Nấm da mặt tưởng chừng như một bệnh lý thông thường nhưng thực chất thì tìm ẩn nhiều tác hại nghiêm trọng. Ở mức độ nhẹ, nấm da chỉ cản trở sự giao tiếp hàng ngày cũng như ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhưng nó sẽ khác nếu mức độ ngày càng nặng hơn. Nhiễm khuẩn nấm da gây gây ngứa ngáy, khó chịu nên nhiều người đã tìm một số biện pháp chữa trị vội vàng và hậu quả là phản tác dụng ngược trở lại. Nếu bạn vô tình mắc phải chứng bệnh này và chưa tìm đúng cách điều trị thì hãy theo chân Huong.vn tìm hiểu ngay các cách trị nấm da mặt tại nhà dưới đây nhé!
Đặc điểm của bệnh nấm da mặt
Nấm da mặt là gì?
Nấm da mặt là bệnh xảy ra ở vùng thượng bì của da, do một loại nấm ký sinh trên da lâu ngày gây nên. Nấm kí sinh ban đầu chỉ là những sợi riêng biệt, về sau chúng sẽ liên kết lại với nhau và tạo thành các mảng nấm lớn trên mặt.
Môi trường ưa thích của nấm ký sinh là những vùng ẩm ướt, có nhiều mồ hôi, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Đòi hỏi mọi người cần tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị sớm hơn để không bị nhiễm khuẩn trên da mặt.
Dấu hiệu nhận biết
Nấm da mặt rất dễ được nhận biết bằng một số dấu hiệu sau đây:
- Vùng đỏ trên da và có một số mụn mủ, mụn bọc.
- Dù đã rửa sạch mặt nhưng vẫn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
- Có một số chỗ bị viêm loét, chảy mủ.
- Cảm giác nóng mặt, sờ vào rất khô ráp và dễ bị bong tróc.
- Thường xuất hiện 2 loại phổ biến là hắc lào và lăng ben. Nên nếu nắm rõ được trạng thái của 2 chứng bệnh này, bạn sẽ dễ dàng phát hiện nấm da mặt được.
Nguyên nhân gây nên nấm da mặt
Không đơn giản như mụn, nấm da mặt rất dễ lây truyền cho người khác, chủ yếu qua 4 con đường là :
- Người qua người
- Động vật qua người
- Bị nấm ký sinh trực tiếp
- Dùng chung đồ vật với người bị nấm da
Vậy đâu là nguyên nhân, hãy cùng Hương.vn điểm danh những lý do chính gây ra nấm da sau đây nhé.
Ăn ở không hợp vệ sinh
Việc giữ vệ sinh cơ thể luôn quan trọng không chỉ giúp cơ thể trông nhẹ nhàng, thoải mái mà còn tránh được các vi khuẩn gây bệnh. Đâu là nguyên nhân dẫn đến nấm da do mất vệ sinh:
- Không tắm rửa đều đặn hàng ngày và gội thường xuyên
- Không rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc khi ăn uống xong
- Để tóc ướt và đi ngủ
- Mặc quần áo quá chật so với trọng lượng của cơ thể
- Không mang dép, đi chân trần và không lau sạch mồ hôi sau khi tập thể dục xong
Lạm dụng quá nhiều mỹ phẩm
Những sản phẩm mà bạn sử dụng mỗi ngày như sữa tắm, dầu gội đầu, nước rửa chén, nước giặt,…không chỉ đơn giản là đem lại sự tiện lợi mà nó còn chứa nhiều tác hại mà ta không lường trước được. Đa số những loại này thường chứa rất nhiều hoá chất như chất tẩy rửa, chất bảo quản và đang đầu độc da cũng như sức khỏe cơ thể hàng ngày.
Đồng thời tình trạng nấm da mặt ban đầu sẽ càng thêm tồi tệ nếu để chúng tiếp xúc với vùng da bị tổn lâu ngày.
Tiếp xúc với người bệnh bị nấm da
Như đã nói ở trên, bệnh nấm da mặt rất dễ bị lây lan nên bạn cần hạn chế tiếp xúc với đối tượng hay khu vực đã và đang bị các triệu chứng của bệnh lý này. Điều đầu tiên cần tránh là không được sử dụng chung đồ với người đang nhiễm bệnh vì virus có thể bám trên đồ dùng và lây qua cơ thể chúng ta.
Bên cạnh đó, động vật cũng thường bị virus kí sinh, thậm chí còn nhiều hơn ở con người. Do đó, nếu bạn hạn chế tiếp xúc với những con vật này để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Nhiễm trùng nấm da mặt có nguy hiểm không?
Theo thông tin từ Báo Tuổi Trẻ, tác giả Thuy Dương, xuất bản ngày 7/10/2021:
Ngày 6-10, Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết bé B.Y. (8 tuổi, ngụ tại Đồng Nai) ban đầu bị phát ban và lấm chấm ít mụn mủ ở vùng mắt, thái dương trái. Do dịch bệnh, mẹ bé ngại đưa bé đến bệnh viện khám nên ra nhà thuốc kể triệu chứng để được mua thuốc về nhà bôi khiến bé bị tổn thương nặng.
Mọi người thường chủ quan khi bị nấm da mặt và có suy nghĩ rất đơn giản về chứng bệnh này. Nấm da mặt mang tính di truyền, đồng thời chúng sẽ lan nhanh ra khắp mặt một cách nhanh chóng nếu không có cách điều trị kịp thời. Không chăm sóc kĩ cộng với việc phải chịu tác động từ môi trường nên nấm da mặt rất dễ để lại sẹo.
Một số trường hợp bị nấm ở quanh vùng mắt hoặc miệng thì sẽ gây nguy hiểm hơn như mờ mắt, tác độ đến các dây thần kinh trên mặt dễ bị tình trạng méo mặt. Bên cạnh đó nó còn kèm theo một số triệu chứng như viêm nhiễm, sần sùi, nổi mụn.
Ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng nấm da mặt, nhất là lúc nhiễm khuẩn sẽ tác động và gây khó chịu cho da. Một số tác hại được nhắc đến sau khi bị nấm sau đây:
- Ngứa
- Nóng rát
- Vết loét
- Các mảng da khô
- Mụn nhọt, đây là hậu quả tương đối nặng vì tìm cách điều trị mụn nhọt rất khó khăn
Một số bệnh nấm da phổ biến hiện nay
Nấm da mặt chỉ là một trong số các chứng bệnh về da hiện nay, sau đây là một số bệnh nấm da mà chúng ta không thể xem thường:
Nấm da đầu | Là những nốt sần nhỏ nằm phân tán trên da đầu. Càng về sau chúng sẽ tạo thành một lớp màu trắng mỏng và bị bong tróc ra ngoài |
Nấm móng | Candida albicans tác động lên các đầu móng tay, móng chân. Sau một khoảng thời gian ăn mòn, móng bắt đầu có mủ và bị hư |
Nấm kẽ | Là triệu chứng nước ăn chân, xuất hiện nhiều ở những đối tượng lao động tay chân vì họ thường xuyên tiếp xúc với nước. |
Lang ben | Do sự suy giảm miễn dịch, tiết ra nhiều mồ hôi cùng sự tác động của nấm thuộc nhóm Malassezia gây nên. Nấm da ở dạng này thường phổ biến ở tuổi trẻ hơn là người già. Chúng tạo thành một vết thương được đóng vảy màu nâu hoặc nâu vàng |
Hắc lào | Do nấm thuộc nhóm Dermatophytes gây ra. Nó hiện trên da bằng một vòng tròn có màu đỏ rất rõ rệt, rất ngứa và xung quanh viền vết thương có nhiều mụn nước nhỏ li ti. |
Cách trị nấm da mặt tại nhà hiệu quả
Nếu bạn đang bị nấm da mặt ở giai đoạn đầu và không bị nhiễm trùng thì có thể dùng các cách trị nấm da mặt tại nhà. Đây là cách tiết kiệm được nhiều kinh phí điều trị nhất, tiện lợi cao vì chúng được tìm thấy ở khắp nơi, rất dễ dàng để tìm thấy. Trường hợp bệnh nặng hơn thì nên đến bệnh vện điều được thăm khám.
Bôi kem trị nấm da
Bất kì một chứng bệnh ngoài da nào dùng thuốc kê đơn hay không kê đơn thì thuốc bôi bên ngoài vẫn là sự lựa chọn đầu tiên được mọi người nghĩ đến. Một số loại sản phẩm dạng bôi được cho là có hiệu quả với người bị nấm da mặt như Mycelex, nhóm thuốc kháng nấm AZol, Clotrimazol, terbinafine hay naftifine.
Chữa trị bằng chuối xanh
Bước 1: Gọt vỏ, rửa sạch quả chuối xanh và cắt thành từng lát mỏng.
Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ chỗ bị nấm bằng nước ấm.
Bước 3: Lau khô da và đắp chuối lên mặt.
Bước 4: Thực hiện liên tục 2 lần/tuần
Thoa mật ong
Nguyên liệu cần chuẩn bị: mật ong, khăn khô và tăm bông.
Công thức thực hiện:
- Rửa sạch và xông hơi mặt bằng nước ấm
- Lau khô dùng tăm bông chấm mật ong rồi mới thoa lên mặt để tránh nhiễm khuẩn
- Để yên 30 phút và rửa mặt lại với nước ấm
- Lau khô mặt lần nữa và thực hiện các bước dưỡng da tiếp theo
Dùng nước muối sinh lý
Cách trị nấm da mặt tại nhà bằng nước muối có tác khử khuẩn, làm sạch vết thương hiệu quả. Xuất phát từ thiên nhiên nên muối tương đối lành tính, được dùng trong các bữa ăn hàng ngày của gia đình. Muốn điều trị nấm da mặt bằng muối thì ta cần tiến hành những bước làm sau đây:
- Bước 1: Chuẩn bị muối biển nguyên chất, nước, khăn lau
- Bước 2: Vệ sinh tay và những dụng cụ có liên quan đến việc tiếp xúc với vùng bị nấm ký sinh
- Bước 3: Cho muối vào nước rồi hoà tan, không nên để quá mặn
- Bước 4: Dùng khăn bông sạch nhúng vào nước muối và đắp lên vùng mặt khoảng 15 phút
- Bước 5: Cuối cùng là rửa mặt lại với nước ấm
Sử dụng rau răm
Rau răm là một loại rau quen thuộc trong mỗi bữa ăn của gia đình. Thế nhưng chúng ta không hề biết rằng hiệu quả làm đẹp, trị nấm da mặt của rau răm. Để phát huy công dụng của loại này thì cần chuẩn bị nắm lá rau răm vừa đủ. Lấy lá đem cho vô nồi để đun sôi sau khi đã được rửa sạch xong. Khi lá tiết ra hết nước thì vắt lấy nước cốt và nấu cùng với sáp ong thành dạng cao cô đặc. Khi dung dịch đã nguội thì có thể tiến hành thoa lên mặt.
Để đạt kết quả kiên trì thoa liên tục mỗi ngày trong khoảng thời gian 15 phút trước khi đi ngủ. Thực hiện mỗi tuần 3 lần bạn sẽ nhanh chóng thấy được sự thay đổi rõ rệt trên da. Ngoài ra, nếu chịu được mùi hắc của rau răm thì nên xay nhuyễn và sử dụng nguyên nước cốt để hấp thu hết dưỡng chất bên trong từng lá rau răm.
Thoa củ riềng
Những thành phần chủ yếu trong củ riềng có tác dụng kháng viêm, khử trùng, thải độc, chống oxy hóa và điều trị nấm cực kỳ an toàn. Công dụng này là hoàn toàn phù hợp và cần thiết cho những đối tượng đang khó chịu vì bị nấm da mặt.
Cách làm:
Bước 1: Chọn mua củ riềng tươi đem rửa sạch và giã hoặc xay nhuyễn
Bước 2: Vệ sinh mặt thật kĩ càng
Bước 3: Dùng phần nước cốt chắt được đem thoa đều lên mặ
Chế độ ăn uống cho người bị nấm da mặt
Bị nấm da mặt kiêng ăn gì? Đây là câu hỏi khá quan trọng đối với bệnh nhân bị chứng nấm da mặt. Một chế độ đầy đủ dinh dưỡng cũng những nguyên liệu tương thích thật sự là điều cần thiết và rất quan trọng trong quá trình chữa bệnh.
Những loại thực phẩm tốt cho người bị nấm da
Những loại thực phẩm được các chuyên gia khuyên dùng để tăng sức đề kháng cho cơ thể và làn da.
- Ăn nhiều rau củ quả như cà chua, bắp cải xanh, súp lơ, rau má…để hấp thụ nhiều chất vitamin , nhóm này giúp cải thiện các triệu chứng và làm dịu vùng da mặt bị nấm.
- Thay tinh bột bằng các loại giàu protein như trứng, cá, thịt lợn…làm đẩy nhanh thời gian phục hồi tổn thương ở da
- Không quên bổ sung ngũ cốc như ngô, gạo, bột mì, khoai lang…
Ngoài ra, nếu nấm gây ra mụn trên mặt thì cũng nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng cho người bị mụn để đem lại sự thỏa mãn về làn da.
Bị nấm da mặt kiêng ăn gì?
Đối với người bị nấm da mặt,nếu nhanh bớt, khỏi hẳn không để lại sẹo thì nên tránh xa nhóm đồ ăn sau đây:
- Bỏ qua hải sản vì nó có thể gây ngứa thêm và khiến vết thương lâu lành lại
- Trái cây là tốt nhưng trong trường hợp này, dùng nhiều chanh, cam, bưởi…thì bạn sẽ có cảm giác ngứa ngáy hơn vì những loại trái cây này thường chứa rất nhiều vitamin C
- Bên cạnh đó vẫn có một số loại thực phẩm cần né sau đây như dưa muối, sữa chua, thịt gà, thịt bò, rau muống, đồ cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ
Nấm da mặt không nguy hiểm,do quá trình sinh hoạt thiếu lành mạnh, mất vệ sinh của chính bản thân gây ra là chủ yếu. Thế nhưng để lâu dài thì tình trạng này sẽ không khả quan và có thể chuyển biến sang tình trạng nặng hơn. Vì vậy trong cách trị nấm da mặt tại nhà chúng ta phải tiến hành thực hiện một số nguyên tắc trong vấn đề ăn uống. Cần xác định rõ và nhờ sự tư vấn của các bác sĩ để xem loại nào nên ăn và loại nào không nên ăn.
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả