Từ lâu cà gai leo đã nổi tiếng là vị cứu tinh của gan, không chỉ thải độc mà còn hỗ trợ hoạt động của bộ phận này diễn ra tốt hơn. Vậy cà gai leo chữa bệnh gì? Cà gai leo có thật sự tốt cho sức khỏe hay không? Tất cả cùng Huong.vn tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn nhé!
Đặc Điểm Của Cây Cà Gai Leo
Tuy cùng thuộc họ cà nhưng gai leo lại khác xa với một số loại mà ta vẫn thường hay ăn như cà tím, cà pháo. Thay vì được dùng để chế biến món ăn thì loại cà này lại được chế biến thành thuốc chữa bệnh. Do đó hãy phân biệt thật kỹ để tránh gây hại cho cơ thể.
Cà gai leo là gì?
Cà gai leo là một cây thuốc nam trong dân gian được biết đến với nhiều tên gọi như cây cà gai dây, cà cườm, cà lù, cà quánh,…Thân cây nhỏ nằm bò trên mặt đất hoặc thẳng đứng. Lá mọc so le với nhau, có gai ở mặt trên và lông ở mặt dưới. Hoa gai leo màu trắng, khi tàn sẽ cho ra quả màu đỏ mọng nước đẹp mắt. Thông thường vào tháng 4 đến tháng 9 thì cây mới bắt đầu ra hoa.
Hiện tại thì số lượng loài cây này được phổ biến khắp nơi, và ở nước ta thì có nhiều ở miền Bắc và miền Trung. Bộ phận mà người ta sử dụng là rễ, thân và lá.
Phân loại cà gai leo
Để phân biệt các loại cà gai leo thì chúng ta dựa vào 3 đặc điểm:
Dựa vào màu sắc
- Cà gai leo trắng: Dây nhỏ dùng nhiều trong y học
- Cà gai leo tím: Dây lớn dùng cho việc trang trí hàng rào
Dựa vào vùng miền
- Cà gai dây miền Trung: Thân cây có màu nâu, khá cứng và chậm phát triển
- Cà gai dây miền Bắc và miền Nam: Thường có màu xanh, nhờ điều kiện khí hậu thuận lợi mà phát triển tươi tốt
Dựa vào đặc điểm
- Cà gai leo khô: Là loại đã được sấy khô, dễ bảo quản, thời gian sử dụng lâu
- Cà gai leo tươi: Là những cây cà gai leo tươi mới nhổ lên, chứa nhiều dinh dưỡng
Cây Cà Gai Leo Chữa Bệnh Gì?
Cà gai leo chữa bệnh gì mà lại được mọi người ưa chuộng đến như vậy? Cà gai leo ngày nay được truy tìm ráo riết vì nhiều người đã phát hiện ra tác dụng tiềm ẩn của nó. Theo nghiên cứu ngoài gan thì xương khớp, thận và các cơ quan khác cũng nhận được nhiều lợi ích khi uống cà gai dây. Dưới đây là một số tác dụng của cà gai leo mà bạn nên biết.
Trị viêm gan, xơ gan, ung thư gan
Tác dụng đặc biệt mà ai cũng biết đến chính là khả năng hồi phục và bảo vệ gan của cây cà gai leo. Giới đông y thường sử dụng cây thuốc này để thanh lọc và thải độc gan. Trong đó hoạt chất glycoalcaloid sẽ kích thích hoạt động của hệ miễn dịch, sau đó chốn lại các virus gây bệnh viêm gan B.
Một cuộc thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy, nếu liên tục uống nước gai leo trong vòng 2 tháng thì tình trạng chán ăn, vàng da, xơ gan sẽ được cải thiện.
Chống lại ung thư
Các chiết xuất có trong cà gai leo được đánh giá là có khả năng ức chế sự sống của các virus gây ung thư. Tác dụng điều trị bệnh ung thư gan và ung thư cổ tử cung của loài dược liệu này đã được công bố. Bằng cách chống viêm và chống lại oxy hóa giúp cơ thể tự tiêu diệt các gốc tự do gây bệnh.
Trị đau răng
Mọi người thường hay dùng lá, quả gai leo vì nó có chứa nhiều dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên rễ cây cũng hữu ích không kém khi bộ phận này có thể điều trị triệu chứng đau răng, phong thấp, chảy máu chân răng. Điều này là nhờ glyco ancaloit, solanin A, tinh bột giúp răng miệng không bị tổn thương.
Một số tác dụng khác
Ngoài những công dụng đáng kể ra ở trên thì cây cà gai dây cũng được dùng để chữa trị các vấn đề sau đây. Tuy nhiên không có tác dụng nào là tuyệt đối, do đó hãy dùng thật cẩn thận và chú ý hỏi trước ý kiến bác sĩ nếu phát hiện cơ thể xảy ra dị ứng.
- Giúp giải rượu, đánh bay cơn say, mệt mỏi, đau đầu, nôn mửa
- Hỗ trợ xoa dịu cơn đau lưng, nhức mỏi xương khớp
- Chữa bệnh hen suyễn, ho gà, ho khan, ho có đờm
- Xử lý vết thương do bị rắn cắn, tránh nhiễm trùng trên da
Có nên uống cà gai leo hàng ngày không?
Uống nhiều nước cà gai leo có tốt không? Chắc chắn việc dùng quá nhiều gai leo sẽ phát sinh ra nhiều vấn đề không cần thiết. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tác dụng phụ của loại dược liệu này nếu con người cố sử dụng.
Do đó hãy dùng đúng liều lượng, tránh lạm dụng để không gây ra ngộ độc. Để biết thêm về liều lượng sử dụng phù hợp thì nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
Hướng dẫn sử dụng cà gai leo
Nếu như bạn chưa biết cách dùng cà gai leo như thế nào thì tuyệt nhiên không được bỏ qua thông tin ở bên dưới. Vì dùng sao cho đúng đắn là yếu tố quan trọng giúp phát huy tác dụng của dược liệu.
Sắc nước
Cách sử dụng cà gai leo đơn giản nhất chính là mang đi sắc nước uống. Trà cà gai leo có vị đắng nhẹ, nhưng khi uống vào lại rất mát và mang đến cảm giác sảng khoái. Giúp người bệnh thanh lọc và giải nhiệt một cách tối ưu nhất.
Cách làm:
- Rửa sạch cà gai leo
- Cho vào nồi đổ thêm nước và đun sôi
- Khi nguyên liệu đã tiết ra hết chất thì tiến hành chắt lấy nước để uống
Hãm với nước
Ngoài cách sắc uống thì hãm nước cũng là cách chế biến hiệu quả nhưng lại tiết kiệm được nhiều thời gian. Đối với công thức này thì nên ưu tiên lấy loại dược liệu đã được sấy khô.
Cách làm:
- Rửa sạch hết tạp chất bên ngoài cà gai leo, sau đó trụng sơ 1 lần
- Cho vào bình giữ nhiệt và hãm trong vòng 10 phút
- Sử dụng như trà bình thường và uống mỗi ngày
- Để tăng hương vị và tốt hơn cho sức khoẻ thì nên giữ cho nước luôn được nóng
Kết hợp gai leo với cây an xoan, bán chi liên
Đây là cách dùng phổ biến cho đối tượng bị bệnh gan. Được đánh giá là có công dụng vượt trội hơn cả các loại thuốc kê đơn khác. Trước khi thực hiện thì chúng ta nên mua nguyên liệu tại các tiệm thuốc đông y và địa chỉ uy tín.
Công thức thực hiện:
- Rửa sạch các vị thuốc, sau đó sắc với 1 lít nước
- Chia đều thành 3 uống vào 3 thời điểm sáng, trưa, tối
- Kiên trì sử dụng 2 – 3 tháng nếu như lấy nó làm phương thuốc trị bệnh
Làm thuốc chữa bệnh
- Bài thuốc trị nhức mỏi: Cà gai leo, dây gấm, thổ phục linh, kê huyết đằng, lá lốt, mỗi thứ 10g
- Bài thuốc trị ho gà: 10g cà gai leo, thiên môn và mạch môn
- Thuốc trị cảm cúm: Chỉ cần đun nước lá gai leo tươi uống mỗi ngày
- Bài thuốc giải rượu: Đun nước cây cà gai leo khô
- Vị thuốc trị xơ gan: Uống rễ và lá cây cà gai leo
Một Số Điều Cần Chú Ý
- Dùng đúng liều lượng thích hợp với mục đích điều trị
- Duy trì khoảng thời gian tối thiểu là 60 phút nếu như đang sử dụng thuốc tây y và uống nước cà gai leo
- Tránh dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi vì gan của trẻ vẫn chưa hoàn thiện hết
- Hạn chế dùng nước lá gai leo vào lúc đói để không làm tổn thương dạ dày
- Chọn sản phẩm ở địa chỉ uy tín, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
Mặc dù là thảo dược nhưng khi mọi người dùng cà gai leo cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Trước khi sử dụng hãy tìm hiểu trước cà gai leo chữa bệnh gì, sau đó mới tiến hành tìm kiếm địa chỉ bán hàng uy tín. Đừng quên tham khảo địa chỉ bên dưới để nắm bắt thêm nhiều cây thảo dược khác.
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả