Các chị em sẽ trải qua nhiều giai đoạn thay đổi trong cơ thể lúc mang thai, một trong số đó chính là tiêu chảy trong 3 tháng cuối thai kỳ. Lúc này mẹ bầu phải trải qua nhiều cảm giác khó chịu, chán ăn và mệt mỏi. Vậy bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối có nguy hiểm không? Cùng Huong.vn tìm hiểu ngay nhé!
Nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối
Như đã nói ở trên, việc bà bầu 3 tháng cuối bị tiêu chảy có thể tới từ nguyên nhân bình thường và bất thường, vậy những nguyên nhân đó là gì?
Nguyên nhân bình thường
Vào 3 tháng cuối thai kỳ, cơ thể mẹ sản sinh ra khá nhiều hoocmon prostaglandin, đây là hoocmon nhằm hỗ trợ cho quá trình chuyển dạ. Lúc này, nhu động ruột sẽ tăng lên, ruột mở rộng để thúc đẩy việc loại bỏ hết chất thải ra ngoài, giúp cho quá trình sinh nở dễ dàng hơn.
Bởi vậy mà 3 tháng cuối, đặc biệt là cận kề lúc sinh thì các mẹ sẽ có tần suất đi ngoài nhiều hơn. Nếu các mẹ chỉ bị tiêu chảy nhẹ, đi 2 – 3 lần mỗi ngày, không quá mệt mỏi, sinh hoạt bình thường thì có thể yên tâm.
Nguyên nhân bất thường
Ngoài nguyên nhân bình thường do thay đổi hoocmon thì không thể loại trừ các nguyên nhân nguy hiểm khác, chủ yếu đến từ chế độ ăn uống của mẹ bầu.
Ngộ độc thực phẩm |
Kết hợp với việc sức đề kháng bị giảm sút khi mang thai khiến chị em dễ bị tiêu chảy hơn bình thường. Chỉ cần ăn trúng thức ăn nhiễm khuẩn, thức ăn lạ làm mẹ bầu sẽ bị rối loạn tiêu hóa ngay. Do đó, bạn cần chú ý thực đơn cho mẹ bầu, đảm bảo ăn chín uống sôi, tránh xa các thực phẩm dễ gây ngộ độc như măng, dưa chuột… |
Không hấp thu đường lactose |
Đường lactose sẽ tích tụ trong ruột già, dần dần sẽ gây nên chứng tiêu chảy và đầy hơi cho bà bầu. |
Thay đổi thực đơn ăn uống |
Vào 3 tháng cuối thai kỳ, các mẹ phải thay đổi chế độ ăn để bổ sung dinh dưỡng cho sự phát triển của cả mẹ và bé, dẫn tới việc tăng nguy cơ bị tiêu chảy. |
Ăn quá nhiều |
Ăn quá nhiều chất béo, thức ăn dầu mỡ, uống thừa lượng sữa cũng là những nguyên nhân gây tiêu chảy. |
Tiểu đường thai kỳ |
Nếu mẹ bầu mắc phải tiểu đường thai kỳ thì đây cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy trong 3 tháng cuối. |
Tiêu chảy tất nhiên là nguy hiểm, nhưng mức độ của nó ảnh hưởng ra sao tới mẹ và thai nhi?
Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối có nguy hiểm không?
Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối có nguy hiểm không? Dù là hiện tường bình thường vào những ngày sắp sinh hay bị tiêu chảy vì ngộ độc thì đây vẫn là vấn đề phiền phức và khá nguy hiểm cho mẹ bầu. Mất nước là vấn đề nghiêm trọng nhất, rất nhiều ca tử vong chỉ do mất nước khi bị tiêu chảy. Nếu chỉ mất nước nhẹ thôi cũng đủ khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, giảm sút, ảnh hưởng nhiều tới thai nhi.
Hệ thống ruột hoạt động liên tục, kích thích sự co bóp cũng khiến quá trình chuyển dạ được thúc đẩy. Nếu như gần tới thời điểm sinh thì rất dễ làm trẻ bị sinh non, sinh khi chưa đủ ngày, tháng. Ngoài ra, nếu bị tiêu chảy nặng thì có thể dẫn tới những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, mặc dù thời điểm này thai đã lớn và khá cứng cáp.
Bởi vậy, khi bị tiêu chảy dù nhẹ hay nặng thì các mẹ bầu cũng không được chủ quan. Nếu có các biểu hiện bệnh trở nặng thì cần phải tới các cơ sở y tế để được thăm khám ngay.
Dưới đây là những biểu hiện nguy hiểm, bạn cần đưa bà bầu tới bệnh viện:
- Tiêu chảy nặng, kèm buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt
- Tiêu chảy kéo dài 2 – 3 ngày
- Môi, miệng khô, khát nước liên tục
- Nước tiểu sậm màu
- Són tiểu
Rõ ràng là tiêu chảy ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của bà bầu và thai nhi, do đó chúng ta cần có những biện pháp chăm sóc để giúp bà bầu nhanh chóng lấy lại sức khỏe một cách an toàn, hiệu quả.
Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao?
Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối có nguy hiểm không? Phải làm sao? Khi bà bầu bị tiêu chảy vào 3 tháng cuối, việc đầu tiên cần thực hiện là đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị.
Cùng với đó, các mẹ cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng để tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện.
- Bổ sung nước: khi bị tiêu chảy, các mẹ bầu cần phải đảm bảo lượng nước trong cơ thể. Khi mang thai và đặc biệt là bị tiêu chảy, bạn cần uống hơn 2.5 lít nước mỗi ngày, vừa bù nước, vừa bổ sung muối, điện giải bị mất đi khi đi ngoài nhiều lần.. Nếu được hãy uống thêm nước trái cây giàu vitamin C như nước cam, nước chanh… để tăng sức đề kháng.
- Tránh xa các thực phẩm dễ kích ứng: khi bị tiêu chảy, các mẹ bầu cần tránh xa các thực phẩm dễ làm tình trạng đi ngoài trầm trọng hơn. Trong đó có thể kể đến như các thực phẩm cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ, thức uống có ga, caffein hay các thực phẩm nhiều đường…
- Bổ sung thực phẩm lành mạnh: bên cạnh việc loại bỏ các thức ăn dễ gây tiêu chảy, bạn cũng cần bổ sung vào bữa ăn của mẹ bầu những món ăn lành mạnh như sữa chua lợi khuẩn, chuối ,táo, rau củ các loại, thịt nạc và thịt gà…
- Nếu xác định mẹ bầu mắc chứng không hấp thu đường lactose thì nên giảm lượng sữa uống vào, thay vào đó hãy bổ sung thực phẩm khác để duy trì chế độ dinh dưỡng.
- Tránh uống thức uống đóng chai nhiều đường và phẩm màu.
- Không tiêu thụ nước trà, cà phê, nước ép nho và các loại nước uống tăng lực.
- Không tùy tiện sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bởi rất nhiều loại thuốc gây tác dụng phụ, ảnh hưởng tới thai nhi. Các loại thuốc sử dụng phải qua hướng dẫn của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin về vấn đề bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối có nguy hiểm không. Hy vọng các mẹ bầu sẽ có đủ kinh nghiệm xử lý khi mắc phải tình trạng tiêu chảy.
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả