Nứt gót chân là tình trạng gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh không chỉ gây mất thẩm mĩ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt. Đây là hiện tượng vùng da ở gót chân bị bong tróc, nứt nẻ làm cho người bệnh khó chịu và đau đớn khi đi lại, vận động di chuyển. Do đó trị nứt gót chân là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Hãy cùng Huong.vn tìm hiểu các cách trị nứt gót chân tại nhà hiệu quả bằng những nguyên liệu dễ tìm kiếm và lành tính.

Nguyên nhân gây ra nứt gót chân

Hầu như các trường hợp bị nứt gót chân đều không quá ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng. Chúng khiến bạn cảm thấy khó chịu và đau đớn khi di chuyển và vận động. Các vết nứt ở gót chân có thể bị rách sâu vào phần da thịt khiến bệnh nhân chịu nhiều đau đớn.

Cách trị nứt gót chân
Nứt gót chân gây mất thẩm mỹ

Những biểu hiện chung của tình trạng nứt ngón chân là vùng da gót chân trở nên khô, bong tróc, dày sừng và nứt nẻ. Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do:

  • Bệnh lý
  • Bệnh nhân mắc tiểu đường:
  • Suy giáp
  • Nhiễm trùng do nấm
  • Thiếu hụt vitamin
  • Viêm da dị ứng
  • Vảy nến
  • Bệnh da liễu
  • Phụ nữ mang thai
  • Béo phì
  • Đứng trong thời gian dài
  • Tắm nước quá nóng trong thời gian quá lâu
  • Thường xuyên đi chân đất và dép hở ngón

Tình trạng nứt gót chân có thể đi kèm các biểu hiện ngứa ngáy, da bong tróc, chảy máu, viêm da và sưng đỏ, xuất hiện các vết loét. Hãy đến tìm bác sĩ khi thấy những triệu chứng nhiễm trùng như sưng đau, nóng đỏ.

Các cách trị nứt gót chân tại nhà hiệu quả

Cách trị nứt gót chân
Tẩy tế bào chết là biện pháp có ích để điều trị nứt gót chân

Tẩy tế bào chết

Vùng da ở gót chân là vùng da ít được quan tâm và chăm sóc nhất, do đó chúng thường xuất hiện những biểu hiện thô ráp và dày hơn những vùng da khác. Ngâm chân và tẩy tế bào chết là biện pháp có ích trong trường hợp này. Hãy lưu ý một số điều sau khi ngâm và tẩy tế bào chết cho bàn chân:

  • Ngâm chân trong nước ấm khoảng 20 phút
  • Sử dụng đá cuội, những dụng cụ chuyên dùng để chà chân loại bỏ tế bào chết
  • Để chân ráo nước và lau khô nhẹ nhàng
  • Thoa kem dưỡng ẩm lên vùng da bị nứt nẻ
  • Lưu ý không sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết cho da khi da khô để tránh các trường hợp bị tổn thương.
Hữu ích dành cho bạn  6 Tác dụng của vitamin C đối với cơ thể

Dùng kem dưỡng ẩm

Gót chân xuất hiện tình trạng nứt nẻ là do thiếu ẩm. Hãy lựa chọn một loại kem dưỡng ẩm có các thành phần giúp tẩy tế bào chết, dưỡng ẩm và làm mềm da. Lưu ý lựa chọn một số loại kem chứa acid salicylic, ure, Saccharide isomerate.

Nên thoa kem theo chỉ dẫn của sản phẩm hoặc bác sĩ. Lưu ý thoa từ 2-3 lần/ ngày để đảm bảo cung cấp độ ẩm cho da. Ngoài ra bạn cũng hạn chế đi chân trần để gót chân được bảo vệ một cách tuyệt đối. Không được tự ý sử dụng kem dưỡng để điều trị bệnh vì có thể khiến tình trạng nứt ngon chân trở nên nghiêm trọng hơn.

Sử dụng nha đam

Cách trị nứt gót chân
Nha đam là cách trị nứt gót chân hiệu quả

Nha đam có khả năng sát khuẩn, kháng viêm cao có thể giúp bạn hạn chế được các cơn đau nhức và phục hồi vết nứt khá hiệu quả. Ngâm chân trong nước muối ấm trong 5 phút sau đó lau khô. Nha đam bóc vỏ và lấy phần gel trắng bên trong hoặc cắt lát phần thịt để thoa lên vùng da bị nứt cần được điều trị. Đối với phương pháp này bạn nên áp dụng từ  1-2 lần/ ngày để đạt được hiệu quả tối đa.

Làm mặt nạ chuối cho gót chân

Nguyên liệu chính là chuối chín.

Cách thực hiện:

  • Chuối bỏ vỏ, xay nhuyễn
  • làm sạch chân bằng xà phòng và đá mài để loại bỏ tế bào chết
  • Đắp chuối lên gót chân và giữ yên khoảng 15 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm
  • Thực hiện mỗi ngày để thấy được kết quả nhanh chóng

Kết hợp chuối với yến mạch

Bột yến mạch chứa nhiều khoáng chất và vitamin B, đặc biệt là avenanthramide- đây là chất có tác dụng làm lành vết thương, chống viêm nhiễm tự nhiên, khả năng cấp ẩm và cân bằng giúp da tránh được tình trạng khô ráp. Chính vì thế khi kết hợp bột yến mạch cũng chuối có thể làm tăng hiệu quả chữa trị tình trạng nứt gót chân.

Cần chuẩn bị:

  • Bột yến mạch
  • Chuối chín

Cách thực hiện:

  • Xay nhuyễn hỗn hợp chuối và bột yến mạch bằng máy xay sinh tố
  • Ngâm chân vào nước ấm đến khi chân mềm ra
  • Lau khô
  • Thoa nhẹ nhàng hỗn hợp lên gót chân
  • Giữ yên trong khoảng 15-20 phút để các dưỡng chất thẩm thấu vào da
  • Rửa sạch lại với nước
Hữu ích dành cho bạn  Uống cỏ mực nhiều có sao không?

Kết hợp chuối và mật ong

Mật ong có khả năng giữ ẩm cho da cực kì tốt cùng tính kháng khuẩn cao. Hỗn hợp chuối mật ong không chỉ có chức năng dưỡng ẩm mà còn diệt khuẩn ở vết thương, làm sạch da hiệu quả, trả lại sự lành lặn và mềm mại cho gót chân.

Cách trị nứt gót chân
Chuối có khả năng cấp ẩm và cân bằng giúp da tránh được tình trạng khô ráp

Cần chuẩn bị:

  • Mật ong
  • Chuối tiêu chín

Cách thực hiện:

  • Xay nhuyễn chuối
  • Trộn với mật ong
  • Thoa hỗn hợp lên gót chân đã được làm sạch
  • Giữ yên 20 phút
  • Rửa sạch bằng nước ấm
  • Thực hiện 2 lần/ tuần để thấy rõ hiệu quả

Trị nứt gót chân bằng dầu dừa

Dầu dừa chứa một lượng lớn acid béo có khả năng diệt nấm, vi khuẩn, ngăn chặn sự xâm nhập vào phần da gót chân. Bên cạnh đó chúng làm cho lớp biểu bì ở gót chân khô sần trở nên mềm mại. Vitamin E trong dầu dừa có tác dụng phục hồi các lớp nhăn nheo, dưỡng ẩm, cung cấp các dưỡng chất để cải thiện lớp da bị bong tróc. Ngoài ra dầu dừa còn có khả năng loại bỏ tế bào chết và cân bằng độ ẩm trên da.

Cách thực hiện:

  • Ngâm chân với nước ấm có pha muối loãng để làm dịu các cơn đau nhức và làm sạch
  • Lau khô gót chân
  • Thoa dầu dừa lên gót chân và massage nhẹ nhàng trong vòng 15-20 phút
  • Rửa sạch gót chân bằng nước ấm

Dùng chanh

Cách trị nứt gót chân
Trong nước cốt chanh chứa nhiều acid tự nhiên có khả năng làm sạch bụi bẩn

Trong nước cốt chanh chứa nhiều acid tự nhiên có khả năng làm sạch bụi bẩn, kháng khuẩn, làm mềm gót chân. Ngoài ra vỏ chanh là thứ chứ nhiều vitamin C, tinh dầu và chất oxy hóa giúp tái tạo da và khiến vùng da ở gót chân trở nên mịn màng hơn.

