Có lẽ những ai đã từng bị cảm, ho, rát cổ đã khá rõ về loài cây cam thảo – một trong những dược liệu dân gian. Ngoài ra nó còn có mặt trong nhiều phương thuốc y học cổ truyền cũng như các tài liệu y học hiện đại. Vậy cây cam thảo có tác dụng gì? Hay ngẫu nhiên được dân gian công nhận về công dụng trị bệnh. Cùng Huong.vn tìm hiểu xem nó có thực sự thần thánh như lời đồn không nhé!
Tìm hiểu về cam thảo
Đặc điểm cây cam thảo
Cây cam thảo được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như là diêm cam thảo, sinh cam thảo, phấn cam thảo,…. Với sức sống bền, sở hữu hệ thống thân và rễ phát triển ngầm nên loài cây này được tìm thấy phổ biến ở khu vực đất cằn.
Đặc điểm nhận dạng:
- Cây có thân chính và nhiều cành phụ, thân chính sở hữu chiều cao có thể lên đến 2m và cao hơn ở trong môi trường sống đầy đủ chất dinh dưỡng
- Lá của cam thảo được mọc xung quanh cuống lá, mỗi cuống lá có từ 9 đến 17 lá với hình bầu dục
- Hoa của cây cam thảo thường mọc thành cụm ở cuối cành, xen kẽ giữa 2 nách lá, hoa có hình bướm, màu trắng thiên tím
Phân bố: Có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,…với quy mô lớn. Ở Việt Nam có thể tìm thấy ở các vùng núi cao như Sơn La, Hà Giang, Điện Biên,…Nhưng Việt Nam ta chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc
Thu hoạch: Có thể thu hoạch từ 3 – 4 năm sau khi gieo trồng và thời điểm thích hợp vào cuối thu. Khi thu hoạch, rễ và thân được đào lên, thái khúc, phơi khô và bó lại cất giữ.
Thành phần có trong cam thảo
Cam thảo sở hữu tính mát, vị ngọt nhưng pha chút đắng và hoàn toàn không chứa độc tố. Nghiên cứu cho rằng, các bộ phận có trong cây cam thảo đều chứa thành phần dược tính và có khả năng chữa bệnh:
Glycyrrhizin | Là chất glikozit có tính chất chống vi khuẩn, kháng viêm và tăng cường hệ miễn dịch |
Flavonoid | Có tác dụng chống oxy hóa, hỗ trợ kháng khuẩn và giảm viêm, chất này có khả năng chống ung thư cực kì hiệu quả |
Saponin | Có khả năng ức chế sự phát triển vi khuẩn và virus gây hại, đồng thời tăng cường chống viêm, chống nhiễm trùng |
Acid glycyrrhizic | Chất này đóng vai trò hỗ trợ kháng viêm, làm dịu kích thích và tăng cường quá trình lành vết thương |
Chất nhầy | Giúp làm dịu tức ngứa, chống viêm và làm mềm da |
Cam thảo có tác dụng gì?
Cam thảo có tác dụng gì? Nền y học Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ nhưng loại dược liệu này vẫn có mặt trong nhiều phương thuốc dân gian. Cùng tìm hiểu xem nó đã đem lại những hiệu quả gì trong điều trị bệnh nhé!
Làm gia vị trong nấu ăn
Diêm cam thảo còn là một trong những gia vị được sử dụng phổ biến trong nền ẩm thực Việt Nam. Đa phần cam thảo được sử dụng làm chất tạo màu và hương vị cho các món ăn như xôi, mì, cao lầu, bánh và nhiều món ăn khác.
Hỗ trợ các tình trạng da
Trong rễ cây cam thảo chứa nhiều thành phần dược tính. Giữ chức năng ức chế các vi sinh vật gây hại, kháng khuẩn, kháng viêm. Dùng kiên trì sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt đối với những người bị chàm da, mụn nhọt, mụn sưng viêm.
Giúp tiêu hoá tốt hơn
Trong dân gian, cam thảo được sử dụng để điều trị các bệnh về tiêu hoá như khó tiêu, buồn nôn, chướng bụng, ợ hơi rất hiệu quả. Sử dụng cam thảo thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hoá, phòng tránh được các bệnh về đường ruột.
Điều trị loét dạ dày tá tràng
Tích hợp hơn 5 thành phần dược tính, cam thảo có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter, một trong những nguyên nhân gây bệnh loét dạ dày và tá tràng. Bên cạnh đó, cam thảo còn hỗ trợ giảm viêm và kích thích sự lành mạnh của niêm mạc dạ dày. Có thể kết hợp với sả để giảm các triệu chứng đau loét dạ dày như đau bụng, buồn nôn và chướng bụng..
Chống ung thư
Cam thảo có tác dụng gì trong chống ung thư? Trong những năm gần đây, có nhiều phát hiện cho thấy trong dược liệu cam thảo chứa nhiều hợp chất có khả năng chống ung thư. Các hoạt chất này khi đi vào cơ thể người bệnh sẽ giữ chức năng chống vi khuẩn, chống viêm và chống oxy hoá. Bên cạnh đó cam thảo còn có khả năng ức chế sự phát triển của một số tế bào ung thư, ức chế sự di căn và làm tăng hiệu quả của liệu trình chống ung thư truyền thống.
Típ sử dụng cam thảo hiệu quả
Dược liệu cam thảo có tác dụng gì mà từ xưa đến nay nó vẫn luôn có mặt trong nhiều bài thuốc trị bệnh như vậy. Cùng điểm qua một số phương thuốc đơn giản, hiệu quả dưới đây nhé!
Một số bài thuốc dân gian từ dược liệu cam thảo
Trị ho lâu ngày: Trên thực tế bột cam thảo có thể điều trị bệnh ho lâu cực kì hiệu quả. Cụ thể lấy 4g bột cam thảo pha cùng nước ấm và uống hằng ngày, mỗi ngày uống 3 – 4 lần. Dùng kiên trì sau 5 ngày sẽ cho kết quả rõ rệt.
Viêm loét dạ dày: Cao lỏng cam thảo sau khi được chiết ra hoà cùng nước ấm. Sử dụng đều đặn ngày 4 lần các tình trạng viêm loét sẽ cải thiện đáng kể sau 1 tuần sử dụng.
Người bị ngứa và mụn nhọt: Kết hợp 3 gam cam thảo cùng với 9g huyền sâm và các dược liệu khác như chi tử, hoàng cầm, kinh giới, cát căn, mỗi dược liệu tương ứng 6g. Sắc cho cô cạn lấy nước và sử dụng hàng ngày.
Cam thảo trị sởi: Sử dụng 2 g cam thảo, 5g ích trí nhân, 2g kha tử và 3g ngũ vị tử. Kết hợp các dược liệu nghiền chung tạo thành bột, cho vào túi trà, chần nước sôi và uống nhiều lần.
Những ai không nên sử dụng cam thảo
Công dụng của cam thảo sẽ được phát huy tốt nhất nếu bạn có phương pháp cũng như liều lượng sử dụng cụ thể. Hãy trở thành một người dùng thông minh bằng cách kiểm soát các tình trạng sức khoẻ của mình trước khi sử dụng bất kì loại dược liệu nào bạn nhé!
Những đối tượng hạn chế dùng cam thảo:
- Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng vì cam thảo khiến mẹ có nguy cơ mất sữa rất cao. Bên cạnh đó có khả năng lợi tiểu, khi dùng nhiều nước và các chất dinh dưỡng bị đào thải ra bên ngoài sẽ không còn dưỡng chất nuôi thai.
- Nam giới cũng không nên dùng cam thảo với liều lượng cao hơn 8g/ ngày. Gây ảnh hưởng chức năng sinh lý, huyết áp và viêm loét dạ dày.
- Người bị huyết áp không ổn định hoặc có tiền sử về bệnh huyết áp
- Người bị táo bón
- Viêm phế quản, ho nhiều, khó thở
Ngày nay, trong dân gian cũng như y học hiện đại, dược liệu cam thảo vẫn được sử dụng khá phổ biến trong nhiều phương thuốc. Điều này cho thấy công dụng của loài cây này vô cùng phong phú. Hi vọng qua bài viết trên Huong.vn đã giúp bạn trả lời được câu hỏi cam thảo có tác dụng gì?
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả