Giấc ngủ cực kì quan trọng đối với cơ thể con người. Nó ảnh hưởng đến tinh thần, não bộ, công việc và toàn bộ các cơ quan khác như da, thận, mắt,…Dù vậy, nhiều bạn trẻ hiện nay lại có thói quen thức khuya, ngủ thiếu giấc, thậm chi bỏ giấc ngủ đêm trong vòng 2 -3 ngày. Chính điều này khiến sức khoẻ cơ thẻ ngày càng sa sút và bạn không thể lường trước được tác hại của việc thức khuya là như thế nào. Cùng Huong.vn tìm hiểu ngay bài viết dưới dây nhé! 

Nguyên nhân dẫn đến thức khuya

 Tác hại của việc thức khuya
Thức khuya gây nhiều tác hại

Thức khuya có chết sớm không?

Thức khuya là hiện tượng cơ thể không ngủ vào ban đêm. Có thể là vì tính chất công việc hay mắc các bệnh lý nào đó mà dẫn đến tình trạng không buồn ngủ. Nhiều người vẫn thắc mắc liệu rằng thức khuya có chết sớm không? Chắc chắn là có nhé.

Theo như nghiên cứu của các chuyên gia, tác hại của việc thức khuya nguy hiểm nhất là dẫn đến chết người. Tuổi thọ của những người thức khuya thường rất ngắn, vì hiện tượng này dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm và phá vỡ cấu trúc của nhiều cơ quan bên trong.

Nguyên nhân thức khuya 

Bệnh mất ngủ

Một hội chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến là hiện tượng cơ thể khó đi vào giấc ngủ tự nhiên, tỉnh giấc nhiều lần và không đi vào giấc ngủ sâu được…Mất ngủ được đánh giá dựa trên 2 tiêu chí là thời gian và chất lượng giấc ngủ. Mất ngủ không có sự phân biệt giới tính hay tuổi tác, gồm 2 loại cơ bản sau:

  • Mất ngủ cấp tính: Chỉ là hiện tượng cơ thể bị mất ngủ tạm thời, trong một giai đoạn ngắn, thay đổi hoạt động, sinh hoạt hằng ngày là có thể nhanh chóng cân bằng lại
  • Mất ngủ mãn tính: Tình trạng này mang tính chất nghiêm trọng, con người chỉ ngủ được 2 đến 3 tiếng mỗi ngày và rất hay gặp ác mộng. Duy trì trong một thời gian, nó sẽ tạo thành một thói quen xấu và phát triển thành bệnh

Dùng thiết bị điện tử

Hơn 80% dân số hiện nay đều có thói quen sử dụng điện thoại, máy tính bảng, laptop,…Thói quen này duy trì cả ngày, kể cả trước khi đi ngủ. Hậu quả gây nên là ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ. Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử tác động trực tiếp đến não bộ, kích thích khiến cơ thể rơi vào tình trạng tỉnh táo, không có cảm giác buồn ngủ.

Vì các thiết bị điện tử đóng một vai trò quan trọng và thiết yếu trong đời sống hằng ngày. Do đó, để tránh tác hại ta nên hạn chế dùng điện thoại, tuyệt đối không dùng trước khi đến giờ đi ngủ khoảng 2 tiếng trước đó.

Uống đồ uống có cồn

 Tác hại của việc thức khuya
Uống nhiều rượu là cơ thể mất ngủ

Sự tất bật của cuộc sống kéo con người rơi vào những đồ uống giúp giải tỏa áp lực. Bên cạnh đó hầu như trong các bữa tiệc nào cũng đều có sự góp mặt của nhóm đồ uống có cồn như bia, rượu, thuốc lắc,…Dù đã có nhiều biện pháp cấm cản nhưng những chất mà vẫn hoạt động bình thường và tăng lên hàng ngày. 2 tác hại chính mà nhóm nguyên nhân nào gây nên là:

  • Kích thích hoạt động của hệ thần kinh trung ương
  • Đồ uống kích thích tăng sự tỉnh táo, hưng phấn nên cơ thể không ngủ được 
Hữu ích dành cho bạn  Cách trị mụn tuổi dậy thì hiệu quả và an toàn