Cần chuẩn bị:

  • Chanh tươi

Cách thực hiện:

  • Cắt đôi quả chanh, bỏ hết lõi chỉ giữ lại phần vỏ
  • Làm sạch chanh, lau khô
  • Đặt phần vỏ chanh vào gót chân bị nứt
  • Dùng băng gạc hoặc tất để cố định
  • Giữ qua đêm để các tinh chất từ vỏ chanh thấm vào sâu bên trang da

Baking soda

Baking soda là một loại muối nở ở dạng bột mịn màu trắng, hòa tan nhanh ở trong nước. Chúng có khả năng tẩy răng, sát trùng những lại rất lành tính, baking soda là nguyên liệu làm đẹp hiệu quả những vô cùng an toàn với chi phí chỉ từ trung bình thấp

Hữu ích dành cho bạn  Hướng dẫn cách cạo lông vùng kín cho nữ tại nhà

Cần chuẩn bị:

  • Bột baking soda
  • Nước ấm

Cách thực hiện:

  • Cho baking soda đã chuẩn bị vào chậu nước ấm và khuấy đều cho đến khi bột tan hết vào nước
  • Cho thêm tinh dầu thơm vào chậu để tạo hương
  • Ngâm chân trong hỗn hợp từ 15-20 phút
  • Dùng bông tắm hoặc bàn chải chà nhẹ nhàng lên vùng da bị khô nứt
  • Dùng khăn bông lau khô và thoa kem dưỡng ẩm lên chân
  • Áp dụng cách này 2 lần/ tuần để thấy được hiệu quả

Mật ong

Cách trị nứt gót chân
Mật ong có khả năng giữ ẩm cho da chân cực tốt

Mật ong có khả năng giữ ẩm cho da cực kì tốt cùng tính kháng khuẩn cao. Hỗn hợp chuối mật ong không chỉ có chức năng dưỡng ẩm mà còn diệt khuẩn ở vết thương, làm sạch da hiệu quả, trả lại sự lành lặn và mềm mại cho gót chân

Cần chuẩn bị:

  • Mật ong
  • Nước ấm

Cách thực hiện:

  • Trộn mật ong với nước ấm
  • Ngâm chân trong vòng 15 – 20 phút
  • Rửa sạch

Vitamin E

Vitamin e được biết đến với khả năng cải thiện làn da, mang đến làn da khỏe mạnh. Bên cạnh đó chúng còn có khả năng chữa lành các vết nứt ở gót chân. Bạn có thể sử dụng vitamin E như thực phẩm chức năng hoặc dùng dầu nguyên chất để thoa vào da chân bị nứt.

Giấm táo

Cách trị nứt gót chân
Giấm táo có khả năng diệt nấm ở chân

Cần chuẩn bị:

  • Nước ấm
  • Giấm táo

Cách sử dụng:

  • Pha nước và giấm theo tỉ lệ 4:1
  • Ngâm chân trong vòng 20 phút
  • Sử dụng bông tắm hoặc đá để chà chân

Giấm táo có công dụng tuyệt vời trong việc loại bỏ vi khuẩn, giúp da trở nên mềm mại hơn và xóa tan nỗi lo về múi hồi chân.

Hoa cúc

Hoa cúc có khả năng làm dịu các vùng da bị viêm, làm mềm da, giảm tình trạng thô ráp và kích ứng. Trong hoa cúc chứa chất chống oxy hóa bảo vệ da khỏi các yếu tố gây hại từ môi trường. Do đó, việc sử dụng hoa cúc để trị nứt gót chân là lựa chọn đúng đắn.

Cần chuẩn bị:

  • Sữa bột
  • Muối epsom
  • Hoa cúc sấy khô

Cách thực hiện:

  • Trộn các nguyên liệu trên lại với nhau thành hỗn hợp đồng nhất
  • Cho hỗn hợp này vào chậu nước ấm
  • Rửa sạch chân và ngâm chân vào nước ấm trong vòng 20 phút

Mẹo nhỏ giữ gót chân luôn hồng hào

Cách trị nứt gót chân
Dưỡng gót chân hồng hào
  • Uống nhiều nước mỗi ngày
  • Tránh đứng một tư thế lâu hoặc sử dụng dép giày quá chật
  • Thoa kem dưỡng ẩm để duy trì độ ẩm cho da gót chân
  • Sử dụng các miếng lót giày chất lượng để giảm lực tác động lên gót chân
  • Sử dụng miếng lót silicon để giữ ẩm cho gót chân và giúp phần đệm gót chân không bị tổn thương.
  • Sử dụng các loại máy có chức năng chà gót chân
  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để tránh các bệnh nguy hiểm

Bài viết trên đã tổng hợp những cách trị nứt gót chân nặng phổ biến và dễ thực hiện ngay tại nhà. Hy vọng bài viết trên có thể giúp cho bạn chấm dứt được tình trạng nứt gót chân và sở hữu bàn chân xinh đẹp.

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top