Dầu dừa là nguyên liệu thiên nhiên lành tính, quen thuộc trong căn bếp của nhiều nhà. Nó được coi là vị cứu tinh của sức khỏe và sắc đẹp như ngăn ngừa rụng tóc, chống viêm da đầu, dưỡng da trắng sáng, bệnh tim mạch,…Nhờ vậy số lượng dầu dừa trên thị trường không thiếu, nhưng để tìm ra được loại nguyên chất lại rất khó. Để an toàn hơn thì tự tìm cách làm dầu dừa tại nhà thông qua bài viết được Huong.vn chia sẻ dưới đây nhé!
Thông tin về dầu dừa?
Dầu dừa là gì?
Dầu dừa là loại chất lỏng được lấy từ dừa tươi hoặc khô. Phương pháp để ép lấy tinh dầu dừa có rất nhiều, mỗi cách có một ưu điểm riêng nhưng đa số đều có giá trị dinh dưỡng tương đối cao giúp tăng cường sức khoẻ và cải thiện vẻ đẹp. Vì vậy trong công tác chế biến món ăn người ta vẫn dùng dầu dừa.
Phân biệt dầu dừa lạnh và dầu dừa nóng
So với dầu dừa nóng thì dầu dừa lạnh nhận được nhiều ưa chuộng hơn. Nó tương đối tiện dụng, dễ bảo quản và không cần tốn quá nhiều thời gian để chế biến.
- Dầu dừa ép nóng: Sử dụng một nhiệt độ phù hợp để tách nước ra khỏi dầu. Phương pháp này vô tình làm cho dầu ngả thành màu vàng và có mùi nồng gắt của nhiệt độ cao. Dùng nhiệt không lọc bỏ hoàn toàn những tạp chất lẫn lộn nên dừa nóng vẫn còn khá nhiều cặn bã, rất khó bảo quản. Bên cạnh đó lượng dầu sản xuất ra cũng không được nhiều.
- Dầu dừa ép lạnh: Ép lạnh sản xuất được số lượng dầu tương đối nhiều, thời gian dùng dài lâu vì nó bảo quản khá dễ. Nước dầu trong, mang mùi hương nhẹ nhàng, thoang thoảng.
Cách làm dầu dừa tại nhà nguyên chất
Cách làm tinh dầu dừa với nồi cơm điện
Để thực hiện được đều này thì cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu gồm dừa khô, nước sôi, công cụ khuấy dầu như thìa, muỗng, lọ đựng và cuối cùng là nồi cơm điện.
- Bước 1: Nạo hết miếng dừa khô đã được rửa sạch trước đó. Đem dừa nạo đi đun ngâm với nước nóng trong vòng 30 phút
- Bước 2: Sau khi sợi dừa đã ngấm hết với nước thì lấy một miếng vải mỏng và tiến hành lọc lấy nước. Chú ý vắt kĩ để lấy hết nước dừa bên trong.
- Bước 3: Đổ nước cốt dừa mới lấy được vào nồi cơm điện và nấu như nấu cơm bình thường.
- Bước 4: Khi thay nước cốt dừa đã sệt lại thì tiến hành công đoạn tách dầu. Mở hở nắp nồi cơm điện và đun thêm 20 phút cho đến khi xác dừa đọng hết xuống phía dưới đáy và dạy lên mùi hương nhẹ nhàng kèm theo màu dầu dừa có màu vàng.
- Bước 5: Bước cuối cùng là chỉ cần lọc bỏ phần cặn và chỉ lấy nước để đem bảo quản vào trong tủ lạnh.
Cách nấu dầu dừa bằng chảo
Để làm được cách này thì trước hết cần có chảo dùng, túi và tùy vào lượng dầu mong muốn để chuẩn bị số lượng cùi dừa già thích hợp.
- Bước 1: Gióng như phương pháp trên, đem dừa đi nạo nhỏ. Sử dụng một túi lọc hoặc khăn thưa để lấy nước cốt dừa.
- Bước 2: Để không bỏ sót nước cốt nào thì bạn nên sử dụng một lực tay mạnh. Vắt thật kĩ, nhiều lần và thật cẩn thận. Trước khi đem nấu lên bếp thì nên đựng nước cốt trong tô nhỏ để loại bỏ hoàn toàn tạp chất lẫn bên trong.
- Bước 3: Làm nóng chảo
- Bước 4: Đổ nước cốt dừa được lọc vào chảo và tiến hành nấu. Để không chạy đáy chảo, làm mùi dầu dừa bị hắt thì nên canh và khuấy thường xuyên. Để lửa ở mức độ nhỏ và đun trong thời gian khoảng 1 giờ đồng hồ.
- Bước 5: Tách dầu qua dụng cụ lọc và cho vào hũ đựng để bảo quản và dùng được lâu dài.
Máy ép dầu
Để có được loại dầu dừa nguyên chất, không bẩn, không chứa những vi khuẩn gây hại thì máy ép dầu được coi là sự lựa chọn tuyệt vời hỗ trợ cho các công đoạn chế biến diễn ra nhanh chóng, hiệu quả.
