Bé 2 tuổi chưa biết nói là một trong những nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ, bởi không khắc phục sớm, sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của bé sau này.

Bé 2 tuổi chưa biết nói phải làm sao?

Đây là câu hỏi được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Nhưng để có câu trả lời, bạn phải nắm rõ nhiều yếu tố, như xem xét việc có đúng bé bị chậm nói hay không, quan sát biểu hiện, từ đó tìm ra nguyên nhân.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về chứng chậm nói của bé 2 tuổi.

Quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ

Theo các nghiên cứu, thì một trẻ bình thường ở độ tuổi từ 18 – 24 tháng có thể nói nhiều hơn 50 từ, tất nhiên là từng trẻ sẽ có sự khác biệt nhưng không nhiều.

Để nắm rõ hơn, bạn có thể tham khảo thông số dưới đây:

  • Từ 6 – 9 tháng: nói được một số từ đơn giản như ê, a…
  • Từ 9 – 12 tháng: phát âm rõ từng chữ, ví dụ như ba, mẹ, bà, ông… hoặc có thể kéo dài từ.
  • Từ 12 – 15 tháng: trẻ đã có thể bắt chước các từ ba mẹ nói, nhưng vẫn chỉ là từ đơn.
  • Từ 15 – 18 tháng: lúc này trẻ đã có thể nói từ ghép, vốn từ cũng phong phú hơn, có thể gọi tên con vật, đồ vật, tên riêng…
  • Từ 18 tháng đến 2 năm: biết khoảng 25 từ, gọi tên người, chào hỏi, từ chối. Trẻ có thể hiểu được ý nghĩa câu nói của người khác.
  • Từ 2 – 3 tuổi: trẻ biết khoảng 50 – 200 từ, có thể đặt câu hỏi, tự nói chuyện khi chơi.
Hữu ích dành cho bạn  Thực đơn cho bé 2 tuổi xóa tan nỗi lo biếng ăn

Hãy dựa theo những tiêu chuẩn trên và so sánh với con của bạn, nếu bé chưa đạt tiêu chuẩn thì rất có thể trẻ đang bị chậm nói, tất nhiên là còn phụ thuộc nhiều biểu hiện khác nữa.

Các biểu hiện bé 2 tuổi bị chậm nói

Như đã nói ở trên, ngoài vốn từ ít, lười nói thì trẻ cũng có các biêu hiện khác nữa mà mẹ cần chú ý. Cụ thể như sau:

  • Trẻ ít nói, vốn từ ít, thường là dưới 20 từ.
  • Trẻ không có phản ứng hoặc phản ứng chậm khi người khác giao tiếp bằng tiếng nói.
  • Trẻ chỉ nhại lại người khác nói chứ không chủ động nói theo ý mình.
  • Không nói được những câu đơn giản, thậm chí là 2 từ ghép lại.
  • Nếu người khác nói những câu dài, trẻ không hiểu được.
Bé 2 tuổi chậm nói thường có vốn từ rất ít
Bé 2 tuổi chậm nói thường có vốn từ rất ít

Nếu trẻ đã 2 tuổi và có những biểu hiện trên thì đúng là trẻ đang bị chậm nói, các mẹ cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và có cách khắc phục phù hợp.

Tại sao bé 2 tuổi vẫn chưa biết nói?

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc bé chậm nói, nhưng phần lớn vẫn tới từ dị tật cơ thể hoặc là cách chăm sóc cả cha mẹ không đúng.

  • Trẻ có vấn đề về vòm miệng, lưỡi hay hàm ếch, từ đó gây khó khăn trong việc phát âm và trò chuyện.
  • Thính giác có vấn đề khiến khả năng nghe bị giảm sút, từ đó trẻ bị giảm khả năng học hỏi và bắt chước cũng là nguyên nhân gây chậm nói.
  • Trẻ gặp biến cố và chịu tổn thương tinh thần.
  • Cha mẹ ít trò chuyện với bé, khiến bé không có điều kiện học nói.
  • Trẻ sống khép kín, không tiếp xúc với người lạ, hay đau ốm cũng là những nguyên nhân khiến trẻ khó phát triển khả năng nói.
Hữu ích dành cho bạn  Tranh tô màu công chúa ori đẹp nhất 2023

Nhìn chung, tất cả các lý do trên, dù là bệnh lý hay vấn đề tâm lý thì đều có thể giải quyết được, chỉ cần thực hiện đúng cách.

Bé 2 tuổi chưa biết nói phải làm sao?

Nếu trẻ 2 tuổi chưa biết nói nhưng vẫn có biểu hiện của việc phát triển ngôn ngữ, chỉ là chậm và kém hơn các trẻ cùng tuổi thì các mẹ có thể tham khảo những biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng cho trẻ.

  • Nắm bắt được tình trạng ngôn ngữ của trẻ: cách đơn giản nhất là đưa trẻ đi khám bác sĩ, vừa được chuẩn đoán chính xác, lại có thêm sự tư vấn. Ngoài ra, còn rất nhiều các tài liệu về lĩnh vực này trên mạng, bạn có thể tìm đọc.
  • Trò chuyện với bé nhiều hơn: hãy dành nhiều thời gian trò chuyện chơi đùa cùng bé. Trong khi trò chuyện hãy dạy bé lặp đi lặp lại các từ đơn giản, nhớ khen ngợi mỗi khi bé nói đúng từ nhé. Nếu trẻ đã có thể nói những từ ngắn, hãy thay trò chuyện bằng cách đặt câu hỏi và để bé trả lời.
  • Đọc sách: hãy chuẩn bị một số truyện tranh, sách tập đọc và đọc cho bé nghe, trong quá trình đó, cần ghép nối các từ với hình ảnh kèm theo để trẻ có thể nhận biết và đọc theo.
  • Nghe nhạc: ngoài đọc sách, bạn cũng có thể mở một bài nhạc cho bé xem, nếu có thêm múa phụ họa thì càng tốt. Tuổi này bé rất thích nghe nhạc thiếu nhi và dễ tiếp thu ngôn ngữ qua lời bài hát.
  • Hoạt động thể chất: việc hoạt động thể chất, nâng cao sức khỏe, phòng tránh bệnh tật cũng là yếu tố không thể thiếu để hỗ trợ bé phát triển khả năng ngôn ngữ.
Hữu ích dành cho bạn  Trọn bộ tranh tô màu con gấu cực cute

Trên đây là những thông tin về chứng chậm nói ở trẻ nhỏ. Nếu bé 2 tuổi nhà bạn chưa biết nói, hãy thử áp dụng những biện pháp trên để cải thiện tình hình cho bé nhé.

Chúc bé phát triển khỏe mạnh.

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của trang sức khỏe và sắc đẹp Hương.Vn – Cửa hàng sức khỏe Hương Việt Nam. Xem thêm về tác giả

About The Author

Shopping Cart
Scroll to Top