Mề đay là một trong những bệnh ngoài da phổ biến, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và bất kỳ loại da nào. Người mắc phải bệnh này sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt cũng như tình thần của họ. Vậy bệnh mề đay có lây không? Cùng Huong.vn tìm hiểu để chăm sóc sức khỏe bản thân mình nhé!

Tổng quan về căn bệnh mề đay

Bệnh mề đay là gì?

Mề đay hay còn được dân gian hay gọi với cái tên phong ngứa. Là hiện tượng da phát ban, sưng phù do các niêm mạc và mao mạch bên dưới da phản ứng lại với nhiều tác nhân gây dị ứng. Đặc trưng khi mắc phải loại bệnh này chính là da xuất hiện các nốt sần gây ngứa ngáy, khó chịu.

Các nốt sần này có hình dạng và kích thước đa dạng, có thể là hình tròn, hình bầu dục, hình vòng và kích thước từ những chấm nhỏ cho đến mảng to. Một khi hiện tượng này xuất hiện sẽ khiến vùng da đỏ ửng, da phồng, dày lên và không thuyên giảm nếu chúng ta càng gãi hay cào nó.

Mề đay có lây không
Mề đay có lây không?

Theo nghiên cứu có đến 20% dân số thế giới mắc phải căn bệnh mề đay này. Cụ thể chúng được chia làm 2 loại đặc trưng:

Phân loại Đặc điểm
Mề đay cấp tính Tính trạng kéo dài < 6 tuần

Các nốt sần xuất hiện đột ngột tại vùng da hoặc lan rộng

Gây phù mạch, ngứa và đau

Mề đay mạn tính Là giai đoạn tiếp theo của mề đay cấp tính

Phát ban, nổi mẩn ngứa có màu hồng hay trắng nhạt trên da

Gây nóng rát và ngứa cho bệnh nhân

Lâu dần gây các biến chứng về cơ quan hô hấp, đau nhức cơ, nôn mửa, tiêu chảy,…

Nguyên nhân gây ra bệnh mề đay

Một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh mề đay là khi cơ thể tiếp xúc với các thực phẩm hay hoá chất gây ra hiện tượng dị ứng như: Phấn hoa, lông thú cưng, mỹ phẩm, bụi bẩn,…Lúc này, một loại protein mang tên histamine được cơ thể phóng ra cùng các chất trung gian khiến mạch máu bị giãn nở và hiện tượng phù mạch diễn ra. Lâu dần sẽ hình thành các vết sưng phù to nhỏ trên bề mặt da và gây ra cảm giác ngứa rát khó chịu.

Nguyên nhân bệnh mề đay
Bệnh mề đay gây ngứa ngáy, đỏ rát

Nổi mề đay có lây không? Đa số tác nhân gây nên bệnh mề đay là do chịu phải các tác nhân bên ngoài nhưng mắc phải do lây lan là chưa từng xảy ra. Mặc khác, yếu tố gây ra bệnh mề đay còn rất đa dạng, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà có thể gặp phải những nguyên nhân dưới đây: 

  • Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc cao huyết áp
  • Dị ứng với thực phẩm như trứng, sữa tươi,…
  • Các chất bảo quản, phụ gia có trong thực phẩm
  • Lông động vật
  • Do sự thay đổi thời tiết, nóng lạnh thất thường
  • Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài
  • Sử dụng các loại mỹ phẩm không hợp với da, gây kích ứng
  • Nhiễm vi khuẩn do cảm cúm, viêm khớp dạng thấp, bệnh celiac và lupus ban đỏ hệ thống
  • Mặc áo quần ẩm ướt hay chật chội trong thời gian dài

Những dấu hiệu khi bị mề đay

Dấu hiệu để nhận biết gặp phải bệnh mề đay có nhiều điểm tương tự với bệnh ngoài da khác. Cùng điểm qua một số triệu chứng dưới đây để có biện pháp khắc phục kịp thời nhé! 

  • Trên da bắt đầu xuất hiện các nốt nhỏ màu trắng, xung quanh đỏ hoặc hơi hồng
  • Các nốt sần này có kích thước đa dạng từ nhỏ li ti cho đến nhiều mảng to và dày
  • Ban đầu vùng da bị đỏ ứng và gây cảm giác ngứa ngáy. Việc cào gãi sẽ làm chúng tổn thương và sưng phồng lên nhiều hơn kèm theo đó là cảm giác bỏng rát. Vì vậy mà bạn không nên cào gãi trên các nốt sần đó.
  • Các nốt sần này xuất hiện và lan rộng rất nhanh, sau đó kéo dài khoảng vài giờ và biến mất.
  • Sau khi khỏi bệnh, da của bẹn sẽ về lại trạng thái ban đầu. Tuy nhiên hiện tượng này có thể xuất hiện lại bất cứ lúc nào.
Dấu hiệu bị mề đay
Bệnh mề đay gây da đỏ rát và ngứa

Bệnh mề đay có nguy hiểm không?

Nổi mề đay có nguy hiểm không? Thực tế các trường hợp gặp phải bệnh mề đay đều lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng được chữa trị thành công. 

Mặc khác nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời sẽ dễ bị tụt huyết áp và rơi vào trạng thái nguy kịch đối với mề đay mạn tính. Đặc biệt kèm theo các triệu chứng như nôn mửa, sưng phù mặt, môi, ngứa lưỡi và cổ họng và nhiều biến chứng như:

  • Vùng da bị nổi mày đay bị nhiễm trùng và có nguy cơ bị hoại tử do bị tổn thương, trầy xước khi khi cào gãi.
  • Sốc phản vệ: Mề đay thật sự nguy hiểm khi có hiện tượng sưng phù ở cổ họng gây bít tắc đường thở, sốt cao, truỵ tim. Nếu không được sơ cứu trong vòng 4 phút có thể dẫn đến tử vong.
Hậu quả bệnh mề đay
Da đỏ rát khi bị mề đay

Mề đay có lây không?

Bệnh mề đay có lây không? Có rất nhiều thắc mắc về sự lây lan của căn bệnh này thì đáp án là không nhé! Trên thực tế mề đay không phải bệnh truyền nhiễm và không có dấu hiệu lây nhiễm.

Tuy bệnh không lây lan và hầu như không nguy hiểm lớn đến tính mạng nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Thay vì chủ quan, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức về dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị. Điều này giúp bạn tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời kiểm soát được tình trạng sức khoẻ nếu mắc phải bệnh mày đay này. 

Bệnh mề đay
Bệnh mề đay gây nổi mẩn đỏ

Đối với trường hợp nhiều người tiếp xúc và bị lây lan thì có thể là bạn không phải bị mày đay. Lúc này bạn nên thăm khám trực tiếp tại cơ sở y tế để kịp thời phát hiện các bệnh lý và có biện pháp chữa trị kịp thời nhé!

5 cách chữa trị khi bị bệnh mề đay

Nổi mề đay có lây không? Tuy bệnh mề đay không có khả năng lây lan cũng như nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên việc trang bị những phương pháp chữa trị tại nhà sẽ giúp bạn tránh những phiền phức mà căn bệnh này mang đến. Cùng mình tìm hiểu cách chữa trị bệnh mề đay hiệu quả nhé!

Loại bỏ các tác nhân gây bệnh

Nhiều người vẫn thắc mắc rằng bị mày đay có lây không và cho rằng bị nguyên nhân chính của bệnh là do lây truyền. Thực tế, các tác nhân gây bệnh vô cùng đa dạng, thay vì cứ đâm đầu vào sử dụng vô vàng loại thuốc hay sử dụng các phương pháp truyền miệng không hề xác thực, có nguy cơ gây tác dụng phụ cho cơ thể.

Điều quan trọng chính là xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Đầu tiên bạn nên nhớ lại bản thân đã tiếp xúc với thực phẩm, mỹ phẩm lạ hay những tác nhân khác có nguy cơ gây bệnh như: côn trùng cắn, tiếp xúc ánh sáng mặt trời, dùng thuốc điều trị mới,…

Nguyên nhân gây bệnh
Bị mày đay do bụi bẩn

Sau khi đã xác định thành công nguyên nhân gây bệnh, bạn nên có những phương pháp cách ly hiệu quả, hạn chế tạo điều kiện để bệnh nghiêm trọng hơn và kiểm tra tại cơ sở y tế nếu có bất kỳ triệu chứng nào như: sưng phù mặt, môi, mắt, lưỡi và chóng mặt, khó thở,…

Sử dụng dung dịch chống ngứa

Khi bị mề đay thì việc cào gãi trên khiến da bị tổn thương là điều khó tránh khỏi. Để giảm thiểu tình trạng này bạn nên thường xuyên vệ sinh vùng da nổi mẩn bằng dung dịch chống ngứa. Một số dung dịch được sử dụng phổ biến đối với người bị mày đay như là: Tắm nước mát, baking soda, bột yến mạch,..

Dùng baking soda trị mày đay
Baking soda

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ một phần cải thiện tình trạng ngứa rát và làm dịu vùng da bị tổn thương. Nếu các dấu hiệu bệnh vẫn cứ tiếp diễn bạn nên xác định lại nguyên  nhân gây bệnh và cách ly với chúng.

Chườm lạnh giảm nổi mày đay

Chườm lạnh là một trong những biện pháp giảm mày đay mang lại hiệu quả mà nhiều người vẫn hay áp dụng. Việc chườm đá có tác dụng làm dịu da, giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và tránh việc cào gãi gây tổn thương cho da. Tuy nhiên, bạn nên chườm lạnh trong thời gian ngắn, tối đa 10 phút hoặc cho đá vào túi vải dày để hạn chế tình trạng bỏng lạnh cho da.

Chườm lạnh trị mày đay
Chườm đá

Chữa mề đay bằng nha đam

Gel lô hội có tác dụng gì? Triệu chứng do mề đay gây ra sẽ không còn đáng sợ khi bạn biết đến phương pháp điều trị bằng lô hội. Trong thành phần lô hội chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho da có mặt trong nhiều loại mỹ phẩm nổi tiếng. Đặc biệt với thành phần Vitamin E giúp giảm cảm giác ngứa ngáy, làm dịu và phục hồi da một cách nhanh chóng. 

Nha đam trị ngứa do mày day
Sử dụng nha đam

Trong trường hợp viêm da do bệnh mề đay, dị ứng,…đều có thể dùng lô hội để giảm đi các tình trạng sưng phồng, da đỏ rát. Tuy nhiên, vẫn có nhiều tình trạng có cơ địa dị ứng với lô hội. Để chắc chắn bạn nên sử dụng lô hội trên một vùng da nhỏ trước khi sử dụng trên bộ phận bị nổi mẩn nhé!

Sử dụng thuốc

Một khi việc sử dụng các phương pháp thông thường vẫn không thể khắc phục được tình trạng bỏng ngứa do mề đay gây ra thì bạn nên sử dụng đến thuốc điều trị. Tuy nhiên nên đến thăm khám trực tiếp và được bác sĩ chuyên khoa tư vấn sử dụng thuốc để đạt hiệu quả điều trị cũng như tránh tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.

  • Histamin: Nếu bạn rơi vào tình trạng mày đay nghiêm trọng thì ngoài những biện pháp đơn giản phía trên bạn có thể sử dụng thuốc để điều trị. Histamin với tác dụng làm giảm ngứa rát, khó chịu và giảm thiểu thời gian gây bệnh trên nền da.
  • Thuốc benadryl: Giảm mẩn, ngứa rát vô vùng hiệu quả và gây cảm giác buồn ngủ ngay sau khi uống.
  • Thuốc bôi ngoài da calamine: Làm dịu da, giảm sưng phù một cách nhanh chóng.
  • Thuốc cetirizine, loratadine, fexofenadine,…Dùng được cho người bị mày đay nặng, giảm ngứa rát hiệu quả và không gây tác dụng phụ.
Dùng thuốc trị mày đay
Dùng thuốc

Vậy là cuối cùng Huong.vn cũng đã giải đáp thành công thắc mắc mề đay có lây không mà nhiều bạn vẫn đang phân vân. Tuy mề đay có thể kiểm soát được nhưng bạn nên thăm khám khi phát hiện những dấu hiệu lạ. Và đừng quên chia sẻ những thông tin dưới đây để những người xung quanh biết đến nhé

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

Hữu ích dành cho bạn  1 quả trứng gà bao nhiêu calo? Ăn trứng gà sống có tốt không?

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top