Lá tía tô không những là một loại rau được sử dụng làm gia vị trong nhiều món ăn dân gian mà còn là dược liệu thân thiện với sức khỏe con người. Không ít các bài thuốc dân gian từ lá tía tô được ra đời và sử dụng cho đến bây giờ. Vậy cách nấu nước lá tía tô như nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Cùng theo chân Huong.vn để tìm hiểu một số bài thuốc được làm từ dược liệu này nhé!
Lá tía tô là gì?
Trong dân gian, tía tô được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như là tử tô, tô ngạnh, tô diệp. Với những đặc điểm lành tính, tía tô được sử dụng như một loại gia vị và có mặt trong nhiều món ăn dân gian.
Nhưng không phải ngẫu nhiên mà loại cây này được gọi là dược liệu, nhờ những thành phần dược tính có khả năng chữa nhiều bệnh từ đơn giản đến phức tạp. Vì thế mà nó cũng góp mặt trong nhiều đơn thuốc gia truyền cũng như hiện đại.
Đặc điểm cây tía tô
Tía tô là một loại cây thân thảo sống quanh năm, là một loại cây ưa sáng và ẩm nên tía tô thường mọc hoang ở nhiều nơi hay quanh những khu vực ẩm ướt như ao hồ. Chính vì vậy mà những vùng nông thôn đất thịt, phù sa vẫn nuôi trồng tía tô để làm thuốc hoặc để bán.
Ngoài ra, ở một số địa phương tía tô còn được phổ biến với tên gọi như là bạc hà chanh, bởi vì loài cây này có hình dạng giống cây bạc hà và mang mùi thơm dễ chịu kết hợp giữa sả và chanh rất đặc biệt.
Theo ghi chép, nguồn gốc thực chất của tía tô bắt nguồn từ châu Âu và Trung Á, là những nơi có khí hậu ấm áp. Lâu dần, loại cây này được phân tán và sinh sôi ở hầu hết các quốc gia vùng ôn đới và cận nhiệt trên toàn thế giới.
Thông thường, tía tô ra hoa kết quả rất nhiều, sau một thời gian, khi các quả già đồng nghĩa với việc thân cây cũng lụi tàn. Lúc này các hạt giống tự động phát tán ra xung quanh theo gió hoặc nhờ các động vật khác. Một khi trời mưa, đất trở nên ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho những hạt giống này nảy mầm và mọc cây.
Dưới đây là một số đặc điểm đặc trưng về cây tía tô:
Bộ phận | Đặc điểm |
Thân | Cây thân cỏ, có chiều cao từ 0,5 – 1m, mọc thẳng đứng
Thân cây diện vuông, toàn thân bao phủ bởi lông |
Lá | Lá mọc so le, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, xung quanh có răng cưa
Mặt lá nhám và có màu tím hoặc xanh |
Hoa | Hoa mọc từng chùm, có chiều dài từ 6 – 20cm
Hoa mọc xen ở kẽ lá hoặc đầu cành Cánh hoa có hình môi, màu tím nhạt hoặc trắng |
Quả | Quả tía tô tương đối nhỏ, có bán kính khoảng 0,5 mm |
Rễ | Rễ cây có màu trắng, vị cay. |
Thành phần dược tính có trong lá tía tô
Về thành phần hóa học, toàn thân cây tía tô được phát hiện chứa 0.5% hàm lượng tinh dầu và thành phần chính trong tinh dầu là các hoạt chất Perillaldehyd, Limonen và Dihydrocumin. Riêng lá tía tô chứa khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất và các thành phần hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan,…Có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, chống dị ứng,…
Cách nấu nước lá tía tô
Chắc hẳn công dụng làm gia vị trong các món ăn không còn xa lạ gì đối với nhiều người. Không chỉ vậy nhờ vào khả năng giải nhiệt, giải độc, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ chữa một số bệnh. Vì vậy mà tía tô luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu trong việc làm mát và cả làm đẹp. Cùng học ngay cách nấu nước lá tía tô tại nhà để mang đến cho gia đình một loại nước uống tuyệt vời trong mùa hè này nhé!
Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu
Đối với cách nấu nước lá tía tô này bạn nên chọn mua những bó rau có màu đậm ở mặt sau, khi nấu sẽ có nhiều tinh dầu và màu trà cũng sẽ đẹp hơn.
Ngoài ra, nên chú ý chọn những bó rau có độ tươi, tránh mua những bó rau bị dập, màu ngả vàng hay bị úng.
Bước 2: Nguyên liệu cần có
- Lá tía tô
- Đường
- Muối
- Chanh tươi
- Mật ong
Bước 3: Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế nhân vật chính một bước quan trọng trong cách nấu lá tía tô. Lá tía tô sau khi mua về đem nhặt sạch và loại bỏ những lá già và cành cứng.
Sau khi nhặt sạch chúng ta rửa sạch qua nước và ngâm cùng nước muối trong vòng 5 – 10 phút để loại bỏ hoàn toàn những bụi bẩn, vi khuẩn còn sót lại.
Sau thời gian ngâm thì đem rửa lại với nước một cách nhẹ nhàng, tránh làm lá tía tô bị dập, sau đó thì cho vào rổ và đợi ráo nước.
Bước 4: Nấu nước tía tô
Sau khi lá tía tô được làm sạch và ráo nước, tiếp tục cho một nồi nước lên bếp cùng với ½ thìa cafe muối ăn. Công thức cụ thể là 300g lá tía tô cùng với 2,5 lít nước. Nếu bạn muốn chế biến lượng nhiều hay ít thì có thể tùy chỉnh.
