Thai lưu đã làm mất đi thiên chức làm mẹ của rất nhiều chị em phụ nữ. Không chỉ cướp lấy sinh mạng của những bào thai mà còn khiến tính mạng người mẹ bị đe doạ. Dù vậy thì chúng ta vẫn không thể nào ngăn ngừa thai lưu kịp thời khi những dấu hiệu của thai chết lưu không quá rõ rệt. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này thì hãy cùng Huong.vn lắng nghe tâm sự của các mẹ bị thai lưu và xem thêm thai lưu có biểu hiện gì nhé! 

Tổng quan về hiện tượng thai lưu

Trước khi biết được thai lưu có biểu hiện gì thì hãy nắm kĩ nguyên nhân gây ra chứng thai chết lưu. Từ các nguyên nhân này chúng ta sẽ có được cách điều trị đúng đắn hơn. 

thai lưu
Hình ảnh thai lưu

Thai lưu là gì?

Thai lưu là hiện tượng thai chết trong bụng mẹ, nhưng tùy theo thời điểm xảy ra mà có cách định nghĩa khác nhau.

Theo đó thai lưu (thai chết lưu) là hiện tượng thai nhi chết trong bụng mẹ khi đã đạt 20 tuổi tuổi. Nếu thai nhi chết trước 20 tuần tuổi thì gọi là sảy thai.

Cùng với đó, trong khoảng thời gian thai lưu cũng chia ra nhiều giai đoạn:

  • Từ 20 – 27 tuần tuổi: gọi là thai lưu chết sớm
  • Từ 28 – 36 tuần tuổi: gọi là thai lưu chết muộn
  • Từ tuần 37 trở đi: gọi là thai lưu kỳ hạn.

Tóm lại thì thai lưu là hiện tượng thai đã vượt qua 20 tuần tuổi nhưng vì một lý do nào đó mà không thể phát triển tiếp và chết khi còn trong bụng mẹ.

Nguyên nhân thai lưu

Không có một nguyên nhân cụ thể nào khiến thai chết lưu nhưng đa số tới từ các vấn đề của thai nhi bên trong cơ thể. Cũng có một vài nguyên nhân tới từ người mẹ, nhưng rất hiếm. Dưới đây là một vài nguyên nhân được cho là ảnh hưởng tới việc thai chết lưu, chị em nên nắm rõ, từ đó có sự điều chỉnh để cải thiện tình trạng sức khỏe cho bản thân và em bé.

Hữu ích dành cho bạn  Mang thai ngoài tử cung siêu âm có thấy không?

Ngoài ra, chế độ sinh hoạt của mẹ bầu không lành lạnh, hay stress, thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất có hại khác cũng là nguyên nhân gây tử vong thai nhi.

Dị tật bẩm sinh

Thai nhi có sự bất thường về nhiễm sắc thể và không thể phát triển. Khoảng 10% nguyên nhân gây thai lưu là do dị tật bẩm sinh.

Dây rốn

Các vấn đề liên quan tới dây rốn như sa dây rốn, dây rốn ra khỏi âm đạo, dây rốn quấn chặt tay chân và cổ em bé khiến cho việc cung cấp oxy bị gián đoạn, làm thai chết lưu.

Nhau thai

Là nguồn nuôi dưỡng thai nhi, nhưng đôi khi nhau thai có vấn đề, bị bong tách quá sớm khiến thai nhi mất nguồn dinh dưỡng và chết lưu. Có tới 50% nguyên nhân thai lưu đến từ các vấn đề về nhau thai.

Dinh dưỡng

Thai nhi không được cung cấp đủ dinh dưỡng, khiến thai chậm tăng trưởng, nguy cơ tử vong cao.

Bệnh lý ở mẹ

Các chị em có tiền sử tiểu đường, huyết áp cao có thể gây tiền sản giật và làm thai chết lưu. Ngoài ra, tiền sử bệnh đông máu như huyết khối, viêm tĩnh mạch huyết khối hoặc thuyên tắc phổi. cũng là các nguyên nhân gây thai nhi tử vong.

Môi trường

Mẹ bầu tiếp xúc thường xuyên với môi trường ô nhiễm, độc hại cũng là nguyên nhân gây tử vong ở thai nhi.

Thai lưu có biểu hiện gì?

Thai lưu có biểu hiện gì? Trên thực tế, thai lưu chết khá tự nhiên nên các dấu hiệu thường không có hoặc rất khó để phát hiện.

Các dấu hiệu nhẹ như chóng mặt, chuột rút thì khá giống với biểu hiện thai kỳ bình thường, tuy vậy vẫn có những biểu hiện nặng mà chị em cần nắm rõ để kịp thời đi thăm khám nếu gặp phải.

Thai lưu có biểu hiện gì?
Dấu hiệu thai lưu

Không thể phát hiện nhịp tim

Tim thai ngừng đập là dấu hiệu cho thấy thai nhi đã chết.

Thai nhi ngừng cử động

Càng lớn, thai nhi càng cử động nhiều, thường xuyên đạp bụng, cựa quậy. Do đó nếu thấy thai nhi ít cử động hoặc không cử động nữa thì bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.

Chảy máu âm đạo

Khi âm đạo tiết dịch bất thường, rất có thể đây là dấu hiệu cho thấy tử cung bị nhiễm trùng. Việc này dẫn tới những biến chứng nguy hiểm và gây ra thai chết lưu.

Đau bụng dữ dội

Khi bạn bị đau bụng nhiều thì đây không còn là vấn đề của hệ tiêu hóa nữa mà là vấn đề đến từ thai nhi.

Đau lưng 

Là biểu hiện thường thấy khi mang thai, nhưng thường là đau nhe. Nếu chị em bị đau lưng dữ dội thì thai nhi đang có vấn đề đấy.

Hữu ích dành cho bạn  Bà bầu ăn dứa được không? Cần lưu ý điều gì

Những dấu hiệu trên không phải là báo hiệu chắc chắn cho hiện tượng thai lưu, nhưng nếu gặp phải thì chị em cần đi khám ngay để kiểm tra lại sức khỏe của mẹ và em bé.

Cách chăm sóc mẹ bầu để ngăn ngừa thai lưu

Làm sao để cả mẹ và thai nhi khỏe mạnh trong suốt thai kỳ không phải là dễ.

Bởi vậy ngay khi có dấu hiệu mang thai, chị em cần chú ý nhiều hơn trong chế độ sinh hoạt để nâng cao sức khỏe, sức đề kháng hay kiếm tra sức khỏe định kỳ, từ đó có thể phát hiện các vấn đề bất thường và xử lý kịp thời.

Dưới đây là những lưu ý mẹ bầu cần nắm rõ để quá trình mang thai được suôn sẻ, an toàn.

Mẹ bầu cần chăm sóc
Mẹ bầu cần chăm sóc

Khám thai định kỳ, đây là điều rất quan trọng để có thể nhanh chóng phát hiện bất thường ở thai nhi, qua đó có biện pháp xử lý thích hợp.

  • Tạo môi trường sống lành mạnh, trong lành.
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ dinh dưỡng, các bữa ăn cần đảm bảo có chất đạm, chất béo, tinh bột, canxi, vitamin, khoáng chất và chất xơ… Đặc biệt là axit folic vì đây là yếu tố giảm dị tật bẩm sinh.
  • Hạn chế các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Duy trì chế độ thể dục thể thao, tránh làm việc nặng nhưng pháp đảm bảo các hoạt động thể chất, tốt nhất là các bài tập yoga.
  • Kiểm tra huyết áp và tiểu đường trước và trong khi mang thai.
  • Trang phục cần rộng rãi, thoải mái, tránh các loại đồ bó hay giày cao gót, dễ gây tai nạn.
  • Tránh xa đồ uống có cồn, chất kích thích, thuốc lá, khói bụi ô nhiễm.
Hữu ích dành cho bạn  Thai lưu là gì? Có thai lại sau thai lưu 2 tháng có nguy hiểm không?

Thai lưu là điều không ai mong muốn, nhưng bạn có thể hạn chế bớt khả năng gặp phải chỉ với những thay đổi trong lối sống. Bởi vậy, đừng bỏ qua những lưu ý trên để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé.

Tâm sự của các mẹ bị thai lưu

Tâm sự của các mẹ bầu
Mẹ bầu có nhiều chia sẻ về thai lưu

Nếu chị em nào lần đầu mang thai thì nên lắng nghe tâm sự của các mẹ bị thai lưu trước đó để có cách xử lý thông minh hơn. Được biết nhiều chị em sau khi mất con thường trải qua giai đoạn trầm cảm, chán nản.

Kèm theo đó là nỗi lo lắng không biết mình có thể mang thai lại không? Liệu có biến cố gì ở lần tiếp theo? Các chị em có thể yên tâm là phần lớn các trường hợp thai chết lưu đều không ảnh hưởng tới lần mang thai tiếp theo. Tuy vậy, nếu nguyên nhân tới từ các bệnh lý của mẹ thì cần phải có biện pháp điều trị và chăm sóc để bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi trong giai đoạn thai kỳ.

Đồng thời tránh để thai lưu trong bụng mà cần lấy ra ngoài. Bởi lẻ thai lưu trong dạ con 4 tuần sẽ gây ra tình trạng băng huyết. Điều nguy hiểm nhất đối với mẹ bầu bị thai chết lưu là tình trạng vỡ ối sớm khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Lúc này màng ối rách sẽ bị rách, các vi khuẩn sẽ chớp lấy thời cơ vào dạ con gây nhiễm khuẩn trầm trọng. Trong một thời gian dài, tính mạng người mẹ sẽ bị đe dạo. 

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp các mẹ trẻ hiểu được thai lưu có biểu hiện gì. Đừng chủ quan khi mang thai, dù đã có kinh nghiệm trước đó vì thai chết lưu có thể xảy ra nhiều lần. Ngoài ra chị em cũng cần chú ý kĩ hơn về vấn đề ăn uống để đảm bảo đủ dưỡng chất nuôi dưỡng thai nhi.

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top