Tác hại của việc thức khuya

 Tác hại của việc thức khuya
Thức khuya khiến não bộ chậm phát triển

Thông tin từ Báo thanh niên, tác giả Vũ Thơ, xuất bản ngày 10/5/2023:

Bác sĩ Hòa cho biết nếu người trẻ ngủ dưới 5 giờ/ngày thì nguy cơ teo não tăng 25%; nguy cơ đột quỵ tăng lên 800%; nguy cơ tử vong do bệnh tim và các bệnh mạch vành tăng 48 lần so với người ngủ đủ giấc; chưa nói liên quan đến các bệnh ung thư như: ung thư đại tràng, ung thư vú tăng lên…

Xuất hiện nếp nhăn, quầng thâm mắt

‏Thức khuya có tác hại gì? Đầu tiên phải kể đến là làm da xuất hiện nhiều nếp nhăn, đặc biệt là vùng quanh mắt. Tuần hoàn máu bị chậm lại, máu không được lưu thông đến nhiều nơi trên da, với vùng da nhạy cảm như ở mắt thì thiếu máu dễ làm da nhăn, bọng mắt và bắt đầu có quầng thâm.

Dù không gây hại nhiều cho sức khỏe nhưng nó làm xấu làn da và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khá cao. Rất nhiều người tìm đến nhiều loại mỹ phẩm làm đẹp vùng mắt, để mắt bớt thâm. Và hiện tại thì kem trị thâm mắt Kumargic đang là sản phẩm được nhiều chị em ưa chuộng và tìm kiếm nhiều nhất. 

Nguyên nhân gây thâm mắt là do khi cơ thể ở trạng thái tỉnh táo vào ban đêm các mạch máu bị thu hẹp xuất hiện các sắc xanh tối. Bước qua giai đoạn tuổi 25, da bắt đầu lão hóa và vùng mắt là nơi cảm nhận nhanh nhất. Da bắt đầu nhăn nheo, lão hóa nên trông già hơn trước tuổi rất nhiều.

Gây ra mụn

Tác hại của việc thức khuya đối với da là vô cùng lớn. ‏Da chỉ tái tạo được vào ban đêm, còn ban ngày thì chỉ có một hoạt động tái tạo nhỏ không đáng kể. Lúc ngủ, máu lưu thông đi khắp cơ thể xây dựng các tế bào mới, phục hồi tổn thương của da như thâm mụn và tạo thành lớp màng quan trọng bảo vệ da bên trong. Sự tăng tiết nhiều hormone căng thẳng là nguyên nhân sinh ra mụn trứng cá, đồng thời tăng nồng độ cortisol gây viêm nhiễm, phá vỡ cấu trúc hình thành collagen tự nhiên.

Nhiều người dù đã tìm cách loại bỏ mụn nhưng lại không thành công và thường mắc phải những sai lầm thường gặp khi nặn mụn. Do đó hạn chế rủi ro không thể khắc phục tình trạng mụn ở da thì tốt nhất là điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt của mình, ngủ đúng giờ, đúng giấc. 

Khiến da sần sùi, kém mịn màng

 Tác hại của việc thức khuya
Thức khuya làm da nổi nhiều mụn

Không chỉ nổi mụn mà thức khuya còn làm da mất đi độ mịn màng, trông khá sần sùi và khô sạm. Nguyên nhân là do mất ngủ khiến cơ thể không cung cấp đủ nước cho da, từ đó da sần sùi hơn nữa và lỗ chân to sẽ to hơn bình thường. Lâu dần cấu trúc bên trong da cũng bị ảnh hưởng, khả năng phục hồi về sau rất khó khăn. 

Ngủ đủ giấc kết hợp với việc bổ sung đầy đủ nước và kem dưỡng sẽ đem đến một làn da rạng ngời, mịn màng, căng bóng và có độ đàn hồi. 

Hữu ích dành cho bạn  Trà chanh bao nhiêu calo? Uống trà chanh có giảm cân không?

Gây lão hóa sớm

Sau một thời gian tiếp xúc với bụi bẩn, ô nhiễm, hóa chất và môi trường thì da cần phải có thời gian để phục hồi. Vì ban ngày cơ thể phải hoạt động liên tục nên đến đêm da mới được nghỉ ngơi đầy đủ. Một khi để cơ thể tỉnh táo vào buổi tối thì da sẽ bị lão hóa, xuất hiện thâm, nám đều mà chị em nào cũng sợ hãi. 

Theo các chuyên da về da liễu, ngủ quá ít, da mất cân bằng về độ pH, chảy xệ, nám sạm, thay đổi hắc sắc tố làm màu da không đều màu. 

Tăng sắc tố da

Như đã nói ở trên thức khuya kích thích các hắc sắc tố Melanin. Tăng sắc tố quá cao là nguyên nhân chính gây nên bệnh nám da hàng dầu hiện nay, nhất là khi tiếp xúc quá nhiều với điện thoại. Tương tự như tia Uv từ ánh nắng mặt trời, ánh sáng từ các thiết bị điện tử tác động trực tiếp đến các hắc sắc tố nằm sâu bên trong da. Đó là một trong những tác hại của việc thức khuya cần khắc phục. 

Để có một làn da khỏe mạnh hãy thay đổi thói quen theo chiều hướng tốt hơn. Đồng thời tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị tăng sắc tố da để cải thiện làn da sau khi da đã bị hư hỏng trong thời gian trước đó. 

Gây viêm

Thức khuya tác động đến toàn bộ hệ thống trao đổi chất và cơ quan bên trong cơ thể nên không tránh khỏi tình trạng viêm nhiễm nặng trên da. Sự rối loạn nội tiết tố gây viêm các nốt mụn, viêm các vết thương. Mụn bị viêm rất khó điều trị và còn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng sau khi chữa khỏi như thâm, sẹo, rỗ lớn. 

thức khuya có chết sớm không
Thức khuay làm chậm kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt không đều là triệu chứng bình thường ở chị em phụ nữ, đặc biệt lứa tuổi dậy thì. Ngoài sự thay đổi của nội tiết tố, sở thích thức khuya cản trở hoạt động của tuyến yên và buồng trứng, giảm nồng độ estrogen không đủ để tham gia vào quá trình trao đổi chất. Kèm theo triệu chứng máu kinh ra ít, đen, đau bụng dữ dội, mỏi mệt suốt trong quá trình hành kinh. 

Suy giảm hệ miễn dịch

Hệ thống miễn dịch hoạt động liên tục cả ngày làm nó mệt mỏi. Làm việc quá sức hệ này sẽ bị suy yếu nên cần có một khoảng thời gian để nghỉ ngơi.

Hệ miễn dịch tái tạo mạnh nhất vào giai đoạn đầu của giấc ngủ sâu và có thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Thiếu ngủ dễ dẫn đến các bệnh lý như cảm cúm, sốt, dị ứng…Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể để nâng cao sức khỏe, đủ sức chống lại các vi khuẩn gây bệnh. 

Giảm trí nhớ

Não bộ trong trạng thái chìm vào giấc ngủ sẽ được nghỉ ngơi và tái tạo các tế bào thần kinh mới. Thường xuyên thiếu ngủ buộc não bộ hoạt động liên tục, cản trở quá trình sản sinh tế bào thần kinh. Số lượng tế bào thần kinh càng ít sẽ dẫn đến sự suy giảm trí nhớ. Tác hại cutra việc thúc khuya dẫn đến hội chứng nhớ nhớ quên quên ở người ảnh hưởng đến đời sống và giảm sút hiệu quả công việc. 

Rụng tóc

thức khuya có chết sớm không
Tác hại của việc thức khuya với da và tóc

Không thể phủ nhận lợi ích đến từ một giấc ngủ ngon, đủ thời gian. Vì ảnh hưởng đến hoạt động của tất cả các hormone tăng trưởng ở người nên dĩ nhiên tóc cũng là bộ phận không thể nào tránh khỏi. Thường xuyên thức dậy và ban đêm làm giảm mức HGH nên tóc dễ bị hư hỏng. Dấu hiệu nhận biết tóc đang bị yếu đi là tóc ít, rụng nhiều, mỏng manh và hay bị chẻ ở đầu ngọn tóc. 

Hữu ích dành cho bạn  13+ Dấu hiệu sắp hết kinh nguyệt chị em nên biết

Ung thư vú 

Ung thư vú là căn bệnh đáng sợ đối với các chị em phụ nữ. Theo các chuyên gia sản phụ khoa bệnh ung thư vú không có một nguyên nhân nhất định mà do sự tập trung của nhiều yếu tố gây nên, trong đó có cả nguyên nhân thức khuya. Tỷ lệ nữ giới thức khuya dễ mắc ung thư vú khá cao hơn người bình thường với tỉ lệ gấp 1,5 lần. 

Hormone progesterone và estrogen thay đổi vị trí ban đầu làm mất cân bằng, ảnh hưởng trực tiếp đến chu kì kinh nguyệt và chức năng sinh lí. 

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

thức khuya có tác hại gì
Nên đi khám nếu như bạn bị chứng mất ngủ

Tất cả các cơ quan trong cơ thể đều có cơ chế và thời gian hoạt động, thế nhưng việc thức khuya cản trở không ít đến chức năng hoạt động bình thường của cơ thể. Trong đó, thức khuya khiến hệ tiêu hóa bị suy yếu, hậu quả dẫn đến là viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, rối loạn hệ tiêu hóa…

Đối với ảnh hưởng này thì thức khuya xảy ra ở cả nam và nữ.

Một số vấn đề liên quan

Để hạn chế những tác hại của việc thức khuya, ngay từ bây giờ ta hãy thay đổi và xây dựng một chế độ ngủ đúng chuẩn khoa học.

Nên ngủ lúc mấy giờ để da đẹp?

Chế độ ngủ khoa học là thực hiện đi ngủ sớm và thức dậy sớm. Vậy nên ngủ lúc mấy giờ để da không bị xấu đi? Ban đêm là thời điểm mà da tái tạo tốt nhất, tốc độ tái tạo của làn da vào ban đêm gấp đôi ban ngày, đặc biệt là thời gian từ 23h-4h. Để sản sinh thêm nhiều collagen, đẩy nhanh khả năng phục hồi làn da nhanh chóng cần ngủ trước 23h và thức dậy sau 4h sáng.

Một ngày nên ngủ bao nhiêu tiếng? 

Nhịp sống tự nhiên của con người là phải ngủ vào ban đêm. Nhu cầu sinh lí này chiếm 1/3 vòng của cơ thể và theo giới nghiên cứu khoa học thì nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, đó là tiêu chuẩn chung, còn tùy thuộc vào độ tuổi mà mỗi người lại có những chế độ, thời gian ngủ khoa học riêng cho mình.

Thời gian ngủ thay đổi theo tốc độ phát triển của cơ thể. Càng lớn thì thời lượng ngủ càng thấp, ở độ tuổi sở sinh nên ngủ 17 tiếng một ngày để tốt cho sự phát triển. Người trưởng thành chỉ cần 8 tiếng mỗi tối và 15 phút mỗi buổi trưa là có thể nạp ngay năng lượng cần thiết cho cơ thể. Ngủ nướng quá lâu không phải là tốt, ngủ nhiều vào ban ngày dẫn đến hiện tượng không buồn ngủ vào ban đêm. Hậu quả là cơ thể sẽ mệt mỏi, trông thiếu sức sống vào ngày hôm sau.

Thức khuya không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn khiến da bị mụn, lão hóa, thâm quầng mắt, nhiều nếp nhăn và nguy cơ bị nám da rất nặng. Chị em nào muốn có được một làn da trẻ đẹp, ngăn cản tác hại của việc thức khuya thì nên điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt và ăn uống của bản thân. Ngoài ra các bạn gái nên bổ sung thêm những loại thực phẩm, viên uống chức năng trị mất ngủ, viên uống hỗ trợ làm đẹp da và tìm những cách chăm sóc da mụn hiệu quả tại nhà

Hiện tại Cửa hàng Sức khỏe và Sắc đẹp Hương.vn đang có một loại thực phẩm hỗ trợ chứng mất ngủ Opdev sleep sound. Với nhiều tinh chất an thần, cải thiện giấc ngủ, chị em sẽ nhanh chóng lấy lại được giấc ngủ ngon và khắc phục được tình trạng xấu trên da.

 

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top