Mang thai 3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm, bởi vậy mẹ bầu cần chú ý rất nhiều trong cách chăm sóc và sinh hoạt hàng ngày để cả mẹ và thai nhi cùng khỏe mạnh.

Tam cá nguyệt thứ nhất là giai đoạn hình thành thai nhi, bởi vậy những tác động xấu có thể ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của thai nhi sau này.

Do đó, cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu là vô cùng quan trọng.

Ăn uống ra sao, sinh hoạt, lao động, cần tránh những gì?

Có rất nhiều thứ mà mẹ bầu chưa nắm rõ.

Nếu bạn cũng đang băn khoăn không biết chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu sao cho đúng thì hãy tham khảo qua những thông tin dưới đây.

Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì?

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu là vấn đề cần đặc biệt quan tâm, bởi lúc này mẹ bầu không chỉ ăn cho mình mà còn nuôi dưỡng thai nhi bên trong.

Ăn gì, uống gì đều ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của thai nhi.

Axit folic

Axit folic là dưỡng chất quan trọng để phát triển hệ thống thần kinh cho thai nhi, bởi vậy trong những tuần đầu tiên, việc bổ sung axit folic là rất quan trọng.

Nếu mẹ bầu không hấp thu đủ axit folic, trẻ sẽ có nguy cơ sinh non hoặc dị tật ống thần kinh.

Các thực phẩm chứa nhiều axit folic không khó tìm bởi dưỡng chất này có rất nhiều trong khoai tây, bông cải xanh, trứng, đậu, măng tây và các loại rau xanh khác.

Sắt

Sắt là thành phần quan trọng để tạo ra máu.

Trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, mẹ bầu cũng cần cung cấp rất nhiều máu để thai nhi có thể phát triển.

Đây cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu hay bị mệt mỏi, chóng mặt.

Các thực phẩm cung cấp nhiều sắt là thịt nạc, bột yến mạch, cải bó xôi hay các loại đậu… mẹ bầu đừng quên bổ sung vào thực đơn nhé.

Thức ăn nhiều sắt giúp giải quyết tình trạng thiếu máu
Thức ăn nhiều sắt giúp giải quyết tình trạng thiếu máu

Vitamin B6

Vitamin B6 là dưỡng chất bổ sung sức khỏe, không chỉ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, vitamin B6 còn giúp mẹ bầu hạn chế được tình trạng nôn ói do ốm nghén trong 3 tháng dầu.

Để bổ sung vitamin B6, chị em có thể bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, bơ đậu phộng, các loại hạt, cá hồi, chuối…

Thịt, cá

Thịt, cá mang lại rất nhiều protein và chất sắt để giúp mẹ bầu và thai nhi luôn khỏe mạnh. Bởi vậy, trong thực đơn cho mẹ bầu không thể thiếu thịt hoặc cá.

Hữu ích dành cho bạn  Thai lưu có biểu hiện gì? Tâm sự của các mẹ bị thai lưu

Tuy vậy, trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu không nên ăn cá biển vì thành phần thủy ngân có thể ảnh hưởng tới thai nhi.

Rau củ và trái cây

Một trong những vấn đề của mẹ bầu trong thai kỳ chính là hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, hay bị táo bón. Ăn nhiều rau củ giàu chất xơ là cách giải quyết đơn giản nhất.

Không chỉ vậy, các mẹ cũng đừng quên bổ sung thêm trái cây hoặc nước trái cây sau bữa ăn nhé. Không chỉ bổ sung vitamin, tăng sức đề kháng mà còn giảm táo bón thai kỳ rất hiệu quả.

Sữa

Nếu phải kể tên một loại thực phẩm mà chứa hầu hết các dưỡng chất cần thiết thì đó chính là sữa.

Trong sữa có đầy đủ những gì mà mẹ bầu cần như đạm, vitamin, canxi, sắt, axit folic…

Ngoài sữa thì các chế phẩm từ sữa như sữa chua cũng rất tốt cho mẹ bầu, do đó đừng quên uống sữa bầu trong 3 tháng đầu nhé.

Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì?

Ngoài các thực phầm phải có trong thực đơn, thì cũng có những món ăn mà mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Gan động vật

Gan động vật khá tốt, nhưng lại chứa nhiều retinol, không chỉ vậy, gan động vật là bộ phận dễ nhiễm độc nên không tốt cho mẹ bầu chút nào.

Bởi vậy, hãy tìm những nguồn thực phẩm khác để thay thế cho gan trong thời gian mang thai nhé.

Cá biển

Trong có biển có chứa nhiều thủy ngân, đây lại là một trong những chất gây nguy hiểm cho sự phát triển não bộ của thai nhi, khiến thai nhi bị dị tật não bộ.

Do đó, nếu mang thai 3 tháng đầu thì mẹ bầu nên thay thế bằng các loại cá nước ngọt như cá lóc, cá chép để đảm bảo an toàn mà vẫn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.

Mang thai 3 tháng đầu nên hạn chế ăn cá biển
Mang thai 3 tháng đầu nên hạn chế ăn cá biển

Các thực phẩm gây co thắt

Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu thai nhi còn rất yếu ớt, bởi vậy những cơn co thắt có nguy cơ gây sảy thay cao.

Các thực phẩm như dứa, đu đủ xanh, rau ngót, rau răm, ngải cứu… đều có khả năng gây ra những cơn co thắt.

Tuy không chắc chắn gây sảy thai nhưng tốt nhất là mẹ bầu nên tránh ăn để đảm bảo an toàn cho thai nhi và bản thân.

Sữa chưa tiệt trùng

Sữa rất tốt và rất quan trọng cho mẹ bầu trong giai đoạn mang thai, nhưng sữa chưa tiệt trùng lại mang một lượng lớn vi khuẩn.

Có loại tốt, có loại xấu nên tốt nhất là mẹ bầu nên lựa chọn các sản phẩm sữa đã tiệt trùng để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Thực phẩm tái, sống

Các thực phẩm chưa được chế biến chín như nem chua, thịt tái, rau sống, trứng lòng đào mẹ bầu cần loại bỏ khỏi thực đơn bởi chúng có chứa nhiều vi khuẩn có thể gây hại cho thai nhi.

Hữu ích dành cho bạn  Đau bụng khi mang thai tháng thứ 2 và cách điều trị

Hãy đảm bảo chế độ ăn chín, uống sôi, không chỉ trong 3 tháng đầu mà trong suốt thời gian thai kỳ nhé.

Thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ

Các loại thức ăn cay nóng gây ảnh hưởng lớn tới hệ tiêu hóa, trong khi đó thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ khiến chị em tăng cân không kiểm soát, nghiêm trọng hơn là gây ra các bệnh về tim mach, tiểu đường thai kỳ, khá nguy hiểm.

Đồ uống có cồn, chất kích thích

Có lẽ không cần phải nói nhiều về tác hại của đồ uống có cồn hay chất kích thích như rượu bia, cà phê bởi chúng không chỉ có hại cho sức khỏe của mẹ mà còn có khả năng gây dị tật chi thai nhi.

Bởi vậy, trong suốt thời gian mang thai thì mẹ bầu tuyệt đối tranh xa nhé.

Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu mang thai, có những biểu hiện khiến mẹ bầu khó chịu, nhưng đây lại là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang trong quá trình phát triển tốt.

Mẹ bầu cần nắm rõ để không quá lo lắng, gây stress không đáng có.

  • Ốm nghén: nội tiết tố trong cơ thể thay đổi khiến mẹ bầu gặp các biểu hiện ốm nghén như buồn nôn, nôn, nhạy cảm với mùi, mệt mỏi… tuy khó chịu nhưng đây là dấu hiệu cho thấy quá trình thai kỳ vẫn diễn ra suôn sẻ.
  • Hay khó tiêu, ợ nóng: sự thay đổi hormone trong cơ thể khi thai nhi phát triển khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Nếu mẹ bầu hay ợ nóng, khó tiêu ở mức độ nhẹ thì đây là biểu hiện bình thường.
  • Hay nhức mỏi: khi thai nhi phát triển, tử cung sẽ lớn dần lên để đáp ứng kích thước của thai nhi. Khi đó cơ thể mẹ bầu sẽ trở nên nặng nề. Không chỉ vậy, tử cung chèn ép vào các dây thần kinh và xương chậu khiến cơ thể mẹ hay nhức mỏi, nhưng đây là biểu hiện cho thấy thai nhi đang phát triển đúng hướng.
  • Huyết áp, đường huyết ổn định: như đã nói ở trên, thức ăn nhiều dầu mỡ có thể khiến lượng đường trong máu tăng, huyết áp không ổn định và rất có hại cho thai nhi. Do đó khi kiểm tra thấy đường huyết và huyết áp đều đặn thì đây là tín hiệu vui.
  • Tăng cân: tăng cân là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang lớn lên. Nếu mẹ bầu tăng khoảng 0.5kg mỗi tuần thì không có gì phải lo lắng.

Bà bầu mang thai 3 tháng đầu có được quan hệ không?

Vấn đề quan hệ vợ chồng rất được quan tâm trong thời gian 3 tháng đầu, có rất nhiều câu hỏi được các mẹ bầu đặt ra.

Dưới đây là những thông tin về việc quan hệ trong 3 tháng đầu mang thai mà chị em nên nắm rõ:

  • Quan hệ trong 3 tháng đầu mang thai không hề gây hại cho thai nhi, bởi tử cung và lớp màng nhầy đủ chắc khỏe để bảo vệ thai nhi khỏi các tác động nhẹ bên ngoài hay các hiện tượng nhiễm trùng từ bên ngoài.
  • Việc quan hệ trong 3 tháng đầu cũng không ảnh hưởng gì tới quá trình sinh nở sau này, bởi những cơn co thắt khi quan hệ không đủ để gây ảnh hưởng cho thai nhi.
  • Trong 3 tháng đầu, kích thước thai nhi còn khá nhỏ, bụng chưa hề to ra nên bạn có thể thoải mái quan hệ với nhiều tư tế. Tất nhiên là phải đảm bảo an toàn, tránh quan hệ thô bạo, thời gian quan hệ cũng không nên quá lâu.
Quan hệ trong 3 tháng đầu là hoàn toàn bình thường
Quan hệ trong 3 tháng đầu là hoàn toàn bình thường

Tất nhiên, những yếu tố trên chỉ phù hợp nếu mẹ bầu có thể trạng bình thường. Do cơ địa mỗi người là khác nhau nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước.

Hữu ích dành cho bạn  Chậm kinh 10 ngày có thai không? Dấu hiệu có thai nên biết

Không chỉ vậy, nếu có bất kỳ hiện tượng lạ nào như đau bụng, ra máu, rò rỉ dịch ối… thì chị em cần thăm khám ngay để được xử lý kịp thời.

Mang thai 3 tháng đầu cần tránh những gì?

Có nhiều vấn đề mà chị em cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu. Có loại ảnh hưởng nhẹ, nhưng cũng có loại gây ảnh hưởng rất xấu, gây dị tật hay sảy thai nếu mắc phải.

  • Tránh làm việc nặng, va chạm mạnh: là thời điểm nhạy cảm khi thai nhi được hình thành, chị em cần tránh các tác động mạnh có thể va chạm vào vùng bụng. Do đó, trong công việc, hãy cố gắng chỉ làm những công việc đơn giản, nhẹ nhàng. Tương tự là cách sinh hoạt, đi đứng cũng nên cẩn thận, loại bỏ giày cao gót để tránh té ngã.
  • Tránh tắm nước quá nóng: việc tắm với nước nóng là tốt, nhưng nước quá nóng có thể gây tăng nhiệt bất thường, qua đó ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Tốt nhất là tắm trên vòi sen với nước ấm vừa, tránh tắm bồn.
  • Các trò chơi mạo hiểm: như đã nói ở trên thì những tác động mạnh là khá nguy hiểm. Không chỉ vậy, hoạt động quá sức có thể khiến mẹ bầu dễ chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu, nhất là với người thiếu máu.
  • Tránh xa bụi bẩn, khói thuốc lá: chắc không phải nói nhiều về tác hại của khói thuốc lá, tiếp xúc với khói thuốc lá nhiều có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí sảy thai.
  • Ngừng uống rượu bia, chất kích thích: tác hại tương tự như thuốc lá.

Một vài lưu ý khác khi mang thai 3 tháng đầu

Ngoài những thực phẩm nên ăn, không nên ăn, những việc có hại cần tránh thì cũng có vài lưu ý cho mẹ bầu trong quá trình mang thai 3 tháng đầu để thai nhi phát triển khỏe mạnh:

  • Khám thai theo lịch bác sĩ đưa ra chính xác, đầy đủ.
  • Trong gian đoạn ốm nghén, việc ăn uống khá khó khăn nhưng các mẹ hãy cố gắng ăn uống đủ bữa, đủ chất
  • Uống nhiều nước
  • Có một lịch sinh hoạt ăn ngủ nghỉ đều đặn, đặc biệt là đi ngủ sớm.
  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc chưa qua chỉ định bác sĩ.
  • Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy nhanh chóng tới trung tâm y tế để được thăm khám và chuẩn đoán.

Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn khó khăn và nhạy cảm, chị em nên đảm bảo chế độ sinh hoạt hàng ngày lành mạnh để quá trình thai kỳ suôn sẻ.

Hy vọng những thông tin trên đủ để giúp ích cho chị em.

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top