Tiêu chảy rất nguy hiểm, cả với người lớn và trẻ sơ sinh. Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi thì lại càng nguy hiểm do các biểu hiện của trẻ dưới 3 tháng thường rất khó xác định.
Do đó các mẹ phải chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết để đảm bảo an toàn cho bé.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị tiêu chảy.
Cùng bắt đầu nhé.
Dấu hiệu trẻ 2 tháng tuổi bị tiêu chảy
Rất nhiều các mẹ bỉm sữa thấy bé đi ngoài nhiều hơn bình thường thì nghĩ rằng bé bị tiêu chảy, điều này hoàn toàn sai lầm.
Bạn cần biết, trẻ sơ sinh lúc nhỏ thay đổi rất nhanh, và số lần đi ngoài cũng vậy. Số lần đi ngoài mỗi ngày của bé dao động rất lớn nên khó có thể dùng để xác định tiêu chảy.
Nếu bé đi ngoài nhiều hơn bình thường, nhưng phân mềm, không hôi, bé hoạt động lạnh lẹ, bú nhiều, tăng cân đều thì các mẹ không có gì phải lo lắng.

Ngược lại, nếu bé đi ngoài nhiều, phân loãng, gợn gợn và tanh thối, đôi khi bé còn đi ngoài kèm theo máu. Kèm theo đó là các biểu hiện như nôn trớ, lười bú, mệt mỏi, sụt cân, quấy khóc… thì rõ ràng bé đang bị tiêu chảy.
Do đó, các mẹ cần quan sát kĩ để có thể nắm bắt tình trạng sức khỏe của bé.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Ở độ tuổi 2 tháng, dinh dưỡng của bé đến chủ yếu từ sữa mẹ hoặc sữa công thức, do đó nếu bị bệnh liên quan tới tiêu chảy thì phần lớn là do chế độ dinh dưỡng của mẹ hoặc do sữa công thức không phù hợp.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác khá phổ biến, ví dụ như:
Không sản sinh đủ lactase: đây là một chất có tác dụng tiêu hóa lactose trong thức ăn, nếu cơ thể không sản sinh đủ, lượng lactose sẽ tích tụ trong ruột và gây ra tiêu chảy.
Rối loạn tiêu hóa: do hệ tiêu hóa còn rất non nớt nên chỉ cần một chút thay đổi nhỏ trong chế độ ăn cũng khiến bé bị rối loạn tiêu hóa và gây tiêu chảy.
Nhiễm trùng ruột: thường là do tác động của vi khuẩn hoặc virus. Các virus, vi khuẩn sẽ gây ra các bệnh về ruột, dạ dày, từ đó gây ra các hiệu ứng tiêu cực cho hệ tiêu hóa, trong đó có tiêu chảy.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị tiêu chảy
Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, các mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám để xác định nguyên nhân chính xác và nhận sự tư vấn của bác sĩ.
Nếu bị nhẹ, các mẹ có thể tự chăm sóc bé tại nhà, dưới đây là một vài biện pháp điều trị tiêu chảy cho bé khá đơn giản.
Thay đổi chế độ ăn: Như đã nói ở trên, nguyên nhân thường gặp nhất tới từ chất lượng sữa, do đó các mẹ cần thay đổi chế độ ăn của mình. Ăn nhiều rau củ, uống nhiều nước, áp dụng chế độ ăn BRAT, tránh các thực phẩm cay nóng hay chất kích thích là điều cần thiết.
Thay đổi hãng sữa: tương tự như sữa mẹ, nếu bé dùng sữa công thức thì nên thay đổi loại sữa cho phù hợp với bé hơn.
Bù nước cho bé: khi bị tiêu chảy, bé bị mất nước rất nhiều, việc này khá nguy hiểm cho bên bạn cần bổ sung nước cho bé đầy đủ. Ở độ tuổi 2 tháng thì cách duy nhất là tăng cữ bú cho bé, nếu bé lười bú thì các mẹ hãy chia ra nhiều bữa nhỏ cho bé nhé.

Đảm bảo vệ sinh: khi chăm sóc, thay tã, cho bé ăn, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ tay chân và núm vú.
Theo dõi thường xuyên: tiêu chảy có diễn biến rất nhanh, bởi vậy các mẹ cần theo dõi liên tục và đưa trẻ ngay tới trung tâm y tế nếu bé có các dấu hiệu bệnh trở nặng, gây nguy hiểm.
Các dấu hiệu nguy hiểm các mẹ cần quan tâm:
- Trẻ tiêu chảy liên tục hơn 2 ngày
- Có biểu hiện đau khi chạm vào bụng
- Nôn mửa
- Sốt lì bì
- Đi ra máu
- Có biểu hiện mất nước nghiêm trọng như da tím tái, miệng và mắt khô…
Trên đây là các dấu hiệu, nguyên nhân và cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị tiêu chảy.
Hy vọng các mẹ đã có đầy đủ kinh nghiệm để tự mình xử lý con mình có dấu hiệu bị tiêu chảy.
Chúc bé luôn khỏe mạnh.