Cạo hết vỏ ở cùi dừa đem đi rửa sạch. Cắt cùi dừa thành những miếng nhỏ và sấy khô chúng bằng cách bỏ trong lò vi sóng. Không lấy ra vội vì nước trong đưa rát nhiều nên rất lâu mới khô được, theo dõi và khoảng đến 4 đến 6 tiếng sau đó mới khô được. Nhiều người không biết được lợi ích của bước sấy khô và vô tình bỏ quên đi nó. Tuy nhiện quy trình khá quan trọng giúp tăng nồng độ dầu dừa sau khi chế biến.
Bỏ trực tiếp miếng dừa đã được sấy khô vào trong máy ép và tiến hành ép từ từ. Ép nhiều lần để tinh dầu được lấy hết hoàn toàn. Lấy nước dừa ép bỏ vào lọ thuỷ tinh có nắp kín đã được rửa sạch và quan sát trong thời gian 1 ngày 1 đêm.
Khi cặn bã lắng hết xuống phần bên dưới đáy, dừa dừa sẽ được nổi lên trên vì dầu nhẹ hơn. Lấy thìa vớt lấy nước bỏ vào một hũ thuỷ tinh sạch hơn. Sau đó bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng từ từ.
Bảo quản dầu dừa như thế nào?
- Để dễ dàng sử dụng và đảm bảo không cho vi khuẩn tác động vào thì nên chọn hũ đựng dạng thuỷ tinh trong suốt có nắp đậy và vành miệng lớn.
- Tránh để dầu dừa tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ làm dầu bị biến chất. Nhiệt độ cần thiết để duy trì giá trị dinh dưỡng là từ 1 đến 8 độ C, do đó cần để trong ngăn mát tủ lạnh, nên nhớ việc bỏ tầng đông cũng không phải là phương pháp đúng đắn.
- Nếu lượng dầu dừa khá ít và bạn chỉ có nhu cầu sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn thì có thể để dầu dừa ở nhiệt độ phòng bình thường.
- Chú ý cẩn thận khi sử dụng dầu dừa, lấy khăn sạch lâu hết vết bẩn của dầu dừa bị đỏ ra tránh trường hợp dầu dừa bị oxy hoá khử lây sang dầu dừa còn sử dụng được.
Với cách bảo quản như này, bạn sẽ dùng dầu dừa được lâu hơn. Sau đó bạn có thể thực hiện các phương pháp như ủ tóc bằng dầu dừa, chăm sóc da mặt bằng dầu dừa,…
Dầu dừa bị hư hỏng trông như thế nào?
Dầu dừa hỏng hay bất cứ nguyên liệu nào, đặc biệt là ở nhóm thực phẩm cũng đều liên luỵ đến sức khoẻ của cơ thể, nghiêm trọng hơn là nguy hiểm đến tính mạng. Do đó tuyệt đối không dùng dầu dừa đã bị oxy hoá, hư hỏng, nổi nấm mốc. Để dễ dàng nhận biết hạn sử dụng dầu dừa thì nên chú ý những điều sau đây:
Dầu dừa hư bị đổi màu
Dầu dừa nguyên chất khi được tinh luyện ra sẽ có màu trắng đặc trưng như cơm dừa bên trong. Nếu dùng cách làm dầu dừa bằng đun nấu thì dầu dừa sẽ có màu vàng nhạt ngay từ ban đầu, tuy nhiên với những cách còn lại thì nó lại trắng hoàn toàn. Nếu như phát hiện màu trắng đột ngột chuyển đổi thành màu khác thì chứng tỏ nó đã bị hỏng và không nên sử dụng.
Mùi hương không giống
Bản chất đặc trưng của dầu dừa là có mùi hương nhẹ nhàng, dễ chịu, đó là lý do mà tất cả sản phẩm chiết xuất từ dầu dừa như dầu gội, sữa tắm,…đều nhận được rất nhiều sự săn đón của người tiêu dùng.
Trái ngược với mùi thơm, khi hư hỏng dầu dừa bốc một mùi gây khó chịu, chúng thường có mùi chua và kèm theo vị đắng.
Kết cấu thay đổi
Có nhiều phương pháp để làm dầu dừa nhưng kết cấu của chúng thì chỉ 2 dạng đặc và lỏng. Tuy nhiên độ lỏng và đặc của nó ở mức vừa phải, khi thấy kết cấu dừa đặc quánh lại, đây là tính hiệu đang báo động dầu dừa đã bị hư và bạn không nên sử dụng.
Dầu dừa sẽ ở dạng lỏng hoặc dạng đặc, tùy thuộc vào cách làm dầu dừa của bạn và các bạn bảo quản (ở nhiệt độ phòng hay trong tủ lạnh). Tuy nhiên, nếu kết cấu của dầu trở nên đặc quánh, với kết cấu không nhất quán, giống như kem đông đặc. Đây đều là dấu hiệu cho thấy dầu dừa sắp bị hỏng.
Trên đây là những cách làm dầu dừa tại nhà mà Huong.vn muốn gửi gắm đến bạn. Dầu dừa là nguyên liệu tốt và thông dụng, bỏ sẵn một chai dầu như này tại nhà sẽ rất có sích cho việc bảo vệ sức khoẻ. Chúc bạn thành công.
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả