Trong thai kỳ, sức đề kháng của mẹ bầu giảm đi đáng kể, do đó rất nhạy cảm với thời tiết và dễ nhiễm phải các loại virus, vi khuẩn gây bệnh. Một trong những vấn đề mẹ bầu lo lắng chính là mắc phải triệu chứng ho khan, ho lâu ngày. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu bà bầu bị ho có ảnh hưởng gì không cũng như cách chăm sóc mẹ bầu an toàn, hiệu quả.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị ho

bà bầu bị ho
Hình ảnh bà bầu bị ho

Như đã nói ở trên khi có dấu hiệu mang thai sức đề kháng, hệ miễn dịch của mẹ bầu khá yếu, kèm theo đó là sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể nên có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến mẹ bầu bị ho.

Thay đổi thời tiết

Mỗi khi thay đổi thời tiết, cơ thể của mẹ bầu thường không kịp thích nghi, khi tiếp xúc với gió hay thay đổi nhiệt độ thì các mẹ rất dễ bị ho.

Viêm đường hô hấp do vi khuẩn

Thường là các bệnh như viêm họng, viêm phổi… khi mắc phải, mẹ bầu không chỉ ho mà có thể kèm theo sốt, đờm, sổ mũi.

Ho do virus

Khi nhiễm virus, bà bầu sẽ ho nhiều kèm theo đau đầu, sổ mũi, đôi khi là sốt nhẹ.

Ho do dị ứng

Mẹ bầu sẽ dị ứng với những yếu tố nào đó như lông động vật, phấn hoa, mùi hương lạ… bạn cần phát hiện và tránh xa khỏi tác nhân gây dị ứng ngay.

Ho do trào ngược

Đôi khi, áp lực từ ổ bụng lớn làm cho dạ dày trào ngược và làm cho mẹ bầu bị ho.

Tùy mỗi nguyên nhân mà hiện tượng ho sẽ ảnh hưởng nhiều hay ít tới tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng gì không?

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng gì không? Bà bầu bị ho phải làm sao? Đó là thắc mắc của không biết bao nhiêu người. Để nói việc ho có ảnh hưởng đến thai nhi không thì còn tùy thuộc vào thời điểm mang thai cũng như mức độ ho của mẹ.

Hữu ích dành cho bạn  Thai 39 tuần nặng bao nhiêu kg? Những lưu ý mẹ bầu cần biết

Đơn giản như vào những tháng cuối thai kỳ, khi bé đã phát triển khá đầy đủ thì những cơn ho nhẹ sẽ không thể gây nguy hiểm gì cho mẹ và bé được. Ngược lại, nếu ho trong thời điểm 3 tháng đầu thì lại có thể tổn hại đến thai nhi.

Bà bầu bị ho gây ảnh hưởng đến thai nhi
Bà bầu bị ho gây ảnh hưởng đến thai nhi

Chi tiết bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây:

  • Ho sẽ gây mệt mỏi và đau cho bà bầu, nhất là khi vùng ngực bị co thắt quá nhiều. Điều này dẫn tới việc ăn ngủ không điều độ, ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
  • Nếu vào những ngày cuối thai kỳ, việc ho mạnh và liên tục có thể gây kích thích co giãn tử cung, có thể gây sinh non.
  • Nếu mẹ bầu bị ho nặng kèm sốt cao, rất có thể là đã bị nhiễm trùng và gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
  • Nếu ho và cảm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ, thời điểm thai nhi chưa phát triển đầy đủ thì khá nguy hiểm, rất dễ gây dị tật nếu không điều trị chính xác.
  • Vào cuối thai kỳ, việc ho có thể sẽ xuất hiện tình trạng són tiểu không kiểm soát, rất khó chịu.

Chúng ta có thể thấy, việc ho có ảnh hưởng tới mẹ và bé hay không được quyết định rất nhiều bởi việc chúng ta có điều trị nhanh và phù hợp hay không.

Bởi vậy, khi có các biểu hiện dưới đây, các mẹ bầu cần tới bệnh viện thăm khám để nhận được sự tư vấn của bác sĩ ngay:

  • Ho và cảm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ
  • Ho nhiều, ho dai dẳng
  • Ho theo cơn, ho mạnh
  • Khó thở
  • Ho kèm theo sốt cao
  • Có biểu hiện mất nước nhiều

Ngoài việc thực hiện theo sự tư vấn của bác sĩ, các mẹ bầu cũng cần có những thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày để giúp sức khỏe nhanh hồi phục.

Bà bầu bị ho phải làm sao? 

Sau khi biết được bà bầu bị ho có sao không thì chắc chắn bạn đã phần nào yên tâm hơn. Dưới đây là các cách giảm ho cho bà bầu hiệu quả, an toàn mà bất kì mẹ nào cũng có thể thử. 

Hữu ích dành cho bạn  Bà bầu uống sữa đậu nành fami có tốt không?
Lá hẹ
Lá hẹ có tinh chất trị ho

Uống chanh và mật ong

Chanh hoà cùng mật ong là bài thuốc chữa ho trị ho nổi tiếng cho tất cả các đối tượng, không riêng gì bà bầu. Hàm lượng vitamin C dồi dào mà 2 nguyên liệu này cung cấp giúp chống lại vi rút gây bệnh. Trong quá trình chữa lành các triệu chứng ho do cúm, nước chanh mật ong giúp thận hoạt động trơn tru thải hết độc tố ra bên ngoài cơ thể.

Để làm được loại nước này, chị em hoà 1 ly nước chanh ấm, khi uống thì cho thêm 1-2 muỗng mật ong là đã có thể sử dụng. Tránh uống vào lúc đói sẽ gây hại cho dạ dày. 

Uống nước lá hẹ 

Dùng lá hẹ hấp cách thuỷ để trị ho cho bà bầu là phương pháp mới lạ nhưng lại vô cùng hiệu quả. Lá hẹ chứa nhiều chất kháng khuẩn Saponin, Odorin gây ức chế hoạt động của các virus gây bệnh. Trong đông y, lá hẹ là bài thuốc tiêu đờm, giảm ho được dùng cho con người:

Cách làm:

  • Rửa sạch lá hẹ và để ráo nước
  • Cắt lá hẹ thành từng đoạn nhỏ
  • Bỏ lá vào bát rồi hấp cách thuỷ trong vòng 20 phút
  • Chắt lấy nước để uống

Dùng dầu khuynh diệp

Dầu khuynh diệp là một loại dầu được dùng cho bà bầu và trẻ sơ sinh từ trước đến nay. Khác với các sản phẩm khác, dầu khuynh diệp được chiết xuất từ lá cùng tên, vì vậy nó có chứa 100 hoạt chất trị ho như Sabinene, Limonene, long não, Tannins,…

Để giảm ho chị em nên giọt dầu khuynh diệp vào nồi nước ấm, sau đó tiến hành xông hơi. 

Dùng chanh đào 

Chanh đào giàu vitamin C hơn các loại chanh thông thường. Trong chanh đào có chứa kali – một hoạt thanh lọc thận khá tốt. Theo nghiên cứu hoạt chất này còn trị được các cơn ho, kể cả ho dai dẳng. 

Công thức trị ho bằng chanh đào: 

  • Ngâm chanh đào vào nước muối loãng và rửa sạch 
  • Giữ nguyên phần hạt, cắt chanh thành lát mỏng 
  • Sau đó sắp chanh vào hũ thuỷ tinh rồi đổ mật ong vào 
  • Ngâm đủ 30 ngày thì mang ra pha cùng với nước ấm để uống 
Hữu ích dành cho bạn  Chậm kinh bao lâu thì có thai? Nên thử thai khi nào?

Dùng gừng hoặc tỏi

Nước chanh gừng ấm cổ, giảm ho
Nước chanh gừng ấm cổ, giảm ho

Gừng và tỏi luôn được đánh giá cao trong các cách trị ho khan. Đặc tính nóng của gừng giúp xoa dịu các cơn đau rát ở cổ họng cho mẹ bầu. Để thực hiện thành công thì chị em nên tuân thủ các nguyên tắc sau đây: 

  • Gọt sạch hết phần võ bên ngoài và giã nát gừng để chắt lấy nước
  • Hoà nước gừng với mật ong và nước cốt chanh
  • Tiếp theo hoà thêm nước ấm vào và uống 

Sử dụng lá tía tô

Giảm ho cho bà bầu bằng lá tía tô được coi là bài thuốc dân gian vô cùng có giá trị. Để sử dụng thì bạn hãy chọn ra cây tía tô tươi và mang đi rửa sạch. Tiếp theo nấu một nồi cháo trắng, khi cháp chín thì khuấy 1 quả trứng gà vào. Tiếp thêm là bỏ gừng và lá tía tô đã được cắt nhỏ vào. 

Một số lưu ý khi bà bầu bị ho

Như đã nói ở trên, chỉ với việc thay đổi cách sinh hoạt và chăm sóc bản thân, các mẹ có thể đẩy lùi cơn ho một cách nhanh chóng.

Dưới đây là những biện pháp các mẹ có thể tự làm tại nhà:

  • Thay đổi thực đơn, bổ sung nhiều thực phẩm có chứa vitamin C để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Trong các món ăn hàng ngày, nếu được hay bổ sung thêm các thực phẩm trị ho như gừng, tỏi, hành, sả…
  • Uống nước ấm và nước trái cây đều đặn, vừa tăng sức đề kháng, vừa tránh tình trạng mất nước khi bị ốm.
  • Vệ sinh nhà cửa, phòng ốc sạch sẽ, thoáng mát, tránh xa không khí ô nhiễm. Nghỉ ngơi và vận động điều độ, tránh tiếp xúc gió lạnh.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý, nếu ho có đờm thì dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi.
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ.

Hy vọng bài viết đã giúp các mẹ giải đáp được thắc mắc bà bầu bị ho có ảnh hưởng gì không. Trên hết, các mẹ bầu tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, bởi rất nhiều loại thuốc gây ra tác dụng phụ cho phụ nữ có thai. Nếu tình trạng ho không thuyên giảm, có biểu hiện tăng nặng thì hãy nhập viện để được theo dõi và điều trị.

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top