Từ xưa đến nay, quế chi được sử dụng khá phổ biến trong việc chế biến món ăn. Tuy nhiên, trong y học loại cây này cũng góp mặt trong nhiều đơn thuốc có tác dụng điều trị nhiều bệnh khác nhau. Vậy quế chi có tác dụng gì? Cùng Huong.vn tìm hiểu để biết thêm về loài dược thảo này nhé!
Quế chi là gì?
Đặc điểm nhận dạng
Quế chi thuộc loại thực vật có hoa thuộc họ long não – Lauraceae, được biết đến với nhiều cái tên khác nhau như quế đơn, quế bì, liễu quế,… Lại cây này ưa sáng, thích hợp phát triển trong môi trường nhiệt đới nóng ẩm.
Thân gỗ lớn, có độ cao trung bình từ 10 đến 20 mét và tuổi thọ có thể lên đến hàng trăm năm, lớp vỏ thân nhẵn, màu nâu nhạt. Rễ của cây cực kì phát triển, đây cũng là trang bị của cây để chống lại mưa bão. Lá của cây có cuống to và ngắn, mọc so le, phiến lá vừa cứng vừa dài. Mặt trên của lá nhẵn, màu lục sẫm và có 3 gân hình cung, mặt dưới của lá có màu xám sẫm.
Ngoài ra hoa mọc nhiều ở đầu cành và xen ở kẽ lá, kết thành chùm có độ dài từ 7 đến 15cm. Hoa có màu vàng nhẹ, mỗi hoa có 4 cánh, thông thường hoa quế chi xuất hiện và nở rộ từ tháng 4 đến tháng 7.
Phân bố và thu hái
Thông thường, quế đơn thường mọc dại tại các rừng nguyên sinh có độ cao từ 500m đến 700m. Ngoài ra còn được trồng ở nhiều khu vực địa phương, các tỉnh thành nước ta như Cao Bằng, Yên Bái, Tuyên Quang,…Tuy ở những khu vực này không nổi tiếng về truyền thống làm thuốc nhưng việc trồng trọt dược phẩm vô cùng phổ biến.
Về thu hoạch, quế đơn được thu hái vào mùa xuân hoặc mùa hè. Có nhiều phương pháp sơ chế nhưng đa số người dân thường bỏ lá lấy thân và cành sấy khô. Đối với thân cây to, nhân lúc quế đơn còn tươi thì lọc lấy vỏ phơi trong bóng râm hoặc nắng nhẹ để vỏ xoăn thành cuộn và không bị giòn nát. Cũng theo cách này, quế đơn được bảo quản kĩ càng và xuất khẩu đi nước ngoài.
Thành phần dược tính
Thông thường trong tinh dầu quế chi chiếm phần lớn aldehyd cinnamic với khoảng 80 – 95%. Với nhiều công dụng khác nhau như chống vi khuẩn, chống nấm, tránh tiểu đường. Đặc biệt được sử dụng khá nhiều trong việc tạo hương trong ngành thực phẩm.
Ngoài ra, trong quế chi còn có cinnamil acetae, trans-acid cinnamic, phenylpropyl acetat, coumarin, β-sitosterol, cholin, acid protocatechuic, acid vanilic, acid syringic..
Theo nghiên cứu, loài cây này được biết chứa nhiều hoạt chất diterpen, là một trong những chất có tác dụng bổ thể được gọi là cinnacassiol. Được sử dụng trong y học dân gian cũng như thành phần trong nhiều thực phẩm chức năng giúp bổ thể.
Quế chi có tác dụng gì trong điều trị bệnh?
Quế chi có tác dụng gì? Chắc hẳn mọi người vẫn còn thắc mắc ngoài công dụng làm hương liệu trong chế biến thực phẩm thì quế đơn còn có tác dụng gì trong điều trị bệnh. Hay ngẫu nhiên mà loại cây này được cho là dược thảo. Cùng điểm qua một số lợi ích mà loài cây này mang lại cho y học nhé!
Giãn mạch, làm ra mồ hồi
Việc sử dụng quế chi có tác dụng làm ra mồ hôi. Ngoài ra, hàm lượng tinh dầu có trong quế chi còn có tác dụng giãn mạch, bổ thể, tăng cường tưới máu ngoại vi, điều hòa tuần hoàn tuyến dịch. Đây cũng chính là lợi ích giúp loại dược liệu này có công dụng trong hạ sốt.
Công dụng hạ sốt, cảm phong hàn
Vì quế chi có tính ấm, trị hàn nên có thể sử dụng để hạ sốt, hạ thân nhiệt và nhiệt độ trên da. Đồng thời dịch quế chi làm giãn mạch dưới da, tăng khả năng tán nhiệt làm giảm các triệu chứng sốt, đau đầu, đau bụng cực kì hiệu quả.
Đối với cảm phong hàn, việc dùng quế chi thang sẽ có tác dụng rõ ràng và nhanh chóng hơn. Kết hợp quế chi cùng nhiều dược thảo khác như bạch thược, cam thảo, đại táo, sinh khương,…Bài thuốc có tác dụng điều trị chứng cảm phong hàn 4 mùa và đặc biệt là mùa đông.
Chống viêm và chống dị ứng
Quế chi có tác dụng gì? Đối với tình trạng dị ứng, mẩn ngứa, lúc này dịch nước quế chi ức chế các tác nhân gây viêm cấp, làm giảm mạnh tính thấm thành mạch. Sử dụng quế chi làm phương pháp ngăn ngừa mẩn ngứa, dị ứng được sử dụng khá phổ biến trong dân gian.
Kháng vi sinh vật gây bệnh
Theo nghiên cứu, trong hàm lượng tinh dầu quế chi có chiếm đến 95% aldehyd cinnamic. Hoạt chất này hoạt động như chất chống lại vi khuẩn, ngăn chặn hơn 50% sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng. Đặc biệt, ức chế cực kì hiệu quả sự phát triển của vi khuẩn và các mầm bệnh khác trong lưỡi. Ngoài ra, aldehyd cinnamic ngăn ngừa một số vi khuẩn gram dương và gram âm, nấm bao gồm nấm men, nấm mốc filamentos và nấm da.
Một số công dụng khác
- Chữa cảm mạo – tác dụng của quế chi
- Chữa thấp khớp mạn tính thể hàn
- Chữa viêm khớp dạng thấp đang tiến triển
- Chữa viêm phế quản mạn tính
- Chữa hen phế quản khi hết cơn
- Chữa viêm loét dạ dày – tá tràng.
- Chữa bế kinh, chậm kinh, đau bụng kinh
- Chữa nôn mửa khi có thai
Một số lưu ý khi sử dụng dược liệu quế chi
Có thể thấy, công dụng của quế chi thật sự đa dạng. Tuy nhiên việc lạm dụng và sử dụng khi không thực sự hiểu biết sẽ mang lại nhiều hậu quả khó lường. Cùng điểm qua một số lưu ý khi sử dụng quế chi để mang lại hiệu quả tốt nhất nhé!
Phụ nữ mang thai | Vì quế chi có tính cay, khiến tử cung bị co thắt, phụ nữ mang thai khi sử dụng quế chi sẽ có nguy cơ sản thai |
Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt | Quế chi có tính cay và ấm, việc sử dụng ngay trong chu kỳ kinh nguyệt khiến cơ thể bị nóng và kinh nguyệt có thể ra nhiều hơn bình thường. |
Người đang có các bệnh lý về gan | Người bị gan khi sử dụng quế chi khiến gan nóng hơn, các bệnh về gan có thể tái phát. |
Trường hợp đang bị sốt cao | Khi sử dụng quế chi sẽ gặp một số tác dụng phụ như nóng trong người, cảm giác khó thở, nhịp tim tăng đột ngột. |
Mặc dù quế chi xuất hiện khá nhiều trong dân gian. Tuy nhiên, công dụng của nó không bao giờ là ngừng đa dạng. Chính vì thế mà ngay trong nền y học Việt Nam vẫn có sự góp mặt của thảo dược này. Hi vọng qua bài viết này, Huong.vn đã phần nào trả lời được câu hỏi quế chi là gì? Quế chi có tác dụng gì?
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả