Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở hầu hết mọi đối tượng, đặc biệt đối với “bà bầu” khi thói quen ăn uống và nội tiết thay đổi làm cho cơ thể chưa kịp thích nghi dẫn đến tình trạng bầu bị tiêu chảy. Vậy khi gặp phải vấn đề này, các bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì để an toàn và nhanh khỏi. Hãy để Huong.vn giúp bạn nhé!

Giới thiệu bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nên hãy cùng trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết để phòng ngừa và có biện pháp xử lý kịp thời.

Triệu chứng tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy hay còn gọi là ỉa chảy là tình trạng đi ngoài nhiều lần, phân lỏng kèm nước bất thường. Đi kèm với các triệu chứng sau:

  • Đầy bụng, sôi bụng
  • Đi ngoài liên tục, nhiều lần, ban đầu phân lỏng và kèm theo nước
  • Nôn thức ăn hoặc nước trong
  • Chuột rút
  • Cơ thể có biểu hiện mất nước: khát nước, da khô, tiểu tiện ít, tay chân lạnh,…
  • Luôn trong tình trạng mệt mỏi 
  • Sốt cao
  • Đau dữ dội ở phần bụng

Phân loại tiêu chảy

Dựa trên nhiều yếu tố khác nhau để chúng ta phân loại và có những biện pháp chữa trị kịp thời. Đặc biệt hơn là với các đối tượng như bà bầu , trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thì cần có cách xử lý phù hợp và an toàn.

Tiêu chảy cấp tính  Tình trạng xuất hiện đột ngột, kéo dài khoảng 1 tuần với triệu chứng đi ngoài phân lỏng kèm theo nước. Một ngày sẽ đi ngoài từ 3-4 lần. Tiêu chảy cấp tính xuất hiện khi cơ thể nạp vào lượng thức ăn không phù hợp hoặc bị nhiễm khuẩn.
Tiêu chảy mãn tính  Trong trường hợp này, bệnh kéo dài hơn so với cấp tính từ 2 đến 3 tuần. Nếu bạn là người có hệ miễn dịch yếu, thì đây sẽ là một vấn đề nghiêm trọng và cần phải có biện pháp chữa trị kịp thời
Tiêu chảy thẩm thấu  Tình trạng này xảy ra khi cơ thể giảm hấp thu chất điện giải và dinh dưỡng. Tùy vào mức độ nhẹ đến vừa, lượng phân sẽ tăng lên. Tiêu chảy thẩm thấu sẽ dừng lại khi chúng ta dừng ăn những thực phẩm không an toàn.
Tiêu chảy xuất tiết  Đây được xem là trường hợp nghiêm trọng,trong tiêu chảy xuất tiết đây là tình trạng rối loạn chuyển tải ion trong các tế bào mô ruột, làm tăng bài tiết và giảm hấp thu trong cả hai trường hợp. Trong tình trạng này, người bệnh cần phải có sự can thiệp của các dụng cụ y tế.
Hữu ích dành cho bạn  Những đối tượng nào, ai nên dùng Đông Trùng Hạ Thảo

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở bà bầu

Xuất phát từ những thực phẩm không rõ nguồn gốc, nguồn nước không an toàn, thói quen ăn uống không vệ sinh,…Từ đó, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có hại phát triển, dẫn đến một số trường hợp như: 

  • Nhiễm vi sinh vật gây bệnh đường ruột (vi trùng, vi rút, ký sinh trùng, vi nấm)
  • Rối loạn vi sinh thường trú đường ruột
  • Không hấp thụ đường (tiêu chảy do nhiễm trùng)
  • Ngộ độc thực phẩm (do chất trong thức ăn hoặc các độc tố trong vi sinh vật)
  • Hội chứng ruột kích thích (với thể loại tiêu chảy, không phải do nhiễm trùng)
  • Viêm đại tràng 

Ngoài ra, trong giai đoạn này các bà bầu thường có thói quen bổ sung vitamin cho cơ thể, thói quen này được đánh giá là tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ thì nguy cơ bầu bị tiêu chảy cũng rất cao.

Tiêu chảy khi mang thai có thật sự nguy hiểm?

Nếu tiêu chảy trong tháng cuối thai kỳ, diễn ra từ 1-2 ngày kèm theo co thắt kéo dài thì không có gì đáng lo ngại. Đây là dấu hiệu chuyển dạ bạn sắp sinh em bé. Tuy nhiên, dù trong bất kì trường hợp nào, việc bầu bị tiêu chảy gây ra không ít những khó khăn và nguy hiểm nhất định cho các mẹ bầu. Việc không am hiểu kiến thức, hay có những chủ quan khi bầu bị tiêu chảy có thể dẫn đến một số vấn đề đáng lo ngại đấy. Vậy tại sao chúng ta không trang bị kiến thức ngay bây giờ để bệnh tiêu chảy không còn là mối lo của hầu hết các mẹ bầu nữa. Hãy để Huong.vn giúp bạn tìm hiểu bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì để an toàn và nhanh khỏi nhé.

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì để hiệu quả?

Tiêu chảy ở bà bầu
Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì

Thường những bà bầu bị tiêu chảy sẽ bị mất nước, dễ dàng kiệt sức. Vì vậy, chúng ta cần phải bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi, nhưng cũng có một số chú ý với một số thực phẩm không phù hợp trong giai đoạn bầu bị tiêu chảy. Nếu bạn là những ông bố đang băn khoăn, tìm hiểu khi bị tiêu chảy bà bầu nên ăn gì để bổ sung cho mẹ và bé thì đây là bài viết dành cho bạn rồi đấy. 

Hữu ích dành cho bạn  33 cách làm các món ăn sáng lành mạnh cho ngày mới

Cơm trắng

 

Cơm trắng
Cơm trắng

Không thể phủ nhận độ an toàn của món cơm trắng, là món ăn mà mỗi gia đình Việt không thể thiếu trong bữa ăn. Do chứa hàm lượng tinh bột cao, vì thế cơm trắng được xem là “món ăn vàng” để cải thiện và hỗ trợ đường ruột kết hiệu quả. 

Cháo trắng

Chẳng may bệnh tiêu chảy, khiến bà bầu mệt mỏi không muốn ăn cơm. Thì bạn có thể thay thế bằng cháo trắng. Cháo rất dễ tiêu hóa, làm cho dạ dày dễ dàng hoạt động hơn. Ngoài ra, trong cháo chứa lượng nước rất lớn vừa tốt cho hệ tiêu hóa vừa bù nước cho cơ thể.

Khoai lang, khoai tây nghiền

Khoai lang, khoai tây
Khoai lang, khoai tây

Trong khoai lang và khoai tây có hàm lượng chất xơ cao, vì vậy hai loại củ này sẽ giúp cải thiện vấn đề tiêu hóa và sức khỏe đường ruột cho bầu bị tiêu chảy. Khoai lang còn chứa sắt, một số khoáng chất rất tốt trong việc thúc đẩy khả năng sinh sản và còn rất hữu ích trong việc ngăn ngừa táo bón, vậy nên chúng ta có thể bổ sung nó mỗi ngày với một lượng vừa đủ để phòng ngừa.

Trứng gà

Trứng gà có dinh dưỡng cao như choline, lutein, zeaxanthin, omega-3, protein,… Hãy bổ sung cho bà bầu thực phẩm này ngay trong khẩu phần ăn để không bị mất sức khi bị tiêu chảy. Lưu ý chỉ ăn 2-3 quả/ tuần vừa đủ chất dinh dưỡng thôi nhé.

Cà rốt

Trong cà rốt có lượng chất xơ thích hợp, việc bổ sung cà rốt thường xuyên giúp bà bầu cải thiện tình trạng bị tiêu chảy đáng kể. Ngoài ra, cà rốt cũng giúp bạn hạn chế các vấn đề về tiêu hóa khác. Đồng thời, cà rốt còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa chuột rút khi mang thai.

Xoài

Xoài chứa nhiều vitamin C giúp điều hòa việc tiêu hóa, giảm táo bón trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra, vitamin A trong xoài là dưỡng chất rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Bạn nên chọn những quả xoài đã chín, ngọt không quá xanh và chua để bổ sung cho bà bầu.

Táo

Táo là một trong những trái cây tốt cho bà bầu, trong táo chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển như: vitamin A, vitamin C, chất xơ,..

Hữu ích dành cho bạn  Cây xạ đen trị bệnh gì? Uống xạ đen hàng ngày có tốt không? 

Hồng xiêm 

Loại quả này đặc biệt rất tốt cho các bà bầu và mẹ cho con bú. Cung cấp chất điện giải và collagen cho cơ thể. Hồng xiêm còn giúp bạn đối phó với các hiện tượng chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, kiết lỵ.

Bổ sung nước và điện giải

Đây là điều rất quan trọng nếu bầu đang bị táo bón, khi bị táo bón cơ thể thường bị mất nước dẫn đến da khô, mệt mỏi. Nên điều quan trọng là bạn hãy thường xuyên uống nước để tránh các trường hợp trên nhé.

Nước dừa

Nước dừa
Nước dừa

Uống nước dừa khi mang thai không chỉ là cách giúp các mẹ bổ sung nước, mà còn giúp tăng tuần hoàn máu và lượng nước ối. Đồng thời giúp giảm các triệu chứng như tiêu chảy, ốm nghén,…Từ tháng 4 trở đi bà bầu nên uống nước dừa vào buổi sáng hoặc buổi trưa để tốt cho sức khỏe, và chỉ nên uống 1ly/ngày.

Bà bầu bị tiêu chảy nên làm gì?

Đây là triệu chứng xảy ra hầu hết ở mọi người trong mọi độ tuổi. Vì vậy, khi không may bầu bị tiêu chảy thì bạn đừng quá lo lắng nhé. Dưới đây là một số mẹo của Huong.vn viết cho bạn:

  • Hãy giữ cho mẹ một tinh thần thoải mái để tránh ảnh hưởng đến trạng thái của bé
  • Ăn chín uống sôi: tránh các thực phẩm còn sống hay nấu chưa chín như: bò tái, trứng gà sống,..hay ôi thiu, đã qua nhiều ngày
  • Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mẹ và bé như: vitamin D, A, C. Và một số chất như sắt, kẽm,..
  • Bảo đảm vệ sinh: các sản phẩm chưa rửa sạch có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể
  • Chế độ vận động: Tập thể dục cũng là phương thức giải tỏa căng thẳng, làm cho cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, đồng thời giúp việc vượt cạn nhẹ nhàng hơn. Bà bầu có thể thực hiện các bài tập nhẹ hay đi bộ từ 10-15 phút mỗi ngày tùy vào tình trạng sức khỏe. 
  • Không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Việc tự ý mua thuốc ngoài sử dụng có thể gây nguy hiểm đến thai nhi của bạn.
  • Đến ngay cơ sở y tế, nếu triệu chứng của bạn kéo dài hay bất thường như: đi ngoài ra máu, sốt cao trên 38 độ C, nhịp tim đập nhanh,..

Trên đây là những thông tin cho bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì và làm gì để mẹ tròn con vuông. Mong rằng các mẹ bầu hay những ai đang chăm sóc bà bầu sẽ có đủ kinh nghiệm để xử lý khi bà bầu gặp phải tình trạng bị tiêu chảy.

Cửa hàng Sức khỏe Hương Việt Nam 

Địa chỉ: 17 Nguyễn Khoái, Đà Nẵng

Hotline: 0789277892

Google Map: https://goo.gl/maps/cAXCrofVdDshYLHX8

Website: https://huong.vn

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top