Vì tía tô có tính bình nên không yêu cầu khắt khe đối với lượng lá nấu trong một lần. Nếu bạn muốn làm trà đậm hơn thì có thể cho bớt nước ra. Tuy nhiên không nên nấu cô đặc quá khiến mùi tía tô bị đậm, khó uống và mất đi hương vị tự nhiên.
Sau khi lượng nước trong nồi đã sôi, bạn cho lá tía tô vào luộc từ 3 – 5 phút sau đó vớt lá tía tô ra ngoài.
Bước 5: Pha trà tía tô
Trà tía tô sẽ ngon hơn nếu bạn sử dụng đường phèn thay vì đường trắng thông thường.
Khi nước tía tô còn ấm, bạn cho đường và khuấy cho đến khi đường tan hoàn toàn. Lượng đường có thể tùy chỉnh theo sở thích của bạn.
Đợi trà nguội thì bạn vắt thêm một ít nước cốt chanh vào. Nước chanh làm trà có vị chua chua, cân bằng vị ngọt của trà và làm dịu đi mùi tía tô, tạo cảm giác dễ uống và kích thích vị giác hơn.
Bước 6: Thưởng thức trà
Cho lá tía tô vào ly, cho thêm đá và trang trí một ít rau để ly nước trở nên bắt mắt. Phần còn lại không sử dụng hết, bạn có thể cho vào tủ lạnh để bảo quản.
Đối với lá tía tô, bạn có thể đem phơi khô và đun sôi để sử dụng quanh năm.
Uống nước lá tía tô có công dụng gì?
Mặc dù ngành y học Việt Nam ngày càng phát triển nhưng tía tô vẫn là một trong những dược liệu có tên trong nhiều đơn thuốc cũng như các phương pháp chữa bệnh dân gian. Vậy những hiệu quả mà nó mang đến là gì? Cùng mình điểm qua một vài công dụng đặc trưng dưới đây nhé!
Hỗ trợ điều trị ung thư
Lá tía tô trị bệnh gì? Như đã nói ở trên, trong lá tía tô có chứa các yếu tố chống lại Oxy hóa, kháng viêm, ức chế sự hình thành và di căn của các tế bào u gan và ung thư máu ở người. Từ đó hạn chế nguy cơ mắc các bệnh ung thư ở người
Bảo vệ tim mạch
Vì thành phần Omega-3 có trong lá tía tô khá cao mang lại tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa cực kỳ hiệu quả. Đồng thời cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, tăng cường các chức năng của não bộ, chống lại nguy cơ suy giảm trí nhớ ở người già và hỗ trợ sức đề kháng cho tim mạch.
Điều hoà quá trình trao đổi chất
Uống lá tía tô có tác dụng gì? Vì lá tía tô có tính bình, mát, có khả năng giải độc cơ thể cực kỳ hiệu quả. Việc uống nước tía tô hàng ngày thay cho nước lọc có khả năng cung cấp nước, là phương pháp giảm cân hiệu quả.
Mặc khác, lá tía tô chứa hàm lượng protein thực vật, chất xơ cùng nhiều Vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường các hoạt động chuyển hoá, trao đổi chất bên trong cơ thể.
Chữa bệnh ngoài da
Nhờ vào khả năng kháng viêm có ở lá tía tô, khi bị vết thương ngoài da, chỉ cần lấy một lượng lá tía tô vừa đủ tán nhỏ và đắp kín lên vùng da đang chảy máu và buộc lên. Lá tía tô có khả năng cầm máu, giảm sưng viêm, mưng mủ và không để lại sẹo khi lành.
Ngoài ra, uống nước lá tía tô thường xuyên còn mang lại hiệu quả chống mẩn ngứa, mề đay. Hiệu quả trong việc ngăn ngừa các triệu chứng gây khó chịu, ngứa ngáy ở người thường xuyên bị mẩn ngứa, bệnh ngoài da,…
Tác dụng làm đẹp
Từ xa xưa mọi người vẫn dùng phương pháp xông mặt bằng lá tía tô để giúp da mặt trở nên căng bóng, hỗ trợ điều trị mụn. Thì việc dùng trà tía tô thường xuyên giúp bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể ngay từ bên trong.
Bổ sung cho cơ thể lượng dưỡng chất lớn có khả năng ngăn ngừa sự hình thành sắc tố melamin. Một trong những nguyên nhân gây hiện tượng nám, tàn nhang và vàng da, xuất hiện các vết đốm sạm trên da. Nguồn dưỡng chất có trong lá tía tô còn hỗ trợ cải thiện sắc tố, tẩy đi các mảng tế bào chết theo cơ chế tự nhiên và dưỡng sáng da hiệu quả.
Một số lưu ý khi dùng nước lá tía tô
Mặc dù chưa có trường hợp bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng dược liệu tía tô. Tuy nhiên bạn không nên chủ quan mà hãy trang bị cho mình những kiến thức để tăng hiệu quả sử dụng cũng như bảo vệ sức khoẻ mình luôn ở trạng thái tốt nhất nhé!
- Nên sử dụng trong vòng 24 giờ để đảm bảo chất lượng và hương vị trong dược liệu
- Đun sôi lá tía tô dưới 15 phút là một trong những cách nấu nước lá tía tô giúp giữ lại hầu hết hàm lượng tinh dầu có trong lá và tăng hiệu quả sử dụng.
- Sử dụng lá tía tô trong thời gian dài có nguy cơ gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
- Người bệnh cảm nóng không nên sử dụng nước lá tía tô
- Đối với trẻ em sơ sinh và phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên dùng vì gây ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé.
Vậy là cuối cùng Huong.vn đã chia sẽ thành công đến bạn cách nấu nước lá tía tô cụ thể và đơn giản nhất tại nhà. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về loại dược liệu này, đồng thời mang lại cho gia đình bạn những trải nghiệm thú vị với những ly trà tía tô.
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả