Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đờm, cả trong cổ họng và khoang mũi là hiện tượng không hiếm, và cũng không quá nhiêm trọng, tuy nhiên nó cũng gây ra không ít phiền toái.

Việc bé thở khò khè, khó khăn gây ảnh hưởng tới quá trình ăn và ngủ của bé, từ đó khiến trẻ phát triển không như mong đợi.

Để khắc phục, các mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng đờm trước.

Lúc này, những cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi trong bài viết sau đây sẽ là kinh nghiệm quý báu cho các bậc cha mẹ.

Tại sao trẻ 1 tháng tuổi bị đờm?

Có thể bạn không biết, nhưng đờm là một dịch nhầy có lợi cho cơ thể, chúng có nhiệm vụ ngăn cản bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua đường thở.

Tuy nhiên, do cơ thể trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi còn chưa vận hành trơn tru, nên việc loại bỏ chất nhầy còn kém, lâu dần gây ra ứ đọng trong khoang họng và khoang mũi, sinh ra đờm.

Trên thực tế có tới gần 80% trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đờm mà không bị nhiễm bệnh cảm lạnh hay cảm cúm là vì vậy.

Hữu ích dành cho bạn  Cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Tất nhiên vẫn không thể thiếu đó là nguyên nhân từ bệnh lý. Khi bị cảm, cơ thể sẽ tiết nhiều dịch nhầy để ngăn chặn vi khuẩn hơn, từ đó lượng đờm sẽ nhiều lên khiến trẻ 1 tháng bị hothở khò khè.

Lúc này, bạn cần một số giải pháp để có thể giúp bé trục xuất lượng đờm này ra ngoài, qua đó khiến việc thở của bé dễ dàng hơn.

Cách chữa đờm cho bé sơ sinh 1 tháng tuổi

Dùng máy hút mũi

Máy hút mũi là một thiết bị tuyệt vời giúp trẻ có thể loại bỏ chất nhầy trong mũi và cổ họng, cách sử dụng cũng khá đơn giản:

  • Trước khi bắt đầu, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ tay và dụng cụ hút mũi cho bé.
  • Để bé nằm ngửa, sau đó nhỏ vào mỗi bên mũi 2 giọt nước muối sinh lý 0.9%, việc này giúp cho chất nhầy lỏng ra, dễ hút hơn.
  • Tiếp theo, bóp bóng dụng cụ hút mũi, đưa một đầu vào mũi bé.
  • Tay kia đè nhẹ để bịt mũi còn lại sau đó thả bóng ra, chất nhầy sẽ được hút ra theo không khí.
  • Tiếp tục thực hiện với bên còn lại.
Máy hút mũi là giải pháp khá thiết thực để loại bỏ chất nhầy
Máy hút mũi là giải pháp khá thiết thực để loại bỏ chất nhầy

Với cách làm đơn giản này, mẹ sẽ tạm thời làm sạch được chất nhầy và trả lại đường thở cho bé, tuy nhiên chất nhầy sẽ hình thành lại, nên mẹ cần thực hiện đều đặn ngày 2 lần cho bé cho tới khi khỏi hẳn.

Hữu ích dành cho bạn  Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không?

Tăng độ ẩm không khí

Bạn có thể sử dụng các loại máy xông tinh dầu hay máy tạo độ ẩm để làm tăng độ ẩm trong phòng. Việc này sẽ giúp giảm kích ứng đường thở cho bé. Nếu được hãy thêm vài giọt tinh dầu có hương thơm nhẹ vào máy để tạo mùi dễ chịu.

Nếu không có máy tạo độ ẩm, bạn có thể mở vòi sen nước nóng trong phòng tắm, sau đó bế bé đứng ở gần để cảm nhận hơi nóng và độ ẩm ừ vòi sen.

Hơi nước nóng là giải pháp rất hiệu quả để giảm đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi.

Cho bé bú nhiều hơn

Việc cho bé bú sẽ cung cấp nhiều nước cho cơ thể, qua đó giúp cho lượng chất nhầy trong cổ họng được hóa lỏng, giúp bé dễ thở.

Bổ sung nước cho bé bằng cách cho bú nhiều hơn
Bổ sung nước cho bé bằng cách cho bú nhiều hơn

Vì trẻ 1 tháng tuổi chưa uống được nước nên bú là giải pháp bổ sung nước duy nhất, do đó nếu trẻ bị đờm, bạn hãy cho bé bú nhiềuh ơn một chút, tình hình sẽ được cải thiện.

Vỗ rung long đờm cho trẻ

Đây là một phương pháp khá hiệu quả để loại bỏ đờm trong cổ họng của trẻ, tuy vậy cần để trẻ cứng cáp một chút. Bạn chỉ nên thực hiện khi trẻ ở những ngày cuối của tháng 1 trở đi, và phải thực hiện nhẹ nhàng.

  • Đầu tiên, bạn đặt bé nằm xấp với tư thế đầu hơi chúi xuống.
  • Tiếp đó, khum bàn tay và vỗ nhẹ vào phần lưng ở giữa hai bả vai.
  • Thực hiện nhẹ nhàng và liên tục, việc này sẽ kích thích bé ho, qua đó giúp tống khứ đờm ra khỏi cổ họng.
Hữu ích dành cho bạn  Cách chữa ho có đờm cho trẻ dưới 1 tuổi

Với cách làm này, bạn cần thực hiện khi bé đang đói, bởi tư thế vỗ có thể khiến bé bị ọc sữa nếu vừa bú xong.

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

Nguyên nhân dẫn tới đờm chính là do bụi bẩn, bởi vậy việc giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, tránh xa bụi bẩn, khói thuốc sẽ phần nào giúp trẻ hạn chế việc bị đờm.

Do vậy, bạn hãy thường xuyên vệ sinh phòng, đảm bảo cho trẻ một môi trường sinh sống đầy trong lành nhé.

Lời kết

Bị ho có đờm tuy không nguy hiểm nhưng khiến bé khó chịu, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và khả năng phát triển của trẻ, nhất là trong giai đoạn 1 tháng tuổi nhạy cảm.

Hy vọng qua bài viết này, các mẹ đã có đủ kinh nghiệm để giải quyết vấn đề khi trẻ 1 tháng tuổi không may bị đờm.

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top