tính mát giúp giải độc, mát gan
- Tăng cường sinh lý nam, điều trị bệnh liệt dương và rối loạn sinh dục ở nam giới.
- Giảm cơn đau vùng bụng và tử cung phụ nữ, điều hoà kinh nguyệt.
Mẹo sử dụng dược liệu đinh lăng hiệu quả
Tuy dược liệu đinh lăng được biết đến với nhiều công dụng thần thánh nhưng việc sử dụng dược liệu đinh lăng trong thời gian dài mà không có liều lượng cụ thể có thể gây phản tác dụng. Cùng tham khảo một số bài thuốc dưới để tăng hiệu quả sử dụng nhé!
Chữa bệnh đau lưng: Theo nghiên cứu công dụng của lá đinh lăng có khả năng điều trị chứng đau lưng. Sử dụng lá đinh lăng đã rửa sạch, giã nhuyễn và đắp vào vùng bị đau nhức. Duy trì việc này với tần suất 2 lần một ngày sẽ cải thiện cơn đau một cách đáng kể.
Ngoài ra, có thể chữa đau lưng bằng cách sử dụng 30g thân và cành cây đinh lăng. Sau khi sơ chế thì cắt thành từng khúc nhỏ. Đun sôi và để uống hằng ngày, sau khoảng 10 đến 15 ngày bạn sẽ cảm nhận chứng đau lưng giảm đi đáng kể.
Hỗ trợ giảm chứng mệt mỏi: Sử dụng 5g củ rễ đinh lăng sau khi đã thái mỏng và phơi khô. Ngâm khoảng 15 phút trong nước đã được đun sôi, sử dụng từ 2 đến 3 lần trong ngày và nên sử dụng khi còn ấm.
Bổ sung sức khoẻ sau sinh: Sử dụng nước lá đinh lăng hoặc nấu canh cùng các thực phẩm cá thịt. Giúp hấp thụ các dưỡng chất, bổ sung sức khỏe mẹ bầu. Lưu ý nên sử dụng khi chúng còn nóng để lá đinh lăng phát huy hết tác dụng.
Chữa tắc tia sữa, ít sữa: Với 40g lá cây đinh lăng và 300ml nước. Đun sôi trên lửa nhỏ cho đến khi cô đặc lại 200ml thì tắt bếp và chắt lấy nước. Nên sử dụng khi thuốc còn ấm và không nên để qua đêm.
Điều trị nhiệt miệng: Cây đinh lăng có tác dụng gì trong trị bệnh nhiệt miệng? Sắc 40g lá cùng với 300ml sau khi đã sơ chế dược liệu. Sử dụng nước đã cô đặc ngậm và nuốt dần giúp trị chứng nhiệt miệng, lở ngứa và mụn nhọt.
Những lưu ý tránh tác hại của đinh lăng
Có thể nói rằng, dược liệu đinh lăng mang lại nhiều tác dụng trong nền y học dân gian và cả y học hiện đại. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng sức khoẻ trước khi sử dụng bất kỳ dược liệu nào là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số tình trạng nên giảm hoặc tránh sử dụng để an toàn cho sức khỏe:
- Không sử dụng lá đinh lăng đối với phụ nữ mang thai và cho con bú
- Đinh lăng chỉ có công dụng hỗ trợ mát gan, những người mắc bệnh về gan không nên sử dụng một cách tuỳ tiện, nên tham khảo ý kiến các chuyên gia bác sĩ
- Không nên sử dụng dược liệu trong khi đang sử dụng thuốc điều trị các bệnh khác
- Đối với trẻ nhỏ nên sử dụng lá để tắm ngoài da cho trẻ, không nên cho trẻ uống trực tiếp tránh ngộ độc đinh lăng
Hi vọng thông qua bài viết trên, Huong.vn đã mang đến cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về đặc điểm cũng như giải đáp rõ các tác dụng của cây đinh lăng. Tuy nhiên hãy trở thành một người dùng thông minh, tránh lạm dụng dược liệu quá nhiều gây phản tác dụng và ảnh hưởng đến tình sức khoẻ.
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả