Sau khi đã hiểu hết tác hại của ánh nắng mặt trời, mọi người ngày càng quan tâm hơn đến việc bảo vệ sức khỏe của làn da. Thay vì cố gắng che chắn cho da bằng các đồ dùng như khẩu trang, kính mắt, mũ đội,…thì kem chống nắng là sản phẩm ngăn cản sự xâm nhập của tia UV lên da hiệu quả được ưa chuộng nhất hiện nay.
Điều quan trọng mà mọi người hay quan tâm khi dùng loại này là mức độ chỉ số SPF bên trong sản phẩm. Vậy SPF là gì? Chỉ số chống nắng đạt bao nhiêu thì mới tốt? cùng Hương.vn đi tìm hiểu về các thông tin liên quan đến SPF nhé!
Tia UV là gì?

Nếu nhắc đến yếu tố nào làm ảnh hưởng xấu đến làn da nhiều nhất thì phải kể đến ánh nắng mặt trời. Chúng chứa một tia bức xạ vô hình tồn tại cả mùa hè và mùa mưa và khi phát ra sẽ làm tổn thương da nghiêm trọng. Tia bức xạ phá huỷ cấu trúc của da chia thành 2 nhóm là:
- Tia UVA: Xâm nhập vào sâu bên trong da vì không bị lớp ozon hấp thụ. Tác hại chính của nó là làm tổn hại các tế bào, gây lão hóa, tăng số lượng các hắc sắc tố melanin, trong một thời gian dài sẽ dẫn tới ung thư da…
- Tia UVB: Ít nguy hiểm hơn tia UVA vì được tầng ozon hấp thụ một lượng nhỏ nên hạn chế tác động hoạt độgn của nó. Loại này mang ý nghĩa 2 chiều, một là kích thích sự sản sinh vitamin D, hai là dẫn đến chứng bệnh cháy nắng, ung thư trên da
Dù chúng thuộc cùng một loại những khác nhau về giờ hoạt động. Trong khi tia UVB chỉ mạnh nhất vào khung giờ 10:00 sáng đến 4:00 chiều, thì tia UVA lại duy trì cường độ cả ngày. Đây cũng là nguyên nhân mà con người yêu cầu cao hơn về nồng độ SPF để chống lại ánh nắng mặt trời.
Những ảnh hưởng của tia uv đối với sức khỏe

Nếu như ta dễ dàng cảm nhận được ánh sáng nhìn thấy thì tia tử ngoại lại tấn công con người một cách âm thầm với bước sóng ngắn hơn. Nếu tiếp xúc với tia cực tím trong khoảng thời gian thích hợp vừa đủ thì sẽ đem lại lợi ích là hấp thụ vitamin D để tiếp nhận thêm nhiều canxi. Đồng thời còn tạo cảm giác khỏe khoắn, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động trao đổi chất của cơ thể.
Bên cạnh đó, những tác hại mà tia UV gây ra cũng cực kì nhiều:
- Khi nhìn quá lâu vào mặt trời, mắt có thể bị mù lòa vì tia cực tím làm đục thể thủy tinh, bỏng võng mạc, lão hóa giác mạc
- Phát sinh ra bệnh ung thư da nguy hiểm
- Tiêu huỷ một số collagen, điều này vô tình làm da nhanh bị lão hoá, nhăn nheo và chảy xệ
- Da đen, cháy nắng và khô sạm
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh khi tiếp xúc quá lâu, dễ dẫn đến hiện tượng ức chế thần kinh, suy nhược tinh thần và trầm cảm
Cơ chế tự bảo vệ của cơ thể
Mọi người cần phải biết một điều rằng, khi không dùng các sản phẩm bảo vệ thì da vẫn có thể tự tiết ra các hắc sắc tố melanin để phòng vệ. Melanin hấp thụ hết tia cực tiếp không cho chúng xâm nhập và đi sâu vào bên trong làm thương tổn các mô. Đó chỉ là khi hoạt động ra tia bức xạ bị suy yếu, cường độ thấp. Vì vậy việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ bảo vệ da là cực kì cần thiết. Thông thường những người có cơ địa làn da sẫm màu thường chứa nhiều melanin hơn các đối tượng có làn da trắng sáng.
SPF là gì? Tổng quan về chỉ số chống nắng

Dưới mức độ quan tâm ngày càng nhiều về làn da, đặc biệt là chị em phụ nữ nên SPF là khái niệm phổ biến mà ai cũng cần tìm hiểu. Nếu nắm đầy đủ các thông tin này, các bạn sẽ dễ dàng tìm được loại kem chống nắng thích hợp hơn.
SPF là gì?
SPF là chỉ số thể hiện khả năng, thời gian và phần trăm chống lại tia cực tím. Theo khoa học, 1 SPF sẽ chống lại tác hại của tia bức xạ trong khoảng 10 phút, và cứ nhân con số này với nhau là biết được thời gian chống tia UVB của sản phẩm. Riêng phần trăm tác động thì còn phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ môi trường và khả năng hấp thụ của da mà mức độ chống UVB sẽ khác nhau. Đối với kem chống nắng SPF 50 sẽ tương đương 98%.
Mức độ bảo vệ da của từng chỉ số chống nắng
- SPF dưới 15: mức độ bảo vệ thấp
- SPF 15 đến 29: mức độ bảo vệ trung bình
- SPF 30 đến 49: khả năng bảo vệ cao
- Trên SPF 50: bảo vệ cao nhất
Tuy nhiên một số chuyên gia lại khẳng định rằng sự chênh lệch giữa các thông số sẽ không quá lớn. Điều cần chú ý là các chất hoá học dùng để tăng chỉ số SPF của kem chống nắng thực chất không tốt như tưởng tượng.
SPF là gì? Cách bổ sung SPF đúng chuẩn
SPF chỉ phát huy được hết tác dụng khi chúng ta dùng đúng liều lượng và thoa đúng kem chống nắng. Và theo tiêu chuẩn làm đẹp của quốc tế thì liều lượng phù hợp là cứ 2mg kem chống nắng thì thoa lên 2cm bề mặt da. Không quên sử dụng lại sau 2 giờ để tận dụng tối đa hiệu quả của sản phẩm.
Dùng trước 30 phút khi ra ngoài, thay thế chống nắng dạng bôi bằng viên uống chống nắng nếu da mặt đang trang điểm.
>> Xem thêm viên uống chống nắng UV Screen
Phân biệt SPF và kem chống nắng

Dù sản phẩm chống nắng cho da đã không còn quá xa lạ nhưng nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa SPF và Kem chống nắng. Tuy nhiên bản chất của chúng là hoàn toàn khác nhau.
- Kem chống nắng: là một sản phẩm dạng bôi để bảo vệ da. Hiệu quả của nó tương tự như mũ đội hoặc khẩu trang, nó tạo thành vách ngăn không cho tia UV xâm nhập vào các tế bào bên trong da. Sản phẩm này có rất nhiều, và mỗi loại sẽ có khả năng chống nắng khác nhau vì quá trình sản xuất không giống nhau
- SPF: là thành phần bên trong một sản phẩm kem chống nắng. Nó đóng nhiệm vụ chính và kết hợp với một số nguyên liệu khác như hương liệu phát huy giá trị của kem chống nắng
Hãy chọn thương hiệu sản phẩm nổi tiếng uy tín và thoa kem chống nắng mỗi ngày để bảo vệ làn da mọi lúc mọi nơi. Bạn nên thoa đều lên tất cả các bộ phận như cổ, tai, mí mắt,…
So sánh SPF và PA trong kem chống nắng

Chắc hẳn chúng ta đã biết nhiều đến SPF, nhưng lại có một số loại kem chống nắng lại ghi bên ngoài chỉ số PA. Liệu rằng 2 thông số này có giống nhau hay không?
PA là gì?
Như đã nói ở trên SPF là chỉ số thể hiện khả năng chống nắng của sản phẩm bảo vệ da và PA cũng tương tự giống vậy. Theo sau PA trên bao bì bên ngoài là dấu cộng, công thức đánh giá này do người Nhật hình thành ra để chứng tỏ tác dụng chống lại tia UV – kẻ sát nhân thầm lặng phá huỷ làn da hàng ngày.
Ý nghĩa của từng chỉ số PA
- PA +: mức độ bảo vệ thấp
- PA ++: mức độ bảo vệ trung bình
- PA +++: bảo vệ cao
- PA ++++: khả năng bảo vệ cực cao
Nhược điểm của chỉ số PA
Sỡ dĩ mọi người ưa chuộng SPF hơn là PA vì PA vẫn còn mắc phải một số khuyết điểm. Đầu tiên là cách thức hoạt động của PA không được sự công nhận của tất cả các quốc gia. Cho rằng PA chỉ đo lường tia UVA khi da chuyển thành màu nâu là hoàn toàn sai.
Trên thực tế, mỗi người có đặc điểm da khác nhau. Có kiểu da khi tiếp xúc với ánh nắng nó sẽ chuyển sáng dần thành màu nâu. Tuy nhiên một số da lại không có biến đổi nào và chỉ đổi màu khi tiếp xúc quá lâu.
Nói như vậy nhưng bạn cũng không đừng đánh giá quá cao hoặc quá thấp hiệu quả mà PA mang lại. Một sản phẩm kem chống nắng tốt sẽ bộc lộ hiệu quả rõ ràng, nuôi da luôn trắng sáng cho dù đi lâu bên ngoài.
SPF là gì? Một số câu hỏi khi sử dụng kem chống nắng SPF 50

Thị trường làm đẹp chứa khá nhiều kem chống nắng, điều này vô tình làm cho mọi người hoang mang và khó chọn lựa trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Trời mưa có nên bôi kem chống nắng không?
Chúng ta nên bôi kem chống nắng mỗi ngày dù trời nắng hay khong. Bởi lẻ mặt trời chiếu ra rất nhiều tia sáng, ánh nắng nhìn thấy chỉ là một trong số chúng. Và tia nguy hiểm như UV, UVB con người không thể nhìn thấy được.Do dó, khong nên chủ quan mà hãy bảo ệ da mọi lúc mọi nơi.
Kem Chống Nắng Có chỉ Số SPF bao nhiêu mới là tốt?
Dựa vào những thử nghiệm trực tiếp trên cơ thể con người, chúng ta nhìn thấy chỉ số SPF càng cao chưa chắc sẽ tốt hơn chỉ số SPF thấp. Chỉ bảo vệ được da khi da chắc chắn phù hợp và hấp thụ được nó.
Theo bác sĩ da liễu, kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 đến 50 được đánh giá là loại tốt và không gây hại cho da. Chọn mức quá thấp, nhỏ hơn 30 thì khả năng bảo vệ da sẽ không cao nhưng phù hợp với người có làn da bị viêm, mụn nhiều. Những sản phẩm trong mức 60 – 100 SPF sẽ tăng thời gian chống nắng lâu hơn, nhưng lại rất dễ sinh ra mụn vì tắc nghẽn lỗ chân lông khi bôi lên da.
Những hạn chế khi sử dụng chống nắng có chỉ số SPF cao?
- Không phù hợp với tất cả mọi làn da của người sử dụng
- Tác dụng của nó thường chú trọng vào việc chống tia UVB hơn là tia UVA
- Chất kem lưu lại khá lâu trên da và dễ gây bít lỗ chân lông, đẩy nhanh quá trình lão hoá trên làn da
Tổng hợp các phương pháp chống nắng cho da tốt nhất hiện nay

Làn da trẻ khỏe, căng mịn, không có nếp nhăn, thâm nám hay chảy xệ là những điều mà ai cũng ao ước. Đừng vi tác dụng quá ít của ánh nắng mặt trời mà quên mất đi tác hại nguy hiểm của nó. Do đó bảo vệ da khỏi sự xâm nhập của bức xạ là vô cùng quan trọng, hãy thực hiện khi còn sớm và bảo vệ da mọi lúc mọi nơi.
Không phơi nắng quá lâu
Để da hấp thụ ít chút ánh nắng sẽ rất tốt, nhưng tránh tuyệt đối để quá lâu, đặc biệt là những lúc mà cường độ ánh nắng đạt mức cao nhất. Hãy tận hưởng ánh nắng trong lành trong khung giờ trước 9 giờ sáng và sau 16 giờ chiều và duy trì trong phạm vi 60 phút. Trong những thời điểm còn lại, không tiếp xúc lâu, che chắn chặt chẽ mắt và da, kết hợp viên uống chống nắng bên trong và bên ngoài.
>> Tham khảo kem chống nắng cho da nhạy cảm Skin Aqua
Chọn kem chống nắng phù hợp
Mọt kem chống nắng tốt cần đảm bảo 2 yếu tố, thứ nhất là thành phần và thức hai là chỉ số chống nắng. Hầu hết những mỹ phẩm làm đẹp đều có chứa nhiều thành phần gây kích ứng, đối với chống nắng bạn nên tránh 2 nguyên liệu là Methyl Paraben và Retinyl Palmitate.
Trong đó, Methyl được biết đến là một chất bảo quản có từ rất lâu trước đây. Sản phẩm làm đẹp nào cũng cần chất bảo quản để kéo dài thời gian sử dụng nhưng các nhà nghiên cứu thấy được chất này gây nên ung thư nếu dùng quá lâu nên không được dùng lên cơ thể con người. Bên cạnh đó, Retinyl cũng là nguyên liệu mà mọi người nên để ý. Nó là thủ phạm gây kích ứng da như mẩn đỏ, ngứa rát, để lại sẹo . Nếu dùng cho phụ nữ mang thai sẽ nguy hại đến thai nhi.
Khi nhắc đến chỉ số chống nắng, mọi người cũng cần để ý nhiều hơn vì tránh nắng được hay không là do nó quyết định. Đối với PA, càng nhiều dấu cộng thì khả năng chống nắng càng mạnh, còn SPF có số càng cao thì càng tốt. Tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào loại da và thời gian ở dưới nắng của bạn.
Bổ sung nhiều trái cây, hoa quả tươi
Ai cũng biết vitamin C là chất tự nhiên rất tốt có khả năng chống lại tia cực tím. Nồng độ vitamin C cao trong máu sẽ vô hiệu hóa được tác động của bức xạ HEV. Mà chất này lại chứa nhiều trong thực phẩm, đặc biệt là trái cây. Do đó để đẹp da, dưỡng da mềm mịn và làm tăng tác dụng chống nắng thì nên ăn nhiều nhóm thực phẩm này.
Chú ý mặc đồ sẫm màu

Quần áo là một trong những vật dụng quan trọng trong việc che chắn và bảo vệ cơ thể. Nó không chỉ giảm sự ma sát giữa da với các yếu tố từ môi trường mà còn ngăn cản được tia UV. Hãy ưu tiên những loại quần áo dễ dàng thấm hút mồ hôi, có màu sẫm tối.
Những thông tin chia sẻ qua bài viết trên đây đã phần nào giúp ta hiểu được SPF là gì. Dựa vào SPF ta có thể biết được chất lượng của loại kem chống nắng đang dùng. Tuy nhiên không phải tỉ số SPF càng cao thì kem chống nắng càng tốt, hãy xem xét tình trạng của làn da và tìm ra loại kem chống nắng thích hợp. Đến ngay Cửa hàng Sức khoẻ và Sắc đẹp Hương.vn để bỏ túi cho mình những loại sản phẩm chống nắng, dưỡng da trắng sáng tốt nhất.
- Địa chỉ: 17 Nguyễn Khoái, Hòa Cường Bắc, Hải Châu, Đà Nẵng 550000
- Google Maps: https://goo.gl/maps/QbifLKqMmqowffYp7
- Hotline: 0789287892
- Website: https://huong.vn
- Email: Contact@huong.vn